Hiện trạng chất lượng môi trường nước

Một phần của tài liệu quản lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp ở thành phố vinh và các khu vực phụ cận (Trang 53 - 69)

4. Cấu trúc luận văn

3.1.2. Hiện trạng chất lượng môi trường nước

Chất lượng môi trường nước tại các khu, cụm công nghiệp được xem xét theo 3 thành tố:

- Hiện trạng nước thải sản xuất và sinh hoạt tại một số nhà máy trong các khu, cụm công nghiệp trong năm 2011 (bảng 3.3, 3.4)

- Chất lượng nước mặt tại các khu vực tiếp nhận nước thải của các khu, cụm công nghiệp (bảng 3.5)

- Chất lượng nước ngầm tại các khu, cụm công nghiệp (bảng 3.6)

Diễn biến chất lượng nước mặt và nước ngầm được xem xét thông qua việc phân tích biến trình của các thông số chất lượng nước trong giai đoạn 2008-2010.

3.1.2.1. Hiện trạng nước thải sản xuất và sinh hoạt tại các khu, cụm công nghiệp

Theo báo cáo hiện trạng môi trường các KCN của Ban quản lý KKT Đông Nam nước thải công nghiệp và sinh hoạt của các cơ sở sản xuất được xử lý cục bộ sau đó mới hòa chung vào mương thoát thải của KCN. Nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt xả thải theo hệ thống riêng biệt

Bảng 3.3: Lưu lượng nước thải tại các KCN năm 2011

TT Loại nước thải

Khối lượng

(m3/ngày.đêm)

Nam Cấm Bắc Vinh

1 Nước thải sản xuất, nghiệp vụ 8.500 171

2 Nước thải sinh hoạt 1.500 256

3 Loại khác 500 73

Tổng 10.500 500

Nguồn: Ban quản lý KKTĐN 1. Nước thải sản xuất:

Bảng 3.4 đã đưa ra số liệu quan trắc về chất lượng nước thải sản xuất trong năm 2011 tại một số nhà máy trong các KCN Nam Cấm, Bắc Vinh và Đông Vĩnh, xem xét vị trí các điểm lấy mẫu phân tích của Trung tâm Quan trắc và kỹ thuật môi trường Nghệ An và một số dự án khác cho thấy: Các điểm lấy mẫu không được mô tả rõ ràng là nước thải được lấy trực tiếp từ nguồn hay đã qua xử lý nội bộ trước khi xả ra các điểm tiếp nhận nước thải trong các KCN (khu xử lý tập trung hoặc các hồ chứa nước thải…). Mặt khác, theo báo cáo hiện trạng môi trường các khu, cụm

công nghiệp hàng năm của Sở tài nguyên và môi trường Nghệ An thì cho đến nay, hầu như toàn bộ các khu, cụm công nghiệp ở TP. Vinh đều chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung và thậm chí phần lớn các nhà máy trong các khu, cụm công nghiệp cũng chưa có hệ thống xử lý nước thải nội bộ trước khi thải ra các mương máng, hồ chứa nước thải nằm trong khuôn viên nhà máy hoặc trong các khu, cụm công nghiệp. Những điều này sẽ gây khó khăn, dẫn đến sự thiếu chính xác khi phân tích về hiện trạng chất lượng nước thải sản xuất của các nhà máy trước khi thải ra môi trường.

Phân tích số liệu về chất lượng nước thải sản xuất (Nước thải sản xuất - TSX) tại 15 điểm quan trắc trong KCN Nam Cấm, Bắc Vinh và CCN Đông Vĩnh cho thấy: ô nhiễm hữu cơ là dạng ô nhiễm thể hiện rõ nhất trong nước thải của các nhà máy sản xuất đồ uống, chế biến thuỷ sản, sản xuất bao bì.

