ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG VÀ NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯĐẾN NĂM 2020
3.1.1. Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020
3.1.1.1. Quan điểm, định hướng quy hoạch phát triển hệ thống KCHT giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020
Theo Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã đề ra 09 quan điểm phát triển, theo
đó đến năm 2020 đặt ra một số mục tiêu về phát triển hệ thống KCHT giao thông đường bộ đó là: “Hệ thống quốc lộ, đường tỉnh cơ bản vào đúng cấp kỹ
thuật; mở rộng và xây dựng mới các quốc lộ, đường tỉnh có nhu cầu vận tải lớn, trong đó ưu tiên nâng cấp mở rộng quốc lộ 1; xây dựng một sốđoạn cao tốc trên tuyến Bắc - Nam, tuyến nối thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh với các cảng cửa ngõ, các đầu mối giao thông quan trọng; nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh và nâng cấp đoạn qua Tây Nguyên; đầu tưđường ven biển, đường tuần tra biên giới theo quy hoạch được duyệt. Các tuyến đường đối ngoại đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của đường bộ khu vực; phát triển mạnh mẽ giao thông đô thị. Triển khai thực hiện “Quỹ bảo trì đường bộ” để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn cho công tác bảo trì KCHT giao thông đường bộ. Phấn đấu dành quỹ đất cho xây dựng hạ
tầng giao thông đường bộđô thịđạt bình quân 16 - 26% so với quỹđất xây dựng tại các đô thị. Ưu tiên phát triển đường GTNT cho phương tiện giao thông cơ
giới tới tất cả trung tâm xã hoặc cụm xã, đảm bảo thông suốt quanh năm. Tỷ lệ
mặt đường cứng, rải nhựa hoặc bê tông xi măng đường huyện đạt 100%, đường xã tối thiểu 70%, đường thôn xóm tối thiểu 50%; và định hướng đến năm 2030 sẽ “hoàn thiện và cơ bản hiện đại hóa mạng lưới KCHT giao thông đường bộ;
tiếp tục xây dựng các đoạn tuyến cao tốc; đường đô thị; đường vành đai”. Về
nguồn vốn đầu tư xây dựng KCHT giao thông đường bộ đến năm 2020, ước tổng nguồn huy động 1.565.317 tỷ đồng, tổng nguồn vốn bảo trì đường bộ (do Trung ương và địa phương quản lý) bình quân 12.200 tỷđồng/năm.
Trên cơ sở định hướng phát triển hệ thống giao thông đường bộ của cả
nước và quy hoạch phát triển KT - XH tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; UBND tỉnh Bắc Giang đã có Quyết định số 71/QĐ-UBND ngày 14/3/2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã đề ra 05 quan điểm phát triển KCHT giao thông của tỉnh, cụ thể là:
(1) Tập trung đầu tư, tạo bước đột phá về phát triển GTVT; phù hợp với quy hoạch phát triển GTVT vùng, cả nước và hạ tầng các ngành kinh tế khác; chú trọng tính bền vững, bảo đảm ATGT, bảo vệ môi trường nhằm thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển KT-XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
(2) Phát triển hệ thống GTVT một cách đồng bộ, thống nhất bảo đảm
được sự liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, đối nội, đối ngoại, giữa các vùng địa hình khác nhau, giữa đô thị với KCN, với nông thôn tạo thành mạng lưới giao thông thông suốt và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, đáp
ứng được yêu cầu CNH, HĐH, góp phần xây dựng nông thôn mới của tỉnh. (3) Tập trung nguồn lực đểđưa vào cấp kỹ thuật hệ thống giao thông hiện có; đẩy nhanh tốc độ xây dựng các tuyến đường quan trọng theo quy hoạch được duyệt; tăng cường công tác quản lý, bảo trì để sử dụng hiệu quả năng lực KCHT giao thông hiện có.
(4) Phát triển vận tải theo cơ chế thị trường, cạnh tranh lành mạnh, có sự
quản lý của nhà nước; nâng cao chất lượng dịch vụ, có nhiều phương thức vận chuyển với chi phí hợp lý, an toàn, giảm thiểu tác động môi trường và tiết kiệm năng lượng; phát triển bến bãi, kho vận, từng bước hình thành vận tải theo phương thức hiện đại; tạo điều kiện để phát triển các cơ sở công nghiệp GTVT chế tạo, lắp ráp, sản xuất phụ tùng phương tiện vận tải với quy mô lớn, hiện đại.
