4. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Quan điểm hệ thống
Mọi sự vật, hiện tượng đều có mối liên hệ biện chứng với nhau tạo thành một thể thống nhất, hoàn chỉnh gọi là một hệ thống. Mỗi hệ thống lại có khả năng phân chia thành hệ thống ở cấp thấp hơn, chúng luôn vận động và tác động tương hỗ lẫn nhau.
Trong đề tài nghiên cứu “Quản lý chất thải tại các khu, cụm công nghiệp ở thành phố Vinh và các khu vực phụ cận”, thực chất là vận dụng quan điểm hệ thống
vào việc nghiên cứu mối quan hệ tác động qua lại giữa hai hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội. Các hoạt động phát triển kinh tế đã tác động tới các thành phần tự nhiên, làm biến đổi chúng. Và đến một ngưỡng nhất định nào đó, các thành phần môi trường sẽ tác động trở lại đến hoạt động sống của con người.
Quá trình đô thị hoá – hiện đại hoá của thành phố Vinh đã tạo ra các khu, cụm công nghiệp trong và xung quanh thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển công nghiệp của thành phố Vinh nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung. Các khu, cụm công nghiệp này đã phát huy các nguồn lực, thế mạnh sẵn có, thu hút vốn đầu tư đưa nền kinh tế thành phố Vinh lên bước phát triển mới. Song hành với sự phát triển này là môi trường ngày càng bị ô nhiễm, nhất là môi trường không khí và nước. Môi trường bị ô nhiễm đã làm ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người. Môi trường và hoạt động của con người luôn có sự tác động qua lại lẫn nhau. Hiểu được mối quan hệ này là cơ sở khoa học cho định hướng phát triển kinh tế phải gắn liền với các biện pháp BVMT.