4. Cấu trúc luận văn
2.2.5. Quan điểm phát triển bền vững
Tại hội nghị Môi trường thế giới ở Stockhom năm 1987, khái niệm về phát triển bền vững đã được đưa ra: “ Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng phát triển để thoả mãn nhu cầu của thế hệ tương lai”.
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này chỉ đề cập đến sự phát triển bền vững về môi trường. Để đạt được mục tiêu này, vấn đề quan trọng là phân tích được hệ thống môi trường nước và không khí. Trên cơ sở đó xác định những giải pháp, biện pháp phù hợp để giảm bớt những tác động xấu đến môi trường, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững khu, cụm công nghiệp thành phố Vinh nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung. 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu
Trên cơ sở mục đích và nhiệm vụ của đề tài chúng tôi tiến hành thu thập số liệu, tài liệu về khu vực nghiên cứu, đặc biệt là các thông số đo đạc về môi trường không khí, nước, chất thải rắn các khu, cụm công nghiệp ở thành phố Vinh và các vùng phụ cận giai đoạn 2008 - 2011. Các số liệu quan trắc về môi trường được thu thập từ báo cáo kết quả quan trắc và phân tích môi trường của Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Nghệ An. Ngoài ra, các số liệu về môi trường còn được thu thập từ các đề tài, và từ các nguồn khác. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã chọn lọc, xử lý các số liệu thu thập được để có chuỗi số liệu tương đối thống nhất theo đúng yêu cầu của đề tài.
2. Phương pháp phân tích tổng hợp
Đây là một phương pháp quan trọng trong quá trình nghiên cứu. Dựa vào các số liệu thu thập được, xây dựng các bảng, biểu, đồ thị, phân tích kết quả, so sánh với chỉ tiêu nồng độ cho phép của các chất gây ô nhiễm; từ đó chúng tôi đưa ra những nhận định phù hợp, đánh giá được mức độ ONMT không khí, nước và chất thải rắn. Sau khi đánh giá được mức độ ô nhiễm theo từng thành phần, chúng tôi tiến hành đánh giá tổng hợp CLMT không khí và nước. Để thấy được sự biến động của CLMT theo thời gian, chúng
tôi so sánh các chuỗi số liệu về một số chỉ tiêu CLMT không khí, nước, chất thải rắn giai đoạn 2008 - 2011. Phân tích nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp phù hợp.
3. Phương pháp điều tra, khảo sát ngoài thực địa
Đây là phương pháp bắt buộc trong nghiên cứu tài nguyên và môi trường. Điều tra khảo sát thực địa nhằm bổ sung tài liệu và kiểm tra kết quả nghiên cứu, đối chiếu tài liệu thu thập được với thực tế để rút ra những nhận xét đánh giá về CLMT.
Trong thời gian làm luận văn, tôi đã thực hiện 1 số chuyến khảo sát về môi trường, chủ yếu là môi trường tại một vài khu, cụm công nghiệp như: Bắc Vinh, Nam Cấm, Nghi Phú, Hưng Lộc…. một vài điểm của các mương thoát nước trong thành phố Vinh. Những điểm mà tôi khảo sát là những khu vực tiếp nhận nước thải từ các khu, cụm CN và các điểm thải, các hệ thống cống rãnh dẫn nước thải trong các khu, cụm CN. Qua đó nắm được các chất lượng môi trường nước của khu vực nghiên cứu bằng cảm quan và hiện trạng hoạt động sản xuất tại các khu, cụm công nghiệp.
Bên cạnh việc khảo sát, thu thập số liệu, chúng tôi đã tổng hợp số liệu theo các phiếu điều tra về kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện pháp luật lao động và tình hình xử lý môi trường tại một số nhà máy và cơ sở sản xuất trong 02 khu công nghiệp Nam Cấm, Bắc Vinh.
