Hàm lượng các kim loại nặng có trong đất trầm tích

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự lắng đọng và lan truyền một số kim loại nặng trong nước thải từ quá trình khai thác và làm giàu quặng thiếc (Trang 52 - 57)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.2. Kết quả quan trắc và phân tích kim loại nặng

3.2.2. Hàm lượng các kim loại nặng có trong đất trầm tích

Bảng 12 : Hàm lượng kim loại nặng trong trầm tích

Thông số

Đơn vị (theo khối lƣợng khô)

Hàm lƣợng KLN trong trầm tích QCVN 43:2012/BTNMT

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 Trầm tích

nước ngọt

Trầm tích nước mặn, nước lợ

As mg/kg 105,1 96,5 82,3 73,5 55,3 48,6 42,2 17 41,6

Hg mg/kg 5,85 5,67 6,13 6,38 6,33 5,60 5,19 0,5 0,7

Cu mg/kg 72,3 68,6 58,7 45,9 27,8 20,6 12,7 197 108

Pb mg/kg 119,8 106,5 122,6 139,8 56,5 32,7 21,0 91,3 112

Zn mg/kg 3246,5 2134,6 1134,6 224,5 86,8 53,5 37,4 315 217

Fe mg/kg 29677 26712 22547 20608 10239 8734 5302 - -

Sn mg/kg 28,3 27,4 22,7 18,9 16,3 11,3 10,2 - -

Mn mg/kg 8,24 7,16 5,93 4,12 3,88 3,67 3,08 - -

46

Hình 18 : Sự biến thiên hàm lượng As trong trầm tích

Hình 19 : Sự biến thiên hàm lượng Hg trong trầm tích

Hình 20 : Sự biến thiên hàm lượng Cu trong trầm tích

47

Hình 21 : Sự biến thiên hàm lượng Pb trong trầm tích

Hình 22 : Sự biến thiên hàm lượng Zn trong trầm tích

Hình 23 : Sự biến thiên hàm lượng Fe trong trầm tích

48

Hình 24 : Sự biến thiên hàm lượng Sn trong trầm tích

Hình 25 : Sự biến thiên hàm lượng Mn trong trầm tích

- Nhìn vào bảng thống kê dễ dàng nhận thấy rằng tất cả các KLN (trừ Cu) trong trầm tích tại điểm xả thải đều cao hơn tiêu chuẩn cho phép rất nhiều. Cụ thể, As cao hơn 6,2 lần, Hg cao hơn 11,7 lần, Pb cao hơn 1,3 lần, Zn cao hơn 10,1 lần.

- Do nồng độ KLN trong nước tại điểm T1 rất cao nên việc hàm lượng KLN trong trầm tích cao cũng là một điều dễ hiểu dưới khả năng lắng đọng của KLN.

Khi hàm lƣợng KLN trong trầm tích cao dễ dẫn đến khả năng thẩm thấu KLN xuống nước ngầm, từ đó sẽ gây ô nhiễm nước ngầm. Sau đó với cơ chế tích lũy sinh học thì KLN có thể tích lũy trong cây trồng xung quanh từ đó ảnh hưởng đến cơ thể sống.

- Theo khoảng cách và dưới hệ số lắng đọng của KLN thì thông thường hàm lƣợng KLN trong trầm tích sẽ tăng dần theo thời gian và khoảng cách, tuy nhiên tại điểm T2 nhìn chung thì hàm lƣợng các KLN trong đất đều giảm xuống.

49

- Nguyên nhân là do việc lấy mẫu tiến hành tại trầm tích bề mặt trong khi có một số KLN đã có thể di chuyển xuống các tầng đất sâu hơn, ngoài ra do mực nước lúc lấy khá nông nên các KLN sẽ hấp thụ nhiều vào 2 bên bờ suối tại những thời điểm mực nước dâng cao.

