Lực háng

Một phần của tài liệu Thái Cực Quyền Cổ Lưu Hình pdf (Trang 40 - 80)

IV. MẤY PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP THEN CHỐT

4. Lực háng

Các động tác của tứ chi trong thái cực quyền đều lấy eo làm trung tâm. Thực tiễn cho thấy trung tâm của eo là cột sống ở phần eo, huyêt mệnh môn

nằm trên cột sống phần eo là nơi dồn tụ trọng tâmtoàn thân, có tác dụng điều

tiết thăng bằng toàn thân , đồng thời cũng là nguồn phát lực, cột sống phần eo điều khiển eo quay trái quay phải. khi luyện tập phải luôn chú ý tới tác dụng

của huyệt mệnh môn thì chắc chắn sẽ thu được hiệu quả. Eo muốn quay phải

quay trái, cần phải được thả lỏng linh hoạt, nội lực từ cột sống phần eo đ ược đưa ra đầu bàn tay, 2 đầu bàn chân, vì vậy yêu cầu khi luyện tập luôn luôn

phải lưu tâm tới phần eo ..Lực eo phải sử dụng thỏa đáng thì vừa tạo điều kiện

cho việc giữ thăng bằng toàn thân , vừa có lợi cho việc tập trung v à điều hành nội lực.

Cần chú ý: phần eo phải thẳng và thả lỏng, không lắc lư, khi xoay thi nhẹ nhàng, độ xoay không quá lớn. Nếu eo lắc và trục eo bị cong thì tay và chân mất định hướng, vận động không linh hoạt, nếu góc độ vận động của trục eo

quá lớn thì động tác của thân và tứ chi sẽ thái quá.

Háng là phần giữa hai đáy hông, đáy hông phải thả lỏng .Sự vận động

của của eo thông nhất với sự vận động của khớp chậu- đùi, nếu khớp chậu -

đùi vận động không linh hoạt sẽ ảnh h ưởng tới sự vận động của eo. Khi bước chân ra. Đáy hông của bên chân thực hơi thu vào và thả chìm xuống,

thân ở bên này cũng hạ xuống , bụng d ưới của bên này cũng cảm thấy đầy,

khớp gối được tăng thêm khả năng chịu lực, bên chân thực vững chắc có lực,

vừa tăng thêm lượng vận động , vừa khiến b àn chân hư bước ra nhẹ nhàng linh hoạt.

Khi vào thế háng phải mở, khi dừng thế háng phải khép. Nếu háng

không mở thìđộng tác không linh hoạt. Khi vào thế , một chân bước ra, hai đầu gối vươn về hai hướng ngược nhau , gọi là mở háng, có tác dụng duỗi gân

cốt, háng không mở thì khớp xương thả lỏng mà lực không tập trung, khi

dừng thế, hơi hợp lại gọi là hợp háng, hai đáy háng vẫn phải thả lỏng gọi là

“Ngoại hợp nội khai” ( bên ngoài thì khép bên trong thì mở).

Khi dừng thế, lực đỉnh vận đủ, lực eo đè xuống , lực háng chìm xuống

hợp lại, đáy hông mở, xương sống thả lỏng từng đốt, x ương chậu có lực cơ

hoành lên xuống theo nhịp thở “Khí trầm đan điền” tự nhiên được thực hiện,

lực của phần mông phải đưa xuống tới gót chân, lực của cánh tay tụ về phía trước, huyệt mệnh môn đưa về phía sau, còn hai chân thì chân trước cong , chân sau đạp xuống, lực chân nh ư được cắm xuống đất , trên -dưới, trước- sau, trái -phải, đối xứng nhau, lực toàn thân tụ lại tư thế vững chãi và hỗ trợ

cho việc “trầm khí”.

