Hiện trạng ô nhiễm và biện pháp xử lý của cơ sở khai khoáng

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự lắng đọng và lan truyền một số kim loại nặng trong nước thải từ quá trình khai thác và làm giàu quặng thiếc (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả điều tra, khảo sát hoạt động khai khoảng của mỏ thiếc Quỳ Hợp

3.1.2. Hiện trạng ô nhiễm và biện pháp xử lý của cơ sở khai khoáng

3.1.2.1. Nguồn phát sinh nước thải a) Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt sinh ra chủ yếu từ các khu phụ trợ mỏ. Đặc tính của lượng nước thải này là chứa nhiều chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, coliform…

Trong giai đoạn khai thác, số lƣợng cán bộ, công nhân làm việc tại khu mỏ 116 người (100 công nhân và 16 cán bộ). Lượng nước cấp cho sinh hoạt của lực lƣợng lao động này vào khoảng 13,92m3/ngày (trung bình mỗi công nhân đƣợc cấp 120 lít/ngày). Lượng nước thải sinh hoạt phát sinh chiếm 80% tương ứng với 11,14 m3/ngày . Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt hàng ngày thải vào môi trường được trình bày như bảng sau:

Bảng 10: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

STT Chất ô nhiễm Đơn vị Giá trị trung bình

QCVN 14:2008/BTNMT

B

1 BOD5 mg/l 605,15 50

2 COD mg/l 1025,2 -

3 TSS mg/l 1334,24 100

4 Tổng N mg/l 105,8 50

5 Amoni mg/l 36,33 10

b) Nước thải vệ sinh công nghiệp

Nước thải vệ sinh công nghiệp phát sinh trong giai đoạn khai thác mỏ chủ yếu là từ nguồn nước thải vệ sinh thiết bị, xe tải phục vụ quá trình khai thác trong khu

33

mỏ. Đặc tính của loại nước này là chứa hàm lượng cao các chất rắn lơ lửng. Theo tính toán thì lượng nước dùng cho 1 lần rửa máy móc phương tiện vào khoảng 0,1m3 nước, với số thiết bị ước tính là khoảng 20 phương tiện, mỗi ngày vệ sinh một lần, tổng lượng nước thải vệ sinh công nghiệp phát sinh là khoảng 2,0m3/ngày.

c) Nước thải từ quá trình tuyển quặng

Trong sơ đồ công nghệ nước dùng chủ yếu cho 3 khâu chính: Nghiền, khuấy, tuyển trọng lực (bàn đãi). Với lượng nước tiêu thụ 4m3/ tấn quặng nguyên khai, lượng nước sử dụng trong 1 năm sản xuất là: 20.000 tấn/năm x 4m3/tấn = 80.000 m3/năm.

Quặng thải và nước sẽ tự chảy vào hồ thải, tại đây nước sau lắng đọng tự nhiên sẽ được sử dụng tuần hoàn và một phần thải ra môi trường. Với khả năng tuần hoàn là 75-80% thì lượng nước có thể tuần hoàn là: 60.000 m3/năm. Vậy lượng nước cần bổ cập trong 1 năm là: 80.000 – 60.000 = 20.000m3/năm = 80m3/ngày (xưởng tuyển làm việc 250 ngày/năm).

d) Nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn qua khu vực mỏ khai thác cũng là một nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường các thủy vực nước tiếp nhận. Đặc tính của loại nước thải này là chứa hàm lƣợng rắn lơ lửng, độ đục cao do bụi đất đá sa lắng.

3.1.2.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường khu vực mỏ

Hiện tại, ở khu vựu dân cư xung quanh khu vực khai thác mỏ thường xuyên xuất hiện bùn thải gây ô nhiễm môi trường, hệ thống suối xung quanh khu vực khai thác thì nước bị đổi màu nâu sẫm, đục ngầu.

Quá trình sơ chế thải ra một lượng nước thải rất lớn nên đơn vị này có tiến hành đắp các hồ lắng lọc. Mặc dù nhà máy có 2 hồ lắng lọc để lọc nước thải trước khi xả thải ra môi trường, tuy nhiên công suất hoạt động của 2 hồ lắng này không đảm bảo, hơn nữa, theo người dân phản ánh, dù có hồ lắng lọc nhưng đơn vị này vẫn thường lén xả nước thải trực tiếp ra suối khiến cho môi trường bị ô nhiễm.

34

Hình 3. Bùn thải chảy tràn Hình 4. Bùn thải trong hồ lắng

Bản Cà (Quỳ Hợp) có một chiếc hồ rộng 3,5 ha, nhƣng gần một năm nay, các đơn vị khai thác đá trắng rồi quặng thiếc, tuồn chất thải xuống hồ khiến nó bị ô nhiễm trầm trọng và lấp mất 80% diện tích. Nước hồ giờ đây đỏ ngầu, ngấm ra đồng ruộng khiến cây trồng không thể phát triển đƣợc. Tuy nhiên, một thành phần gây ô nhiễm không thể không nhắc đến là những người dân tiến hành đào quặng trái phép, việc đào quặng trái phép một cách tràn lan đã phá hủy hệ sinh thái, làm mất khu vực sinh sống của một số loài động vật, hơn nữa, không có cơ quan chức năng quản lý nên nước thải xả tràn làn ra môi trường mà không thể kiểm soát.