Tại KCN Nam Cấm, có 4/7 công ty có dấu hiệu ô nhiễm nước thải: Công ty Cổ phần rượu Borsmi, Công ty thuỷ sản Hải An, Công ty Cổ phần bia Hà Nội, Công ty TNHH Thiên Phú. Nước thải nhà máy bia – Công ty Cổ phần bia Hà Nội có hàm lượng các chất hữu cơ rất cao (TSX 7), hàm lượng SS đạt 491 mg/l, vượt TCCP gần 5 lần; BOD5 đạt 605 mg/l cao hơn TCCP 12 lần, COD đạt 1120 mg/l cao hơn TCCP gần 6 lần. Nhưng sau khi qua hệ thống xử lý và các hồ sinh học chất lượng nước thải đã được cải thiện nước khi thải ra môi trường. Nước thải sau khi qua hồ sinh học số 1 (TSX 8), tất cả các chỉ tiêu đều đạt TCCP; nước thải được tiếp tục xử lý qua hồ sinh học số 3 (TSX 9), chỉ tiêu SS lại vượt TCCP khoảng 1,1 lần trước khi thải ra môi trường. Còn lại các nhà máy khác như: Công ty Cổ phần rượu Borsmi, chất rắn lơ lửng (SS) 194 mg/l vượt TCCP khoảng 2 lần. Công ty thuỷ sản Hải An chủ yếu ô nhiễm chất thải rắn lơ lửng (SS) 173 mg/l vượt TCCP 1,7 lần và BOD5 53 mg/l vượt TCCP 1,06 lần. Nước thải của nhà máy giấy Krapt – Công ty TNHH Thiên Phú sau khi qua hệ thống xử lý (TSX 15) độ màu vượt TCCP (QCVN 12:2008/BTNMT) gấp 3,6 lần.

Nước thải sản xuất tại KCN Bắc Vinh, có 3/4 điểm quan trắc có dấu hiệu ô nhiễm. Nước thải tại hồ sinh học của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Hùng Hưng

(nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu) hàm lượng các chất thải hữu cơ như BOD5, COD, Ntổng số, độ màu đều vượt TCCP khá lớn, trong đó BOD5 vượt 1,8 lần, COD vượt 1,4 lần, độ màu vượt 2,1 lần. Riêng Ntổng tại các điểm lấy mẫu ở các nhà máy trong KCN Bắc Vinh đều rất cao, vượt TCCP 2,5 lần. Do đó mẫu nước thải tại đường mương thoát chung của KCN (TSX 10) cũng bị ô nhiễm Ntổng đạt 63,3 mg/l vượt TCCP 2,1 lần.

CCN Đông Vĩnh, tại xí nghiệp gỗ nội thất xuất khẩu các chỉ tiêu nước thải (TSX 14) của xí nghiệp đều đạt TCCP nhưng độ màu của nước thải khá cao (194 Co- Pt) gấp 2 lần TCCP.

Từ những phân tích trên có thể thấy nước thải sản xuất của các nhà máy trong các khu, cụm công nghiệp chưa được xử lý hoặc xử lý sơ bộ trước khi đổ vào hệ thống dẫn thải hoặc hồ ao chứa nước thải trong phạm vi các khu, cụm công nghiệp. Nước thải tại các KCN chủ yếu đã bị ô nhiễm khá cao, đặc biệt là các chất hữu cơ. Nếu nước thải hữu cơ này không được tập trung vào các khu xử lý chung của các khu, cụm công nghiệp mà đổ trực tiếp vào hệ thống mương dẫn nước, các nguồn nước mặt của thành phố thì sẽ gây ô nhiêm trầm trọng cho nguồn nước mặt. Khảo sát thực tế về chất lượng nước mặt tại các kênh mương, sông hồ của thành phố Vinh trong nhiều năm qua cho thấy tình trạng ô nhiễm hữu cơ mà nguồn thải chủ yếu là từ các nhà máy sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp và từ các nhà máy nằm rải rác trong thành phố, nguồn nước thải sinh hoạt và các bệnh viện là rất nghiêm trọng. Tất cả khu, cụm công nghiệp tại thành phố Vinh nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung đến nay đều chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các doanh nghiệp chưa xử lý đúng quy trình kỹ thuật, chưa kể đến các sự cố của hệ thống xử lý (Các sự cố của hệ thống xử lý sẽ có biểu hiện trong phần chất lượng môi trường nước khu vực tiếp nhận nước thải ở phần 3.1.2.3).