Khi động thế, lực háng từ háng từ trạng thái thả lỏng đ ượcdồn về phía

trước hoặc phía sau, sang phải hoặc sang trái theo đ ường hình cung, bẹt , như

vậy sẽ tự nhiên dùng lực qua sống lưng ra cánh tay. Phương pháp rèn luy ện

phải thật tỷ mỉ, không đ ược thể hiện ra vẻ ngoài động tác. Đây là phương

pháp rèn luyện nâng caochất lượng được tiến hành sau khi đã thành thục toàn bài, những người mới tập nhất thiết không đ ược vội vàng thực hiện.

Cánh tay duỗi về phía trước, khi dùng ý thức dồn nội lực về phía tr ước,

cần phải khép háng vặn eo, khi tới điểm đãđịnh đúngvị trí, cần phải thả hông,

eo chìm xuống, háng khép. Hai chân vững chãi, bụng thả lỏng mà căng đầy,

ngực nở, đầu thì “hư linh đỉnh kình”, lực cánh tay phải đưa tới đầu ngón tay. Vậy là hoàn thành yêu cầu phần dưới cơ thể vững chãi phần trên linh hoạt.

Nếu háng không thả lỏng thì nội lực khi vận động sẽ chậm chạp, eo không

thả chìm xuống, háng không khép lại, thì cánh tay không được thả lỏng một

cách vững chắc, mà phiêu diêu không lực .

Sự thay đổi “Khai, Hợp, Thực ” của háng có quan hệ tới khả năng linh hoạt

của toàn thân và với tốc độ thay đổi của trọng tâm v à điểm nhận lực. Việc thả

chìm háng có quan hệ tới sự phát triển của sức mạnh và sức chịu đựng . Bước

chân dù có vững chãi như cây cổ thụ , hai chân dù có như cắm chặt xuống mặt đất thì cũng phải dựa vào sự thay đổi và vững chãi của háng thì mới không bị

cứng nhắc. Bước chân dù có vững chắc thế nào, song nếu cứng nhắc, không linh hoạt thì dễ bị động, “Nhu trung hữu cương tắc công bất phá” đó cũng là quy luật cần được áp dụng thỏa đáng vào bước chân.

Sự thay đổi của lực háng là yếu tố then chốt để điều tiết l ượng vận động tăng cường phát lực. Sự kích lực (kích thích phát lực) trong Thái cực quyềnlà một kiểu phát lực đột ngột), kích lực có đặc điểm như : tốc độ nhanh, theo

đường xoáy ốc, khí đủ, lực mạnh.

5. Động tác hình cung kiểu xoáyốc với sự vận động của khí lực bên trong.

Động tác hình cung trong Thái cực quyềnlà biểu hiện bên ngoài của sự

vận động cuộn tròn của khí lực bên trong. Mọi động tác tiến lên lùi lại , co vào duỗi ra đều được thực hiện nhờ sự vận động cuộn tròn của khí lực bên trong,

đó chính là cốt lõi tinh hoa của thái cực quyền. Đặc điểm chủ yếu của sự vận động khí lực là nguồn lực nằm ở cột sống phần eo, nhờ sự vặn eo chuyển động cột sống , lực sẽ thể hiện như sau: vặn cổ tay làm xoay chuyển cánh tay và thể hiện ra ngón tay, cònở chi dưới là xoay mắt cá chân làm chuyển động

chân và được biểu hiện ra ở ngón chân. sự cuộn tròn liên tiếp theo đường

xoáy ốc tạo thành một loạt sự vận động xoáy ốc không gian phức tạp dài vô tận. tay xoay tròn ra ngoài (lòng bàn tay từ phía trong lật ra ngoài) gọi là xoay thuận (tiến lên kiểu xoáy ốc) tay xoay vào trong gọi là xoay ngược (lùi lại

kiểu xoáy ốc). Xoay thuận, xoay ng ược luôn luôn không đ ược để mất….

Xoay thuận là “động” là “phân” là lực ly tâm. Lực đan điền được đưa tới đầu

hai bàn tay và hai bàn chân, vai điều khiển khuỷu, khuỷu điều khiển tay, hông điều khiển gối, gối điều khiển chân, hít vào, phát lực.