2.4. NGUỒN SỐ LIỆU
Nguồn số liệu từ Trung tâm Quan trắc và kỹ thuật môi trường Nghệ An
- Số liệu phân tích các thông số môi trường không khí (bụi lơ lửng, NO2, SO2, CO và tiếng ồn) tại 41 nhà máy và CSSX trong các khu, cụm công nghiệp trong năm 2011.
- Số liệu phân tích các thông số môi trường nước: Nước thải sản xuất (pH, SS, BOD5, COD, NO3-, NO2-, NH4+, N tổng, P tổng, PO43-, Fe tổng, S2-, độ màu, clo dư, Coliform) tại 15 nhà máy; Nước thải sinh hoạt (pH, TSS, BOD5, NO3-, NH4+, PO43-, S2-, Coliform) tại 8 nhà máy và nước ngầm tại 3 nhà máy trong các khu, cụm công nghiệp trong năm 2011.
- Số liệu phân tích các thông số môi trường không khí xung quanh các khu, cụm CN (10 điểm), nước mặt tại các điểm tiếp nhận nước thải (16 điểm),
nước ngầm (12 điểm) tại các khu, cụm công nghiệp trong 4 thời điểm quan trắc (tháng 3, 6, 9, 11) các năm từ 2008 – 2010.
Nguồn số liệu của Ban quản lý khu kinh tế Đông Nam
Số liệu chất thải các loại của các nhà máy trong KCN Bắc Vinh và Nam Cấm trong năm 2010 được thu thập từ các phiếu điều tra về kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện pháp luật lao động, đầu tư xây dựng và môi trường 6 tháng đầu năm 2010.
Các số liệu từ các báo cáo của BQL khu kinh tế Đông Nam tỉnh Nghệ An
Các số liệu về công tác bảo vệ môi trường các khu, cụm công nghiệp của Sở Tài nguyên và Môi trường, Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An, UBND thành phố Vinh.
Chương 3
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI TẠI CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP
Ở THÀNH PHỐ VINH, TỈNH NGHỆ AN
3.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP
3.1.1. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí
3.1.1.1. Hiện trạng chất lượng các khí thải, bụi và tiếng ồn tại các nhà máy
Các khí thải phát sinh từ các nhà máy, xí nghiệp chủ yếu do hai nguồn: quá trình đốt nhiên liệu tạo năng lượng cho hoạt động sản xuất (nguồn điểm) và sự rò rỉ chất ô nhiễm từ quá trình sản xuất (nguồn diện). Hiện nay, các cơ sở sản xuất chủ yếu mới chỉ khống chế khí thải từ nguồn điểm. Ô nhiễm không khí do nguồn diện và tác động gián tiếp từ khí thải, hầu như vẫn không được kiểm soát, lan truyền ra ngoài khu vực sản xuất, có thể gây tác động đến sức khỏe công nhân lao động và người dân sống gần khu vực bị ảnh hưởng.
Theo số liệu quan trắc và khảo sát thực tế, phần lớn các CSSX trong các khu, cụm công nghiệp chưa lắp đặt hệ thống xử lý ô nhiễm khí thải và hệ thống thông gió tại các nhà xưởng sản xuất. Điều này làm cho các khí thải gây ô nhiễm từ sản xuất có thể tác động đến môi trường không khí ngay tại các nhà xưởng sản xuất hoặc có thể phát tán ra các khu vực xung quanh khu, cụm công nghiệp. Tuy nhiên, các nhà máy trong các khu, cụm công nghiệp đặc biệt là trong các KCN mới được xây dựng với công nghệ sản xuất tương đối hiện đại nên các khí thải trong quá trình sản xuất nhìn chung có hàm lượng nằm trong tiêu chuẩn cho phép.
Số liệu về hàm lượng các khí thải, bụi và tiếng ồn quan trắc trong năm 2011 tại một số nhà máy trong các khu, cụm công nghiệp được tổng hợp từ kết quả quan trắc của Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Nghệ An và được trình bày trong bảng 3.1.