(5) Phát huy nội lực, thu hút mọi thành phần kinh tế, từ nhiều nguồn khác nhau, nhiều hình thức tham gia đầu tư phát triển KCHT giao thông; dành quỹđất hợp lý để phát triển, đầu tư xây dựng giao thông; đảm bảo hành lang ATGT và bảo vệ môi trường, cảnh quan.
Trên cơ sở các quan điểm, nhu cầu phát triển hệ thống GTVT nói chung, Quy hoạch cũng đã đưa ra mục tiêu tổng quát để phát triển GTVT và KCHT giao thông đường bộ của tỉnh là: “Phát triển GTVT đồng bộ cả về CSHT, vận tải, công nghiệp GTVT tạo thành mạng lưới hoàn chỉnh, có khả năng liên kết thuận lợi các phương thức vận tải, đảm bảo thông suốt từ xã tới tỉnh, với các tỉnh, thành phố phục vụ mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh”. Theo đó trong giai đoạn 2011 - 2020 “Tập trung nâng cấp mặt đường các tuyến quốc lộ,
đường tỉnh, một số tuyến đường huyện, đường đến trung tâm các xã khó khăn,
đầu tư mở mới một số tuyến phục vụ công nghiệp, khu vực dân cư, đô thị” và giai đoạn 2021- 2030 “hoàn chỉnh, từng bước hiện đại hoá KCHT GTVT, nâng cao chất lượng khai thác, đảm bảo vận tải thông suốt toàn bộ mạng lưới đối nội và đối ngoại”.
3.1.1.2. Quy hoạch cụ thể phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020
Dựa trên các quan điểm và mục tiêu tổng quát phát triển hệ thống GTVT, Quy hoạch phát triển KCHT giao thông đường bộ của tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 với các mục tiêu cụ thể:
- Đường cao tốc: Các tuyến đường cao tốc được thực hiện theo Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
1734/QĐ-TTg ngày 01/12/2008 (được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số
356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ).
Hoàn thành xây dựng các đường cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, hệ thống
đường gom tối thiểu đạt tiêu chuẩn cấp IV và các nút giao hợp lý để kết nối giữa hệ thống đường bộ trung ương và địa phương trên địa bàn.
- Đường Quốc lộ: Thực hiện theo Quy hoạch phát triển GTVT đường bộ
Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 24/8/2009 (được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định số 356/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ
tướng Chính phủ).
Tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng QL 31, QL 37, những tuyến, đoạn tuyến quan trọng đạt tiêu chuẩn đường cấp III; triển khai xây dựng tuyến vành
đai thủđô Hà Nội theo tiêu chuẩn đường cao tốc 6 - 8 làn xe.
- Đường tỉnh: Cải tạo, nâng cấp, đưa vào cấp đường tỉnh với mục tiêu ở
vùng đồng bằng đạt tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV trở lên; miền núi đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp V; đoạn qua các thị trấn, thành phốđạt tiêu chuẩn đường đô thị. Giai đoạn 2011-2020, xây dựng một số cầu nối với các tỉnh Thái Nguyên, Hải Dương và Bắc Ninh, xây dựng mới thay thế các cầu yếu chịu tải trọng nhỏ
trên các tuyến. Phấn đấu tỷ lệ nhựa hoá hệ thống đường tỉnh đạt 100% vào năm 2015. Chuyển một sốđường huyện quan trọng lên thành đường tỉnh, kết hợp với
đầu tư cải tạo, nâng cấp hoặc mở một số tuyến, đoạn tuyến mới ở những khu vực cần thiết.
- Giao thông phục vụ phát triển công nghiệp: Tập trung ưu tiên đầu tư
nâng cấp, cải tạo các quốc lộ, đường tỉnh: QL1, ĐT398, 295B, 295, 298, đường nối ĐT398 với QL18 phục vụ các khu, cụm công nghiệp tại các huyện Yên Dũng, Việt Yên, Hiệp Hòa, Tân Yên.