Bảng 3.4: Nước thải sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp năm 2011

TT Thông

số

Đơn vị

Nam Cấm Bắc Vinh Đông Vĩnh QCVN

24:2009 cột B Nam Cấn 12:2008 QCVN B1 TSX 1 TSX 2 TSX 3 TSX 4 TSX 5 TSX 6 TSX 7 TSX 8 TSX 9 TSX 10 TSX 11 TSX 12 TSX 13 TSX 14 TSX 15 1 pH - 6,92 6,82 8,67 6,24 6,77 7,8 4,91 7,53 8,26 7,15 7,93 7,93 7,4 6,9 5,5-9 7,8 5,5-9 2 SS mg/l 68 194 85 173 21 34 491 90 110 25 38 63 37 100 49 100 3 BOD5 mg/l 23 7 43 53 10 20 605 22 44 45 89 33 38 19 50 25 50 4 COD mg/l 39 12 50 65 18 29 1120 27 74 61 140 56 51 28 100 37 200 5 NH4+ mg/l 5,88 1,26 2,94 8,52 1,02 1,25 0,25 2,75 10 6 N tổng mg/l 24,9 3,2 18,8 63,3 73,2 23,1 77,3 30 7 P tổng mg/l 0,13 1,1 0,29 0,53 3,4 2,5 6 8 Fe tổng mg/l 0,12 3,08 0,51 1,17 0,82 1,8 5 9 S2- mg/l 0,21 0,04 0,31 0,5 10 Độ màu Co-Pt 157 91 194 70 360 100 11 Cl dư mg/l 170 2 12 Coliform MPN/ 100ml 1.120 1.240 1.120 1.560 1.050 650 820 680 540 1.800 840 560 2.100 1.750 5.000

Nguồn: Trung tâm Quan trắc & Kỹ thuật môi trường Nghệ An Ký hiệu: Nước thải sản xuất – Tsx

Vị trí các điểm lấy mẫu:

KCN Nam Cấm

Tsx 1 Nhà máy chế biến gỗ nhân tạo

Tsx 2 Công ty CP rượu Borsmi

Tsx 3 Công ty CP ván nhân tạo Tân Việt Trung

Tsx 4 Công ty thủy sản Hải An

Tsx 5 Công ty CP chế biến gỗ Tùng Hương

Tsx 6

NT chung trước khi thải ra mương thoát KCN - Công ty CP ván nhân tạo Tân Việt Trung

Công ty CP bia Hà Nội

Tsx 7 NTSX trước khi vào hệ thống xử lý tập trung

Tsx 8 NTSX sau hệ thống xử lý - hố ga đường mương thoát ra hồ sinh học số 1

Tsx 9 NTSX sau xử lý lấy tại hồ sinh học số 3 - trước khi thải ra môi trường

Tsx 15 Nước thải sau xử lý của nhà máy giấy Krapt - Công ty TNHH Thiên Phú

KCN Bắc Vinh

Tsx 10 Đường mương thoát nước của KCN

Tsx 11

Nước thải lấy tại ao chứa trong khuôn viên - Công ty TNHH XNK Hùng Hưng (Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu)

Tsx 12

Mương xả cuối trước khi xả ra môi trường - Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Golden Star

Tsx 13 Nước thải đã xử lý tại hệ sinh thái - Công ty CP bao bì Sabeco Sông Lam

CCN Đông Vĩnh

Tsx 14 Nước thải chung - Xí nghiệp gỗ nội thất xuất khẩu 2. Nước thải sinh hoạt:

Phân tích số liệu nồng độ các thông số môi trường nước thải sinh hoạt được trình bày trong bảng 3.5 cho thấy:

Dấu hiệu ô nhiễm rõ rệt nhất trong nước thải sinh hoạt (Nước thải sinh hoạt - TSH) ở các khu, cụm công nghiệp vẫn là ô nhiễm các chất hữu cơ, đặt biệt là BOD5 và NH4+.

Tại KCN Nam Cấm hàm lượng BOD5 khá cao, đều gần với TCCP. Riêng tại nhà máy chế biến bột đá trắng siêu mịn – Công ty cổ phần sản xuất bột đá trắng siêu mịn VNT (TSH 3) hàm lượng BOD5 đạt 52 mg/l đã vượt TCCP (QCVN 14: 2009 cột B).