Xoay ngượclà tĩnh là hợp là lực hướng tâm, lực ở đầu hai bàn tay và hai bàn chân trở về vùng đan điền, vai dẫn khuỷu, khuỷu dẫn tay, hông dẫn gối

,gối dẫn chân, hít vào, tích lực.

Trước đây một số chuyên gia về Thái cực quyền hình dung phương pháp

này là“Lực cuộn tơ”, “Lực rút tơ”. Vìđộng tác củaThái cực quyềnlà động tác

hình vòng cung theo đường xoáy ốc, lực cũng vận theo đ ường xoáy ốc, nên chúng ta cũng có thể gọi là “Lực xoáy ốc”. phương pháp luyện tập này khiến cơ bắp và gân cốt, cơ quan nội tạng của toàn thân ra ngoài đều được vận động. Phương pháp này yêu cầu “Khúc trung cầu thực ” (tìm cái thẳng trong cái cong), chỗ nào cũng là cong mà chỗ nào cũng là thẳng, cong và thẳng hòa quyện thống nhất với nhau.

Sự vận động hình tròn củaThái cực quyềncó thể ví như sự vận động của trái đất, sự quay tròn của lực bên trong lúc quay tròn ví như giống như sự tiến thoái của quay quanh kiểu xoáy trôn ốc tựa nh ư quả đất quay không ngừng. Đó là phần âm dương và âm dương đỡ nhau. Nếu vận động tròn khôngđược ở

giữa quán xuyến thì như là mặt trăng quay quanh quả đất , chỉ quay mà không tự quay – sự vận động tròn này vẫn là chạy đường thẳng. Sự xoay tròn “ Khai,

Hợp, Hư, Thực” của mỗi động tác đểu đ ược tạo nên từ một đường tròn. Cái

được gọi là “ Diệu thủ nhất trước nhất thái cực” có nghĩa là một khi có động

tác thì đánh một vòng tròn. Trong cái vòng tròn này phải có hai lực âm và

dương , phải có nhu- có cương, có hư – có thực, nhu cương , hư thực hòa quyện vào nhau, như vậy mới gọi là “diệu thủ” trong Thái cực quyềnnếu chỉ

nghiêng về nhu hoặc về cương thì không thể gọi là diệu thủ được bởi vì họ

chỉ nghiêng về một mặt , không có tác dụng “ âm dương tương phản tương thành”, hỗ trợ nhau cùng tồn tại. Sự vận động vòng trong này có cái đi hết cả

vòng thuận, có cái vòng thẳng, có cái vòng ngang, và chúng đan chéo vào

nhau trong cả bài quyền. những động tác tiến lên lùi lại, nâng lên hạ xuống ,

quay trái quay phải đều phải vẽ lên được những hình cong hoặc vòng tròn . Sự vận động của tay chân , nhất nhất phải đi theo vòng tròn, không đưa đi

thẳng về thẳng, còn vòng tròn thì có cái thẳng cái nghiêng cái thuận , cái đảo

tùy theo từng tư thế.

Nội dung của sự vận động tròn này cóđường thẳng, đường ngang, đường nghiêng, đường cung… nó có mối liên hệ chặt chẽ với nguyên lý của lực học

và toán học. Sự vận động của nội lực là đi theo đường xoáy ốc từ cốt sống

phần eo ra tới đầu ngón tay, ngón chân, có mối liên hệ mật thiết với thuyết

kinh lạc trong đông y.

