Bộ pháp (phương pháp luyện bước chân)

Một phần của tài liệu Thái Cực Quyền Cổ Lưu Hình pdf (Trang 37 - 38)

IV. MẤY PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP THEN CHỐT

2.Bộ pháp (phương pháp luyện bước chân)

Mấy tư thế cơ bản trong bộ pháp gọi là “Bộ hình”. Sự thay đổi bộ hình gọi là “Bộ pháp”.

Yêu cầu đối với bộ pháp trong Thái cực quyền là : thực hiện việc chuyển

hóa tiến – lùi, phân rõ hư, thực. Chân trái hư thì chân phải thực, chân trái thực

thì chân phải hư. Khi tiến lên lùi lại, phần eo cũng phải dịch chuyển theo. Bước chân phải nhẹ nhàng linh hoạt; đặt chân phải vững, không lắc l ư run rẩy.

Bộ pháp là cơ sở để giữ thăng bằng và nâng đỡ toàn thân, động tác linh

hoạt hay chậm chạp, điều này quyết định bởi bộ pháp có chính xác hay không.

Bộ pháp trong Thái cực quyền, giống như thủ pháp, vận động hình cung và hình tròn, tuyệt đối không được đi thẳng về thẳng, lên thẳng xuống thẳng, động tác của chân phải được tiến hành đồng thời với động tác của tay, chỉ có

tay vận động theo chân, chân chuyển động theo tay thì mới phù hợp với

nguyên tắc “Thượng hạ tương tùy” (trên dưới theo nhau). Khi bước ra, trước

tiên phải thu một bên hông vào, phần bụng của bên này căng đầy đè xuống

một chân, ổn định trọng tâm; sau đó chân kia t ừ từ bước ra theo đường vòng cung, song khớp gối phải hơi hơi ra, bảo đảm tính linh hoạt và thế tích của

khớp gối. Phương hướng, góc độ đặt chân và sự dịch ra, thu vào khi chuyển

dịch hoặc sự quay phải sang trái của gót chân đều ph ải hiểu được cái nào là chính, cái nào là thứ, cái nào là hư, là thực, cái nào thực hiện trước, cái nào thực hiện sau.

Sự chuyển hóa từ hư sang thực trong bộ pháp của Thái cực quyền phải được tiến hành dần dần, không được làm đột ngột. Phương pháp luyện để có thể chuyển hóa dần được tiến hành như sau: luân lưu dùng m ột chân để nâng đỡ trọng lượng toàn thân, hai chân được thay nhau nghỉ ngơi, nhưng vìđộng

tác tiến hành chậm, đều, gần như “tĩnh” , vì vậy trên thực tế, sự chống đỡ của

một chân vô cùng lớn, và lượng vận động cũng rất lớn. Những ng ười tập Thái

cực quyền lâu cơ chân đặc biệt phát triển. Song đối với những ng ười mới tập,

dù sức khỏe tốt đến mấy cũng cảm thấy không dễ dàng một chân nâng đỡ toàn thân, vì vậy đối với những người này, nhất là những người già yếu, khi bắt đầu không nhất thiết phân rõ bước thực, bước hư, chỉ yêu cầu bước ngắn hơn để giảm bớt lượng vận động, sau đó căn cứ vào mức độ thành thục và điều

kiện sức khỏe mà đặt yêu cầu cao hơn, nhằm từng bước nâng cao lượng vận động, tăng cường lực chân và sức đỡ của khớp gối.

Mặc dù phải phân rõ chân hư – chân thực, song vẫn cần phải đảm bảo “H ư

trung hữu thực”, “Thực trung hữu h ư”. Chỉ có hư thực hòa quyện vào nhau thì mới có thẻ biến hóa linh hoạt .

Khi chân tiến lên, trước tiên phải nhấc đùi lên lực tích ở đầu gối kéo gót

chân lên, mũi chân hơi chúc xuống, sau đó duỗi thẳng chân, từ từ b ước lên, mũi bàn chân từ từ nâng lên. Gót chân tiếp đất trước, sau đó bàn chân và mũi

bàn chân tiếp đất. Toàn bàn chân áp phẳng xuống mặt đất.

Khi lùi lại, trước tiên phải nhấc đùi lên, lực tích ở đầu gối, kéo gót

chân lên, mũi bàn chân hơi chúc xuống sau đó từ từ duỗi về phía sau, mũi bàn chân hoặc bàn chân tiếp đất trước, rồi cả bàn chân tiếp đất.

Khi “lưỡng túc khai lập”, chân sau h ơi dịch về phía trước cũng đều phải

tiếp đất trước, sau đó gót chân mới tiếp đất. Đối với những động tác khi chân sau bước lên nhưng không bước quá chân trước đều phải để mũi chân hoặc

bàn chân tiếp đất trước, vì khoảng cách giữa chân trước và chân sau lúc này không lớn nên gót chân trước và gót chân sau có thể nằm trên một đường

thẳng.

Khi tiến lên hoặc lùi lại bằng những bước dài, thì chân trước và sau không nên nằm trên một đường thẳng, mà phải lệch nhau, như vậy khi vận động hoặc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khi dừng thế mới có thế đứng vững.

Những người muốn tăng cường lượng vận động thì chi trên chi dưới cần

phải đều cần đưa lực tới, nguồn lực từ cột sống phần eo v à được đưa tới tứ chi. Phương pháp đưa l ực vào chi dưới như sau : xương hông ph ải được thả

chìm xuống, mạch máu quanh eo đ ược nó đủ, mông và gót chân tạo thành

đường thẳng đứng, chùng gối mở hông. Lực ở mông phải đ ược đưa tới gót

chân, vì trọng tâm phân thân và chi trên đè xuống, khớp gối càng vững chắc

có lực, lực của hai chân dường như được cắm xuống đất; chân tr ước đặt xuống đất, ngón cái có lực, chân sau đặt xuống đất, ngón út có lực, trọng tâm r ơi vào

giữa hai chân. Sự biến đổi h ư thực của hai chân hoàn toàn phụ thuộc vào sự

biến đổi của háng.

Những người đã luyện tập lâu thì trong quá trình vận động vẫn luôn giữ được thăng bằng, vững chắc cho phần d ưới ở mọi góc độ, giống cây cổ thụ

không bị lay gốc. Khi đánh tay thì lực được bắt đầu từ gót chân, phát đi từ cột

sống, đưa ra tới ngón tay, lực phát khá lớn, khá tập trung và khá nhanh.

Một phần của tài liệu Thái Cực Quyền Cổ Lưu Hình pdf (Trang 37 - 38)