Hiện trạng chất thải rắn

Một phần của tài liệu quản lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp ở thành phố vinh và các khu vực phụ cận (Trang 69 - 71)

4. Cấu trúc luận văn

3.1.3. Hiện trạng chất thải rắn

Hoạt động sản xuất tại các KCN ở thành phố Vinh đã phát sinh một lượng không nhỏ CTR và CTNH. Thành phần khối lượng chất thải rắn phát sinh phụ thuộc vào loại hình sản xuất, công suất của các CSSX trong KCN. Tỷ lệ CTNH trong CTR công nghiệp thường chiếm khoảng 20% [9].

Bảng 3.9 và 3.10 trình bày tổng lượng chất thải rắn các nhà máy trong KCN Bắc Vinh và Nam Cấm. Các số liệu về tổng lượng CTR năm 2010 trình bày trong các bảng này được thống kê theo con số ước tính của các nhà máy báo cáo cho BQL khu kinh tế Đông Nam.

Bảng 3.9: Tổng lượng chất thải rắn của các nhà máy trong KCN Bắc Vinh

TT Tên công ty Công suất Chất thải rắn (tấn/năm)

1 Công ty TNHH thức ăn gia súc Golden

Star 24.000 tấn/năm 3.000

2 Công ty Cổ phần Trung Đô

(Nhà máy gạch Granit Trung Đô) 1,5 triệu m2/năm 10.000 3 Công ty TNHH Hùng Hưng

(Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu) 5.000 m3/năm 5.000

4

Công ty TNHH Khánh Vinh

(Nhà máy sản xuất cột điện bê tông ly tâm và cấu kiện bê tông đúc sẵn)

20.000 cột /năm 10.000

5 Công ty Cổ phần Matrix Vinh

(Nhà máy sản xuất đồ chơi các loại) 150 triệu sp/năm 3.040 6 Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Thăng Long (Trạm chiết gas) 200 tấn/năm 500

7

Công ty Cổ phần sản xuất – dịch vụ - thương mại Vũ Huy

(Nhà máy kem Đỗ Quyên)

200 tấn/năm 1.000

8 Công ty TNHH MTV Tân Khánh An (Nhà máy thuốc lá và bao bì) 50 triệu sp/năm 24.000

9

Công ty TNHH Trường Giang A

(Nhà máy sản xuất dây cáp điện và thiết bị điện dân dụng) Dây cáp điện: 1.800 triệu sp/năm Thiết bị điện: 9.000 sp/năm 22.908 10

Công ty Cổ phần Sao mai Việt Nam (Nhà máy sản xuất dây cáp điện và ống nhựa)

260 kg dây/giờ

200 kg ống/giờ 2.000

11

Công ty cổ phần Bao bì SABECO Sông Lam (Nhà máy sản xuất bao bì carton, lon nhôm 2 mảnh)

450 triệu lon/năm

12 Công ty Cổ phần may Minh Anh – Kim

Liên 3 triệu sp/năm 7.626

13 Công ty Cổ phần phát triển đầu tư và xây

dựng (Dây chuyền trạm khí hóa lỏng) 4.300 m3/h -

Nguồn: Ban quản lý KKT Đông Nam

Bảng 3.10: Tổng lượng chất thải rắn của các nhà máy trong KCN Nam Cấm

TT Tên dự án Công suất Chất thải rắn (Tấn/năm)