Khi mới tập nên thực hiện những vòng tròn lớn, từng bước thu nhỏ những

vòng tròn đó lại , đó là phương pháp luyện “Trước tiên cần sự mở mang phát

triển, sau đó mới cần sự kết hợp”. Động tác thực hiên theo vòng tròn là tiền đề

tất yếu để thực hiện sự liên kết thoải mái. Sau khi đã thành thục và dần đạt tới

tới trìnhđộ : đã vận động thì tất cả cả đều vận động, đã tròn thì tất cả đều tròn. Trong ngoài trên- dưới phải trái tự nhiên vận động một cách đồng thời và nhịp

nhàng hài hòa. Chính vì vậy các nhà Thái cực quyềncho rằng khi luyện thái

cực quyền thì “Toàn thân đều là vòng tròn”, “Toàn thân chỗ nào cũng là thái cực”, “Tinh luyện dĩ cực, cực tiểu diệu khuyên” đó là kết quả của kỹ thuật cao

nhất, trong đó từ vòng tròn lớn luyện thành vòng tròn nhỏ, từ vòng tròn nhỏ

luyện thành không vòng tròn, từ có hình luyện thành không có hình. Từ những

vòng tròn cực nhỏ luyện thành những vòng tròn chỉ tồn tại về ý nghĩa chứ

không tồn tại ngoài hình thức, không nhìn thấy ở biểu hiện bên ngoài, trìnhđộ

này chỉ khi nào luyện tập thật công phu mới đạt đ ược.

Dù là vòng tròn to, vòng tròn nhỏ, hay không vòng tròn (vòng tròn chỉ tồn

tại trên ý nghĩa, không thể hiện ra bên ngoài gọi là không vòng tròn) cũng đều

phải lấy nội lực làm chủ đạo. Qua quá trình luyện tập lâu dài nội lực này dần

dần được luyện thành một loại nội lực cực kỳ vững chắc mà lại cực kỳ hư linh như “ thả lỏng mà không phải thả lỏng”, “không phải cương mà cũng không nhu”, là cương mà cũng là nhu”, “như cương mà không ph ải cương”, “như

nhu mà không phải nhu”, “cương nhu hòa quyện”. Luyện tập càng công phu thì chất lượng của nội lực ngày càng cao.

Nội lực phát nguồn từ bụng (đan điền). Nếu tích lực v ùng đan điền là 10 phần thì ý thức đưa 6 phần lên hai vai, rồi dẫn xuống cánh tay , khuỷu tay cổ

tay, bàn tay, và ra tới các đầu ngón tay, trước tiên ngón út rồi lần lượt ngón áp

út, ngón trỏ và ngón cái. Bốn phần còn lại đưa xuống hai chi dưới qua hông

rồi phân xuống hai đùi , xuống đầu gối, chân , ra tới đầu hai b àn chân trước

tiên ra ngón út rồi lần lượt tới ngón cái. Như vậy lực đưa tới dầu hai bàn tay, hai bàn chân theo phương th ức cuộn tròn và theo sự vận động của động tác, đó là sự xoay thuận từ trong ra ngoài, gọi là lực xoáy ốc tiến. Đây chính là quá

trình “hô” (hít vào) “thân” (dãn ra) “tiến” ,“phóng” (thả ra), “khai” (mở ra) ,

phát lực. Khi nội lực và thần khí đã được đưa đủ, tư thế như dừng mà không phải dừng, những cái đã được mở ra trong quá trình trước chuyển sang tụ lại,

nững cái đãđược dẫn đi nay chuyển sang thu về, khí hít v ào nay được chuyển

sang dần dần thở ra, lúc nay nội lực đã được đưa ra đầu hai bàn tay và bàn

chân theo đường cũ cuộn trở về bụng( đan điền). . Đó là sự xoay người từ

ngoài vào trong, gọi là xoáy ốc lùi, đây chính là quá trình “hấp” (thở ra), “khuất” (co lại), “thoái”, “thu lại”, “hợp”, tích lực, sở dĩ khi tập Thái cực

quyềncần phải từ từ không nên quá nhanh và cần phải tuân thủ phương pháp luyện tập “đã vận lực thì không ngách nào là không tới”. Nếu bắt đầu mà đã tập nhanh ngay thì không thể thực hiện được yêu cầu này. Chỉ khi nào tập tới