Ở CCN Nghi Phú, hàm lượng BOD5 và NH4+ rất cao, trong đó BOD5 tại Công ty Thương mại Quyết Thành và Công ty thiết bị điện Việt Hoàng có hàm lượng gấp 6 – 10 lần TCCP. Hàm lượng NH4+ tại Công ty Việt Hoàng thậm chí gấp 12 lần TCCP.

Bảng 3.5: Chất lượng nước thải sinh hoạt tại các khu, cụm công nghiệp năm 2011 TT Thông số Đơn vị NAM CẤM BẮC VINH NGHI PHÚ 14:2009 QCVN cột B TSH 1 TSH 2 TSH 3 TSH 4 TSH 5 TSH 6 TSH 7 TSH 8 1 pH - 7,42 6,11 8,32 7,50 6,45 6,82 7,1 6,91 5,5-9 2 TSS mg/l 65 50 44 100 3 SS mg/l 65 63 50 224 68 1000 4 BOD5 mg/l 35 40 52 24 15 319 415 50 5 NO3- mg/l 1,25 9,00 0,15 50 6 NH4+ mg/l 0,40 0,54 5,40 3,60 0,39 0,43 120 10 7 PO43- mg/l 0,84 6,5 3,06 12,2 10 8 S2- mg/l 0,15 0,14 4 4 9 Coliform MPN/ 100ml 1.200 4.500 1.320 85 1.560 1.600 2.750 4.320 5.000

Nguồn: Trung tâm Quan trắc & Kỹ thuật môi trường Nghệ An

Vị trí lấy mẫu:

KCN Nam Cấm

TSH 1: NTSH- hố ga trước khi thoát ra mương KCN- nhà máy chế biến bột đá siêu mịn –

Công ty TNHH liên hiệp Nghệ an

TSH 2: NTSH nhà ăn lấy tại hố ga cuối - Nhà máy thực phẩm gia súc con heo vàng

TSH 3: NTSH nhà máy chế biến bột đá trắng siêu mịn – Công ty cổ phần sx bột đá trắng siêu mịn VNT

TSH 4: NTSH mương thoát sau xử lý – Công ty TNHH MTV khoáng sản OMYA Việt nam

TSH 5: NTSH sau xử lý - Nhà máy chế biến nguyên liệu giấy – Công ty liên doanh trồng và chế biến cây nguyên liệu xuất khẩu Nghệ An

KCN Bắc vinh

TSH 6: Điểm thoát nước nhà ăn - Công ty TNHH XNK Hùng Hưng

CCN Nghi Phú

TSH 7: NTSH – Công ty Thương mại Quyết Thành

TSH 8: NTSH – Công ty TNHH thiết bị điện Việt Hoàng

Như vậy, nước thải sinh hoạt trong các khu, cụm công nghiệp cũng góp phần đáng kể làm gia tăng ô nhiễm hữu cơ trong nước thải của các khu, cụm công nghiệp và là một trong những nguồn thải quan trọng gây ô nhiễm hữu cơ môi trường nước mặt tại các khu vực tiếp nhận nước thải các khu, cụm công nghiệp.

3.1.2.2. Chất lượng nước ngầm trong các khu, cụm công nghiệp

Nước ngầm (Nước ngầm - N) là nguồn nước chủ yếu để cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt trong các khu, cụm công nghiệp ở TP. Vinh. Hiện trạng chất lượng nước ngầm tại một số nhà máy trong KCN Nam Cấm vào năm 2011 được trình bày trong bảng 3.6. Đây là số liệu quan trắc theo yêu cầu của doanh nghiệp và không phải là số liệu quan trắc định kỳ trong năm của Trung tâm Quan trắc & Kỹ thuật môi trường Nghệ An.