Hình 5+6. Khai thác quặng trái phép khu vực thượng nguồn

Tình trạng mót quặng và khai thác quặng trái phép đang diễn ra rất phổ biến và công khai trên địa bàn các xã có nhiều quặng thiếc nhƣ Châu Hồng, Châu Quang, Châu Cường, Châu Thành, Châu Tiến...thực trạng trên diễn ra đã hàng chục năm nay nhƣng các cơ quan chức năng vẫn chƣa có biện pháp nào để đẩy lùi vấn nạn này.

Chƣa hết, tại khu vực khe Nậm Tôn, Nậm Huống thuộc các xã Châu Thành và Châu Cường, tình trạng "mót" quặng đã và đang diễn ra từ nhiều năm nay. Việc

35

mót quặng diễn ra ngay giữa dòng khe, người dân đào bới và đãi quặng trực tiếp xuống khe khiến cho nguồn nước quanh năm đục ngầu, dòng chảy bị thay đổi, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.

3.1.2.3. Quy trình công nghệ xử lý nước thải hiện tại của nhà máy [1]

Nước mưa chảy tràn

Xây dựng hệ thống thoát nước xung quanh sân công nghiệp, khu nhà xưởng, văn phòng. Kích thước mương thoát nước 450m x 60cm x 50cm, thường xuyên khơi thông tạo độ đốc thích hợp để tạo ra dòng chảy ra ngoài khai trường.

Nước thải sản xuất

Công nghệ tuyển quặng có nhu cầu sử dụng nước trong việc rửa quặng chiếm khoảng 332,8 m3/ngày, tưới ẩm khu vực nghiền sàng quặng hạn chế bụi. Do đó công ty tiến hành xây hai hố lắng (thể hiện trên bản đồ tổng mặt bằng) hoàn lưu nước sản xuất. Mỗi hố lắng có kích thước như sau:

V = A x B x H = 10m x 10 x 5 = 500 m3. A – Chiều rộng hố: 10 m;

B – Chiều dài hố: 10 m;

H – Chiều sâu hố: 5 m.

Thải ra môi trường Hình 7. Sơ đồ xử lý nước thải tuyển quặng

Nguyên lý: Nước được bơm lên bể cao áp, sau đó chảy xuống tuyển, rửa quặng. Nước thải chủ yếu chứa chất rắn lơ lửng chảy theo mương với độ dốc thích

Nước thải tuyển quặng

Hố lắng cặn 1 Bể bơm cao áp

Hố lắng cặn 2

36

hợp về hố lắng 1 sau đó nước một phần được lắng sẽ chảy về hố lắng 2. Hố lắng 2 này được bơm trở lại để tuyển, rửa quặng. Một lượng ít nước thải ra từ xưởng sửa chữa, bảo dưỡng máy móc và thiết bị (khoảng 0,5- 1m3/ngày). Nguồn nước này được thu gom vào bể thu hồi dầu để lắng cặn và thu hồi váng dầu. Bể xây cạnh xưởng sửa chữa, bảo dƣỡng máy móc. V= 2 m3.

Váng dầu mỡ Nước thải vào Nước thải ra

Song chắn rác

Vách chắn

Hình 8. Sơ đồ mặt cắt ngang bể thu hồi dầu

Nguyên lý: Nước thải chảy vào ngăn thứ nhất, váng dầu nổi lên dùng mùn cưa hoặc trấu để thấm dầu mỡ và thu gom. Nước thải từ ngăn thứ nhất sang ngăn thứ hai lƣợng váng dầu mỡ còn lại cũng đƣợc thu gom bằng mùn cƣa, trấu.

Nước thải tại ngăn thứ ba hầu như không còn cặn và váng dầu mỡ được thải ra môi trường ngoài. Cặn lắng đọng tại bể được nạo vét thường xuyên theo định kỳ 1 tháng/lần.

Nước thải sau khi xử lý qua bể thu hồi dầu đảm bảo đạt QCVN40:

2011/BTNMT(mức B) sẽ thải ra môi trường ngoài lưu vực.

Xưởng được thiết kế có mái tôn, sàn được láng xi măng, tuyệt đối không để nước mưa chảy tràn qua khu vực.

Nước thải sinh hoạt

Xây dựng các bể xử lý nước thải sinh hoạt trong suốt quá trình vận hành mỏ..

Tổng số nhà vệ sinh là 05 nhà. Nước thải sinh hoạt từ khu vực nhà ở của công nhân và nhà điều hành được xử lý bằng hệ thống bể tự hoại cải tiến BASTA trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung của khu mỏ.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự lắng đọng và lan truyền một số kim loại nặng trong nước thải từ quá trình khai thác và làm giàu quặng thiếc (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)