Bảng 3.1: Chất lượng môi trường không khí tại một số nhà máy trong khu, cụm công nghiệp năm 2011
Khu công nghiệp Nam Cấm
TT Thông số Đơn vị K1 K2 K3 K4 K5 K6 K7 K8 K9 K10 K11 K12 K13 K14 QCVN 05:2009 1 Bụi lơ lửng mg/m3 0,32 0,23 0,20 0,21 0,14 0,12 0,11 0,12 0,14 0,19 0,26 0,13 0,33 0,21 0,3 2 NO2 mg/m3 0,16 0,11 0,12 0,08 0,10 0,06 0,04 0,05 0,11 0,10 0,08 0,07 0,13 0,14 0,2 3 SO2 mg/m3 0,13 0,09 0,10 - 0,06 0,07 0,07 0,06 0,04 0,14 0,05 0,05 0,04 0,03 0,35 4 CO mg/m3 6,21 4,15 6,57 2,10 3,20 2,11 2,13 3,87 2,15 5,90 2,11 3,20 4,58 6,23 30 5 Tiếng ồn 90 dBA 68,4 84,5 80,0 80,2 69,1 73,0 64,0 65,0 69,7 75,4 73,0 65,0 85,0 70,0 TCVN 3984: 1999 TT Thông số Đơn vị K15 K16 K17 K18 K19 K20 K21 K22 K23 K24 K25 K26 K27 QCVN 05:2009 1 Bụi lơ lửng mg/m3 0,12 0,13 0,07 0,06 0,06 0,11 0,13 0,09 0,13 0,13 0,31 0,36 0,32 0,3 2 NO2 mg/m3 0,10 0,06 0,08 0,04 0,05 0,08 0,08 0,05 0,16 - 0,05 - 0,08 0,2 3 SO2 mg/m3 - 0,06 0,07 0,05 - 0,08 - - 0,10 0,23 - 0,06 0,06 0,35 4 CO mg/m3 3,29 3,14 2,17 2,25 3,12 4,35 3,11 3,82 4,13 8,13 2,55 3,13 3,10 30 5 Tiếng ồn 90 dBA 70,5 87,0 78,0 80,0 69,0 65,0 83,7 55,7 72,0 71,0 81,5 72,6 79,1 TCVN 3984: 1999
Vị trí các điểm lấy mẫu:
K1 Trước cổng công ty TNHH nguyên liệu giấy Nghệ An
K2 Cạnh quốc lộ 1A gần nhà máy bia Habeco
K3 Trước cổng công ty khoáng sản Á châu (AMC)
Nhà máy chế biến bột đá siêu mịn Cty TNHH Liên hiệp Nghệ An K4 Sân bãi chứa nguyên liệu, nhà xưởng sản xuất
K5 Khu vực VP công ty
Nhà máy thực phẩm gia súc con heo vàng Nghệ An K6 Sân đường nội bộ - trung tâm nhà máy
K7 giữa xưởng chế biến - kho chứa hàng
NM sản xuất ván nhân tạo MDF - Công ty ván nhân tạo Tân Việt Trung K8 Ngoài hàng rào nhà máy - cách ống khói 150 m về phía tây
K9
Ngoài hàng rào nhà máy - cạnh đường Nam Cấm - Cửa Lò - Cách ống khói 400 m về phía Tây Nam
K10 Trung tâm nhà máy - Cạnh bãi chứa nguyên liệu và nhà sấy gỗ
NM chế biến bột đá trắng siêu mịn - Cty CP sx bột đá trắng siêu mịn VNT K11 Trước nhà xưởng sản xuất
K12 Khu vực VP công ty
NM chế biến bột đá siêu mịn
K13
Khu vực sản xuất trong nhà máy, cạnh bãi tập kết nguyên liệu cách xưởng nghiền đá 20m
K14 Cổng ra vào Nhà máy, cạnh VP làm việc
K15 Khu đất trống ngoại vi NM cách nhà máy 20m về phía tây
Công ty CP bia Hà nội - Nghệ An K16 Khu vực nhà máy xay xát
K17 Gần sân đường nội bộ trong nhà máy, gần khu vực chiết bia
K18 Khu vực nhà nấu bia
K19 Văn phòng công ty
K20 Cổng ra vào công ty
NM chế biến nguyên liệu giấy - Cty Liên doanh trồng và chế biến cây nguyên liệu giấy XK Nghệ An
K21 Khu vực sản xuất