Bảng 3.6: Chất lượng nước ngầm một số nhà máy trong KCN Nam Cấm năm 2011 TT Chỉ tiêu Đơn vị N1 N2 N3 QCVN 09:2008 1 pH Thang pH 7,13 7,2 7,1 5,5-8,5 2 CaCO3 mg/l 171 395 297 500 3 TSS mg/l 203 1500 4 NH4+ mg/l 0,13 0,17 0,1 5 Cl- mg/l 19 2,1 325,43 250 6 NO3- mg/l 0,4 1,1 57,6 15 7 Mn mg/l 0,1 0,4 0,5 8 Fe mg/l 0,15 2,2 0,32 5 9 TDS mg/l 205 280 1500 10 COD 2 4 11 Coliform MPN/100ml 4 2 8 3

Nguồn: Trung tâm Quan trắc & Kỹ thuật môi trường Nghệ An

Vị trí lấy mẫu:

N1: Nước ngầm tại giếng khoan khuôn viên công ty CP bia Nghệ An

N2: Nước ngầm tại Công ty ván nhân tạo Tân Việt Trung

N3: Công ty khoáng sản OMYA

Số liệu bảng 3.6 cho thấy nước ngầm tại các giếng khoan của các nhà máy đã có dấu hiệu ô nhiễm chất hữu cơ và clorua. Hàm lượng các chất hữu cơ NH4+ cao hơn TCCP không đáng kể nhưng hàm lượng NO3- tại giếng khoan của công ty khoáng sản OMYA đã vượt TCCP gấp 4 lần. Đối với hàm lượng clorua tại nhà máy này cũng vượt TCCP khoảng 1,5 lần, ngoài ra hàm lượng coliform cũng rất cao vượt TCCP tới 2,5 lần.

Diễn biến chất lượng nước ngầm trong giai đoạn 2008 – 2010 thông qua giá trị trung bình của 4 đợt quan trắc mỗi năm được trình bày trong bảng 3.7.

Phân tích số liệu từ bảng 3.7 cho thấy, nhìn chung chất lượng nước ngầm trong các khu, cụm công nghiệp trong giai đoạn 2008 – 2010 chưa bị ô nhiễm và có thể sử dụng để cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Tuy nhiên, xem xét từng thông số chất lượng nước ngầm, có thể nhận thấy hàm lượng một số thông số đã có dấu hiệu ô nhiễm trong giai đoạn này.

Coliform là biểu hiện rõ nhất về ô nhiễm nước ngầm trong suốt giai đoạn 2008 – 2010 tại tất cả các khu, cụm công nghiệp. Hàm lượng coliform trong các CCN cao hơn so với trong các KCN. Tại các CCN hàm lượng coliform vượt TCCP từ 4 – 25 lần, trong khi ở các KCN, giá trị này chỉ khoảng 1,5 – 20 lần tuỳ từng năm. Mặt khác, trong biến trình của coliform có thể thấy xu thế giảm hàm lượng khá rõ từ năm 2008 – 2010, tại tất cả các khu, cụm công nghiệp hàm lượng cao nhất vào năm 2008, nhưng đến năm 2010 hàm lượng giảm đi từ 1,8 đến xấp xỉ 12 lần. Mức độ giảm ở các CCN thấp hơn so với tại các KCN. Tại KCN Bắc Vinh, hàm lượng coliform trong năm 2010 giảm tới 8 lần, tại KCN Nam Cấm giảm 15 lần so với năm 2008. Tại CCN Đông Vĩnh, hàm lượng coliform trong năm 2010 giảm 2,5 lần, tại CCN Nghi Phú giảm 1,5 lần so với năm 2008.

Thông số thứ 2 có dấu hiệu ô nhiễm là hàm lượng Mn trong nước ngầm tại các khu, cụm công nghiệp, vào năm 2008 hàm lượng Mn tại CCN Nghi Phú và Đông Vĩnh có giá trị cao hơn TCCP, tại CCN Nghi Phú gấp 1,5 lần và CCN Đông Vĩnh gấp 2,5 lần. Tuy nhiên cũng như hàm lượng coliform, xu thế giảm hàm lượng Mn trong giai đoạn 2008 – 2010 thể hiện khá rõ tại các CCN này xuống thấp hơn TCCP

Một phần của tài liệu quản lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp ở thành phố vinh và các khu vực phụ cận (Trang 53 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)