một trình độ nhất định mới bắt đầu từ chậm chuyển sang nhanh, rồi lại từ

nhanh về chậm , cứ như vậy lặp đi lặp lại nhiều lần cho tới khi nhanh chậm đều thành thục thì lúc đó mọi động tác sẽ cực “hư” và cũng cực “linh”, cực

nhẹ mà cực nặng, nhanh chậm tùy ý. Chất lượng của nội lực là vô cùng không giới hạn, nội lực càng nhiều thìđộng tác càng linh hoạt, tăng cường được hiệu

quả “lúc ẩn lúc hiện” khiến đối ph ương không đối phó nổi do vậy mà mất thăng bằng và bị động.

Sự nặng nhẹ, cương nhu, nhanh chậm, hư thực của nội lực khi vận động

nên là lúc có lúc không, lúc ẩn, lúc hiện, điều này người tập phải hiểu kỹ và vận dụng linh hoạt. phương pháp luyện tập mỗi thế , ta không những để tâm

suy nghĩ nghiên cứu mà còn phải quan sát tìm hiểu, nhờ những người có kinh

nghiệm dạy bảo và làm mẫu thì mới tiến bộ nhanh và tránh được khuyết tật

trong quá trình luyện tập.

6. Năm quy luật đối xứng hài hòa

Sự vận động tròn liên hoàn liên tục trong Thái cực quyền là sự vận động

có tính thống nhất, có quy luật, có tổ chức và chính xác của toàn thân dưới sự

chỉ đạo của ý thức và được tiến hành trong trạng thái cơ bắp được thả lỏng .

Phải tránh sự phân lực làm hỏng thế thăng bằng do hiện t ượng các bộ phận

vận động trái ngược gây ra. Cần phải tạo đ ược các điểm hợp lực trong từng động tác. Thái cực quyền gọi đó là “ Đối xứng hài hòa”, hoặc “ Khí lực đoàn tụ” . Lý thuyết lực học có nói “ Một khi đạt được sự hợp lực thì nó có thể thay

thế được vô số phân lực”. Chỗ nào cũng đạt được sự hợp lực thì vừa tránh được tình trạng “Khí lựctản mạn” lại vừa đạt được yêu cầu đối xứng hài hòa. Sự vận động tròn trong Thái cực quyềncần phải đạt được yêu cầu đối xúng hài hòa. Qui luật nội tại của đối xứng hài hòa trong Thái cực quyềncó thể quy kết thành 5 phương diện:

 Muốn lên trên , trước tiên phải ở dưới

 Muốn sang trái , trước tiên cần qua phải

 Trong khi đẩy lên là có kéo lại

 Trên - dưới , phải- trái cuốn hút lẫn nhau và liên hệ với nhau

 Giằng kéo trái ngược, “Khúc trung cầu trực” ( trong cái cong tìm cái thẳng)

Vì phương pháp luyện tập này rất tỉ mỉ , phức tạp, những ng ười học nếu

không qua phân tích và làm mẫu thì khó có thể nắm bắt được. Dưới đây xin

nêu cụ thể về phương pháp thao tác cụ thể của 5 quy luật này để tham khảo

Muốn lên trên , trước tiên phải ở dưới

Ví dụ : Khi hai tay thu về sau, trọng tâm chuyển dịch về sau, h ơi thở ra

gần hết đó là “Hợp” ,“Hư”, “Tích thế”. Khi chuyển sang động tác đẩy tay về phía trước , cơ ngực bên phải và trái làm cho xương sư ờn được thả lỏng theo

hình cung,đồng thời hít vào, xương hông hơi thu vào và thả lỏng chìm xuống,

vai khuỷu cũng thả chìm theo, cùng với sự tiến lên của đùi và eo , nội lực ở

Một phần của tài liệu Thái Cực Quyền Cổ Lưu Hình pdf (Trang 40 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)