- Giao thông phục vụ phát triển du lịch: Để tạo điều kiện kết nối phục vụ
phát triển du lịch như khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, khu du lịch hồ Cấm Sơn, Suối Mỡ, Khuôn Thần, chùa Vĩnh Nghiêm, khu di tích khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám. Tập trung ưu tiên đầu tư ĐT293, các tuyến nhánh và tuyến kết nối phục vụ, ĐT289, đường kết nối ĐT289 với đường Trù Hựu - Kiên Thành - Hộ Đáp và kết nối với ĐT290, đường Kiên Lao - Dốc Cúc, đường kết nối ĐT295B với chùa Bổ, ĐT 398.
- Giao thông nông thôn
Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư nâng cấp các tuyến đường huyện trọng yếu; nâng cấp một sốđường liên xã lên thành đường huyện. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” tích cực đẩy mạnh phong trào cứng hoá
đường thôn xóm, cải tạo đường nội đồng; thực hiện các tiêu chí về giao thông tại các xã thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng ”Nông thôn mới”, chương trình 30a của Chính phủ.
+ 100% đường huyện, tối thiểu 80% đường xã được nhựa hóa hoặc bê tông xi măng hóa (trong đó đường trục xã được cứng hóa 100%); đường huyện
đạt tối thiểu đạt cấp V, đường xã đạt tối thiểu cấp VI.
+ Hệ thống cầu cống trên các tuyến đường huyện, đường xã được xây dựng kiên cố, phù hợp với cấp đường quy hoạch.
+ 60% đường thôn xóm được cứng hóa, đạt loại B - GTNT trở lên (trong
đó đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt 80%).
+ 80% đường trục chính nội đồng được cứng hóa, phương tiện cơ giới đi lại thuận tiện.
+ Thực hiện công tác bảo trì đường huyện, đường xã theo quy định. - Giao thông đô thị
Phát triển giao thông đô thị được xây dựng phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH, phát triển không gian và bố trí hạ tầng kỹ thuật của đô thị.
Phát triển đồng bộ hệ thống các tuyến đường, bến xe, bãi đỗ xe, kết cấu hạ
tầng phục vụ xe buýt, bến cảng, nhà ga.
Đối với thành phố Bắc Giang, thực hiện theo quy hoạch “Điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Bắc Giang đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”.
Các thị trấn huyện lỵ khác: Ưu tiên phát triển hệ thống giao thông vận tải các thị trấn phát triển (các đô thị loại 4 như như Thắng, Chũ, Nếnh, Vôi).
Quỹđất dành cho giao thông đô thịđạt mức chuẩn đô thị loại II: 21-23%.
đô thị loại IV, loại V: 16-18% đất xây dựng; phát triển đa dạng kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bảo đảm trật tự an toàn giao thông đô thị, vệ sinh môi trường.
- Bến bãi
Xây dựng mới và nâng cấp, cải tạo các bến xe khách hiện có, mục tiêu là có 2 bến xe khách tại thành phố Bắc Giang; mỗi huyện có ít nhất một bến xe khách. Xây dựng các bãi đỗ xe tĩnh, các trạm dừng nghỉ trên hệ thống quốc lộ và
đường địa phương đáp ứng nhu cầu.
3.1.2. Nhu cầu vốn phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Thứ nhất, về nhu cầu vốn cho đầu tư xây dựng mới và nâng cấp
Theo Quyết định số 71/QĐ-UBND ngày 14/3/2012 của UBND tỉnh, tổng nhu cầu vốn đầu tư xây dựng KCHT giao thông giai đoạn 2014 - 2030 khoảng 44.124 tỷđồng bao gồm vốn đầu tưđường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh, đường GTNT (xây dưng nâng cấp và bảo trì), trong đó giai đoạn 2014- 2020 là 20.899 tỷđồng; giai đoạn 2021- 2030 là 23.225 tỷđồng.
Xác định đến năm 2015, tỉnh sẽưu tiên huy động các nguồn vốn đểđầu tư
xây dựng các tuyến ĐT.293 và các tuyến nhánh vào Tây Yên Tử, chùa Vĩnh Nghiêm; ĐT.295 (toàn tuyến và xây dựng cầu Đông Xuyên); ĐT295B; Đường nối từ ĐT398 đi QL18, các tuyến QL1A, QL31, QL37... với tổng số vốn là 6.253 tỷđồng.