K22 Cổng ra vào nhà máy, cạnh văn phòng làm việc
K23 Khu dân cư xóm 11 - Xã Nghi Hợp
NM sản xuất giấy Krapt - công ty TNHH Thiên Phú
K24 Khu vực bãi chứa nguyên liệu, cách ông khói 20m, gần lò sấy và nhà xưởng Nhà máy chế biến gỗ nhân tạo - Công ty công dụng hóa
K25 Sân bóng chuyền, trước văn phòng công ty cách khu vực sản xuất 50m
K26 Sân bãi phơi nguyên liệu, trước nhà xưởng sản xuất và kho chứa nguyên liệu
K27 Cổng ra vào công ty cạnh đường nội bộ
Khu công nghiệp Bắc Vinh
TT Thông số Đơn vị K28 K29 K30 K31 K32 K33 K34 K35 QCVN 05:2009 1 Bụi lơ lửng mg/m3 0,15 0,16 0,14 0,09 0,10 0,20 0,33 0,11 0,3 2 NO2 mg/m3 0,10 0,10 0,14 0,15 0,05 0,05 0,10 0,07 0,2 3 SO2 mg/m3 0,07 0,08 0,11 - 0,08 0,06 0,08 - 0,35 4 CO mg/m3 2,34 2,42 5,23 3,50 1,12 2,02 3,13 1,20 30 5 Tiếng ồn 90 dBA 61,0 66,0 70,3 63,2 79,0 70,0 85,0 65,0 TCVN 3984: 1999
Nguồn: Trung tâm Quan trắc & Kỹ thuật môi trường Nghệ An
Vị trí các điểm lấy mẫu:
Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi - Cty TNHH Golden star K28 Kho chứa nguyên liệu thức ăn và thành phẩm
K29 Cổng ra vào nhà máy
Nhà máy sản xuất bao bì lon nhôm và thùng giấy carton - công ty CP bao bì SABECO Sông Lam
K30 Sân đường nội bộ - trước xưởng sản xuất
K31 Văn phòng công ty
Nhà máy sản xuất dây, cáp điện, thiết bị điện dân dụng Trường Giang A K32 Khu vực sản xuất (giữa các xưởng sản xuất, cuối hướng gió)
K33 Trước cổng nhà máy Công ty TNHH XNK Hùng Hưng
K34 Trước nhà xưởng sản xuât - Cạnh Cyclon hút bụi
K35 Đường nội bộ, cạnh hàng rào nhà máy
Cụm công nghiệp Nghi Phú và Đông Vĩnh
TT Thông số Đơn vị K36 K37 K38 K39 K40 K41 QCVN
05:2009
2 NO2 mg/m3 0,07 - 0,08 0,11 0,07 0,06 0,2
3 SO2 mg/m3 0,05 - 0,07 0,06 0,09 0,09 0,35
4 CO mg/m3 2,35 - 2,55 2,20 4,03 2,10 30
5 Tiếng ồn 90 dBA 81,4 84,2 76 78 86 75 TCVN
3984: 1999
Nguồn: Trung tâm Quan trắc & Kỹ thuật môi trường Nghệ An
Vị trí các điểm lấy mẫu:
Cụm công nghiệp Nghi Phú
NM chế biến bột đá trắng siêu mịn - Cty CP sản xuất thương mại quyết thành K36 Mẫu không khí tại cổng ra vào
K37 Sân bãi nội bộ
Công ty TNHH thiết bị điện Việt Hoàng K38 Cổng ra vào
K39 Trước xưởng sản xuất
Cụm công nghiệp Đông Vĩnh
Xí nghiệp gỗ nội thất xuất khẩu thuộc Cty CP Mỹ nghệ Nghệ An K40 Trung tâm xí nghiệp - giữa các xưởng chế biến
K41 Văn phòng xí nghiệp
Từ các số liệu quan trắc của bảng 3.1 cho thấy, hàm lượng các khí thải từ sản xuất NO2, SO2, CO tại 27 điểm quan trắc tại KCN Nam Cấm, tại 08 điểm quan trắc tại KCN Bắc Vinh, 04 điểm quan trắc tại CCN Nghi Phú và 02 điểm quan trắc tại CCN Đông Vĩnh đều nằm dưới TCCP.