1 Nhà máy chế biến bột đá vôi trắng siêu mịn (CT TNHH Liên Hiệp Nghệ An) 30.000 tấn/năm 2.500

2 Bưu điện KCN Nam Cấm 200

3

Nhà máy chế biến hải sản

CT TNHH Thương mại & xuất nhập khẩu thuỷ sản Hải An

2.200 tấn/năm

1.000

4 Nhà máy nguyên liệu giấy xuất khẩu

CT TNHH nguyên liệu giấy Nghệ An 50.000 tấn/năm

30.746

5 Nhà máy cơ khí Thái Sơn

Công ty Cổ phần Minh Thái Sơn 4,5 tấn/giờ

6.000

6 Nhà máy đúc cán thép

Công ty TNHH Thanh Thành Đạt 15 tấn/ngày - 7 Nhà máy chế biến đá vôi trắng

Công ty Cổ phần khoáng sản Đông Minh 30.000 tấn/năm

-

8 Nhà máy chế biến và đóng gói thức ăn

gia súc (Công ty thương mại VIC) 60.000 tấn/năm 2.500 9 Nhà máy chế biến bột đá trắng siêu min

Công ty Cổ phần khoáng sản Á Châu 19.000 tấn/năm

3.000

10 Nhà máy chế biến bột đá siêu mịn

Hãng OMYA 80.000 tấn/năm 3.000

11 Nhà máy chế biến đá trắng

CT CP tư vấn và xây dựng Miền Trung 100.000 tấn/năm

3.000

12 Nhà máy chế biến bột bả tường

Công ty TNHH Châu Tiến 70.000 tấn/năm 2.400 13 Nhà máy chế biến đá

Công ty TNHH Hương Liệu 75.000 tấn/năm 1.850 14 Nhà máy sản xuất & chế biến gỗ nhân tạo

Công ty cổ phẩn Công dụng hoá 16.000 m

3/năm 1.600

15 Nhà máy chế biến bột cá Công ty TNHH Trang Hải

Bột cá 620 tấn/năm Hải sản đông lạnh 374 tấn/năm

-

16 Nhà máy sản xuất ván ép nhân tạo

CT Cổ phần ván nhân tạo Việt Trung 25.000 m3/năm

36.240

17 Nhà máy rượu Borsmi

18 NM chế biến gỗ Tùng Hương xuất khẩu

CT Cổ phần Tùng Hương Việt Nam 45.000 tấn sp/năm

7.000

20 Nhà máy bia Hà Nội – Nghệ An

Công ty cổ phần bia Hà Nội – Nghệ An 150 triệu lít bia/năm 2.404

21

Nhà máy sản xuất đồ gỗ cao cấp xuất khẩu Đông A

Công ty cổ phần nội thất Đông A

4.900 m3/năm -

22 Nhà máy sản xuất bột cá

Công ty cổ phần Minh Thái Sơn 900 tấn/năm -

Nguồn: Ban quản lý KKT Đông Nam

Theo báo cáo hiện trạng môi trường các KCN năm 2011 của BQL khu kinh tế Đông Nam (Số 87/BC-KKT ngày 13/12/2011) thì hầu như toàn bộ chất thải rắn của các nhà máy đều không được xử lý tại chỗ. Các nhà máy và doanh nghiệp ký hợp đồng với Công ty Môi trường đô thị Thành phố Vinh và Công ty Môi trường đô thị Thị xã Cửa Lò để vận chuyển và xử lý ngoài khu công nghiệp [1].

Việc xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại chủ yếu tự các cơ sở sản xuất ký hợp đồng với đơn vị có chức năng xử lý, do đó phụ thuộc vào ý thức cũng như điều kiện kinh tế của doanh nghiệp. Mặt khác chất thải rắn ít gây tác động ra môi trường xung quanh hơn nước thải và khí thải, mà chủ yếu tác động vào môi trường nội vi của các nhà máy. Do đó việc thu gom, xử lý không thực hiện triệt để và thương xuyên cũng như không có khu chứa rác, khu tập kết rác trước khi đem đi xử lý thì môi trường trong khu vực sản xuất của các nhà máy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động. Bên cạnh đó các doanh nghiệp thường trốn tránh và đổ thải chất thải nguy hại lẫn vào chất thải sinh hoạt để tiện cho việc thu gom, chính những hành động này cũng làm ảnh hưởng và tác động xấu đến môi trường.

Một phần của tài liệu quản lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp ở thành phố vinh và các khu vực phụ cận (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)