Thứ hai, về nhu cầu vốn bảo trì đường bộ
Vốn bảo trì cho đường quốc lộ và đường tỉnh do NSTW và Ngân sách tỉnh cấp, còn đối với đường huyện và GTNT, bảo trì chủ yếu mang tính chất khẩn cấp mà không mang tích chất ổn định liên tục; nguồn vốn dành cho bảo trì
đường GTNT từ cấp xã trở xuống chủ yếu từ nhân dân đóng góp. Nguồn kinh phí cho bảo trì đường GTNT được tính phân bổ theo cơ chế vốn đầu tư trong Đề
án phát triển GTNT.
Các nguồn vốn đầu tư phát triển vận tải, xây dựng CSHT bến, bãi, phát triển công nghiệp GTVT do cơ quan quản lý tự bố trí kinh phí hoặc sử dụng các nguồn vốn xã hội hoá.
Cũng theo Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang, trong giai đoạn 2014-2020 toàn tỉnh cần 634 tỷđồng phục vụ công tác bảo trì đường bộ; và giai
đoạn 2021-2030 là 1.007 tỷđồng.
Bảng 3.1. Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư và bảo trì công trình đường bộ tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2014 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 Đơn vị tính: tỷđồng Giai đoạn TT Công trình 2014-2020 2021-2030 Tổng vốn đầu tư A Cao tốc, Quốc lộ 7.720 9.709 17.429 I Đầu tư xây dựng, nâng cấp 7.493 : 9.365 16.858 II Bảo trì 227 344 571 B Đường tỉnh 10.190 10.059 20.249 I Đầu tư xây dựng, nâng cấp 9.902 : 9.646 19.548 II Bảo trì 288 413 701 D Đường GTNT (XD) 2.989 3.457 6.446 I Xây dựng 2.870 3.207 6.077 II Bảo trì 119 250 369 Cộng vốn 20.899 23.225 44.124
Nguồn: Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020
Thứ ba, về cơ cấu vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ Bảng 3.2. Dự kiến cơ cấu huy động vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông
đường bộ tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2014-2020 và 2021-2030
Nguồn vốn (tỷ lệ %) TT Tuyến đường Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) NSNN TPCP ODA; JICA, BOT, PPP I. Giai đoạn 2014-2020 1 Cao tốc, quốc lộ 7.720 11,61 % 10,59% 77,80% 2 Tỉnh lộ 10.190 25,11% 61,04% 13,85% 3 GTNT 2.989 II. Giai đoạn 2021-2030 1 Cao tốc, quốc lộ 9.709 14,58% 53,39% 32,03 2 Tỉnh lộ 10.059 33,33% 37,12% 39,55% 3 GTNT 3.457
Nhìn vào bảng 3.2 cho thấy cả hai giai đoạn, việc huy động vốn cho
đường cao tốc, quốc lộ, cũng như tỉnh lộ chủ yếu vẫn trông cậy vào nguồn ODA, JICA, BOT, PPP.. Với đường cao tốc, quốc lộ giai đoạn 2014-2020 chiếm tới 77,80 % tổng số vốn cần đầu tư mới và bảo trì; giai đoạn 2021-2030 tuy có giảm so với giai đoạn trước song vẫn chiếm tới 32,03 % (hiện nay Bắc Giang đang triển khai dự án công trình cải tạo nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Hà Nội - Bắc Giang, được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc, quy mô 4 làn xe cơ
giới, với tổng vốn đầu tư trên 3,6 nghìn tỷ đồng và được triển khai theo hình thức BOT). Với tỉnh lộ cũng vậy, vẫn trông chờ vào nguồn ODA,JICA, BOT và PPP. Do đó từ đây đến năm 2030, Bắc Giang phải chú trọng đến nhiều chính sách giải pháp để thu hút được nguồn vốn bên ngoài, nhất là nguồn ODA, để có thể hoàn thành được Quy hoạch phát triển GTĐB đã được Chính phủ phê duyệt.
3.2. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
3.2.1. Quan điểm huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Căn cứ vào thực trạng công tác huy động vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2001-2012, căn cứ
vào nhu cầu vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộđến năm 2020, dựa vào triển vọng thực hiện Quy hoạch phát triển KT - XH tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, việc huy động vốn đầu tư phát triển