Tuy nhiên, tại các nhà máy sản xuất nguyên liệu giấy có lượng khí thải NO2 khá cao, gần với TCCP (0,2 mg/m3
- QCVN 05:2009), cụ thể: tại 03 điểm (K1, K23, K31) hàm lượng NO2 đạt khoảng 0,15 – 0,16 mg/m3 (Công ty nguyên liệu giấy Nghệ An, Nhà máy chế biến nguyên liệu giấy – Công ty liên doanh trồng và chế biến cây nguyên liệu giấy xuất khẩu Nghệ An, Nhà máy sản xuất bao bì lon nhôm và thùng giấy carton – Công ty CP bao bì SABECO Sông Lam).
Đối với SO2 tại nhà máy sản xuất giấy Krapt – Công ty TNHH Thiên Phú (K24) hàm lượng quan trắc được cũng tương đối cao đạt giá trị 0,23 mg/m3
(0,35 mg/m3 – QCVN 05:2009).
Riêng bụi lơ lửng đã có những dấu hiệu ô nhiễm tại 07 điểm, trong đó tại KCN Nam Cấm có nhiều điểm ô nhiễm nhất, đó là: điểm K1 – Công ty TNHH nguyên
liệu giấy Nghệ an, K13 – Khu vực sản xuất trong nhà máy chế biến bột đá siêu mịn cạnh bãi tập kết nguyên liệu và xưởng nghiền đá, K25, K26 và K27 trong nhà máy chế biến gỗ nhân tạo – Công ty công dụng hoá. Ở KCN Bắc Vinh có 01 điểm (K34) tại xưởng sản xuất, cạnh cyclon hút bụi – Công ty TNHH XNK Hùng Hưng. Ở CCN Đông Vĩnh có 01 điểm (K40) tại trung tâm xí nghiệp gỗ nội thất xuất khẩu – Công ty CP Mỹ nghệ Nghệ An
Tuy nhiên, tại các cơ sở sản xuất này bụi lơ lửng có hàm lượng vượt quá TCCP không đáng kể, dao động trong khoảng 0,02-0,06 mg/m3 và tập trung chủ yếu tại các nhà máy sản xuất giấy, nhà máy chế biến bột đá, hoặc tại các nhà máy chế biến gỗ.
Đối với tiếng ồn tại tất cả các nhà máy được quan trắc đều nằm dưới TCCP (90 dBA - TCVN 3984:1999). Tại một số vị trí đặc thù trong nhà máy, tiếng ồn có cao hơn các nơi khác như: tại vị trí K13 cạnh xưởng nghiền đá - Nhà máy chế biến bột đá siêu mịn, vị trí K16 khu vực nhà máy xay xát – Công ty cổ phần bia Hà Nội – Nghệ An, vị trí K34 trước nhà xưởng sản xuất cạnh Cyclon hút bụi – Công ty TNHH XNK Hùng Hưng và vị trí K40 giữa các xưởng chế biến – Xí nghiệp gỗ nội thất xuất khẩu – Công ty cổ phần Mỹ nghệ Nghệ An độ ồn có giá trị 85-87 dBA xấp