- Tương tự như tại điểm T2 thì tại điểm T3 hàm lượng của KLN cũng giảm xuống, nhƣng đặc biệt có 2 KLN là Pb và Hg thì hàm lƣợng tăng lên. Cụ thể Hg tăng lên 6,13 mg/kg từ 5,67 mg/kg, Pb tăng lên 122,6 mg/kg từ 106,5 mg/kg. Hàm lƣợng KLN vẫn vƣợt qua tiêu chuẩn cho phép.

- Nguyên nhân của sự tăng hàm lƣợng Pb và Hg tại điểm T3 có thể do địa hình đáy của suối không đồng đều, dẫn tới hàm lƣợng KLN này cao hơn tại các điểm trũng. Ngoài ra, khối lƣợng nguyên tử lớn hơn dẫn đến khả năng lắng đọng của các 2 KLN này lơn hơn các KLN khác.

- Tại điểm T4 ngoài Cu thì hàm lƣợng Zn đã nằm trong tiêu chuẩn. Nồng độ Hg và Pb vẫn tăng lên so với điểm T3. Các KLN khác có giảm nhƣng vẫn cao hơn tiêu chuẩn rất nhiều. Cụ thể As cao hơn 4,3 lần, Hg cao hơn 12,7 lần… Đặc biệt hàm lƣợng sắt rất cao đạt đến mức 20,6 g/kg. Tuy hàm lƣợng Fe và Sn không đƣợc quy định trong QCVN 43:2012 nhƣng vẫn có thể nhận thấy trầm tích ở đây chứa lƣợng KLN quá cao.

- So với điểm T4 thì tại điểm T5 tất cả các KLN đều có dấu hiệu giảm dần hàm lƣợng đến tiêu chuẩn cho phép, Tại đây thì hàm lƣợng Cu, Pb, Zn đã nằm trong tiêu chuẩn cho phép. As cao hơn 3,2 lần, Hg cao hơn 12,6 lần.

- Hàm lƣợng các KLN tại điểm T5 có dấu hiệu giảm mạnh nhƣ Pb, Zn và Fe.

Nguyên nhân là do tại 2 bên bờ suối tại địa điểm này có một lƣợng lớn các loại cây có khả năng hấp thụ kim loại nặng như cây thơm ổi hay dương xỉ.

- Tại điểm T6 cách điểm xả thải 3000m so với QCVN 43 :2012 thì hàm lƣợng As và Hg vẫn cao hơn tiêu chuẩn cho phép. As cao hơn 2,7 lần, Hg cao hơn 11,2 lần. Còn các KLN khác đã nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Hàm lƣợng Fe vẫn ở mức cao là 8,7 g/kg.

50

- Đối với người dân khu vực xung quanh nếu sử dụng nước ngầm phục vụ cho mục đích sinh hoạt thì cần có các biện pháp để giảm hàm lƣợng KLN đặc biệt là As, Hg và Fe trước khi sử dụng.

- Tại điểm T7, đây là điểm cuối cùng trên tuyến thải của cơ sở khai khoáng,khoảng cách điểm xả thải là 5000m nhƣng hàm lƣợng As và Hg trong trầm tích vẫn vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép. As cao hơn 2,5 lần, Hg cao hơn 10,4 lần.

- Khả năng lắng đọng của KLN trên tuyến thải khá cao, đặc biệt là As và Hg.

Có thể có nguy cơ gây ô nhiễm nước ngầm trong khu vực tuyến thải.

- Cơ sở khai khoáng cũng như địa phương cần có những hoạt động quan trắc chất lượng nước ngầm khu vực xung quanh mỏ khai khoáng và tuyến thải để đánh giá chất lượng nước ngầm. Ngoài ra, cơ sở khai khoáng cần khẩn trương áp dụng các biện pháp để giảm thiểu và xử lý ô nhiễm KLN.

3.2.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sự lan truyền và lắng đọng KLN

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự lắng đọng và lan truyền một số kim loại nặng trong nước thải từ quá trình khai thác và làm giàu quặng thiếc (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)