Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 65 - 69)

Mặc dù điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu phát triển KCHT GTĐB của các nước và của các địa phương kể trên khác xa với điều kiện tự

nhiên, kinh tế, xã hội và nhu cầu phát triển KCHT GTĐB của tỉnh Bắc Giang, song qua kinh nghiệm huy động vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông của các nước và của các địa phương có thể rút ra bài học bổ ích đối với Tỉnh Bắc Giang đó là:

Thứ nhất, chú trọng công tác quy hoạch hệ thống KCHT giao thông

đường bộ, coi việc nâng cao chất lượng quy hoạch là một trong những giải pháp hữu hiệu và là “bà đỡ” cho công tác huy động vốn đầu tư phát triển hệ thống KCHT giao thông đường bộ. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, có một quy hoạch hệ thống KCHT tốt, phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội theo từng giai đoạn phát triển không những là cơ sở để xác định chính xác

nhu cầu vốn mà quan trọng hơn là tạo điều kiện để các chủ thể trong nền kinh tế

cân nhắc, tính toán, quyết định bỏ vốn đầu tư của mình vào đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ. Do coi trọng công tác quy hoạch, các nước, các địa phương chú trọng đến tổ chức công tác xây dựng quy hoạch, tổ chức công khai, quảng bá quy hoạch để kêu gọi đầu tư. Ở các nước, các địa phương công tác xây dựng, công khai, quảng bá quy hoạch không chỉ là trách nhiệm của bộ phận quản lý GTVT, mà là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị. Tùy theo chức năng, vị trí của các bộ phận trong bộ máy công quyền mà tham gia phối hợp với bộ phận quản lý GTVT trong xây dựng, công khai, quảng bá quy hoạch phát triển hệ thống GTĐB. Đối với Bắc Giang, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND, Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006-2010 và định hướng

đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 74/2006/QĐ - UBND ngày 20/11/2006, đến thời điểm này đã hết kỳ quy hoạch và cơ bản đã

đạt được những mục tiêu về phát triển mạng lưới giao thông đường bộ, đường sông và đường sắt; về vận tải và công nghiệp GTVT. Tuy nhiên, theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn quy hoạch trên đã không còn đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội trong giai đoạn mới. Do đó bài học kinh nghiệm trong công tác quy hoạch hệ thống mạng lưới GTĐB của các nước, các địa phương là bài học đắt giá đối với ngành GTVT Bắc Giang.

Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm tạo cơ sở

pháp lý cho công tác huy động vốn đầu tư phát triển KCHT giao thông đường bộ theo hướng đồng bộ giải quyết hài hòa các mặt lợi ích trong quá trình đầu tư

phát triển KCHT giao thông đường bộ. Theo hướng này, ở hầu hết các nước mà NCS có dịp tham khảo qua các tư liệu, số liệu của họ, đều nhận thấy hệ thống cơ chế, chính sách huy động vốn của họ rất chú trọng đến phát huy tiềm năng thế mạnh của nội lực, đồng thời hết sức chú trọng nắm bắt cơ hội, điều kiện thuận lợi để thực thi cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực từ bên ngoài, đặc biệt là nguồn ODA và nguồn FDI. Phối kết hợp hài hòa nội lực và ngoại lực trong

hoạch định, thực thi cơ chế, chính sách. Trong việc hoạch định cơ chế chính sách huy động vốn của các nước có khác với Việt Nam ở chỗ: ở các nước có sự

phân cấp mạnh cho chính quyền cơ sở, đặc biệt đối với chính sách huy động nguồn ODA và FDI. Điều này phần nào thuận lợi cho công tác huy động vốn của chính quyền cơ sở. Ở Việt Nam chính quyền cơ sở chủ yếu là nghiên cứu vận dụng cụ thể hóa cơ chế, chính sách của Trung ương gắn với đặc thù của địa phương. Qua nghiên cứu ở một số địa phương Việt Nam cho thấy nhiều địa phương đã kịp thời nắm bắt cơ chế, chính sách của Trung ương, tranh thủ sự ủng hộ của các ban ngành Trung ương vận dụng một các thích hợp đã đưa lại kết quả tốt trong qúa trình huy động vốn nhất là nguồn vốn tiềm năng, nguồn vốn ODA, FDI chẳng hạn nhưĐà Nẵng, Hòa Bình… Có thể coi đây là một bài học cần thiết đối với tỉnh Bắc Giang.

Thứ ba, tùy theo điều kiện của mỗi nước, mỗi địa phương có những cách thức huy động vốn khác nhau, song nhìn chung các nước đều hết sức chú trọng đến việc huy động vốn trong khu vực dân cư bằng nhiều cách khác nhau hoặc thông qua phát hành trái phiếu đầu tư, hoặc thực hiện thu phí giao thông

đường bộ.

Thứ tư, thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động. Hầu hết các nước, các địa phương mà tác giả của bản luận án có cơ hội nghiên cứu thông qua những tư liệu, tài liệu đều cho thấy tất cả nước, các địa phương đều coi việc đa dạng hóa các nguồn vốn huy động là phương thức tốt nhất nhằm gia tăng quy mô vốn cho đầu tư phát triển hệ thống GTĐB. Tuy vậy, trong bối cảnh quy mô nguồn vốn của Nhà nước còn hạn chế lại phải gánh vác nhiều nhiệm vụ phát triển kinh tế,xã hội nên tùy theo diễn biến của từng giai đoạn phát triển mà các nước, các địa phương chú trọng đến việc huy động nhiều hơn

đến nguồn vốn đầu tư của khu vực tư nhân, nguồn vốn dầu tiềm năng, nguồn vốn từ nước ngoài.

Tiểu kết chương 1

Vốn đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH nói chung, KCHT GTĐB nói riêng là một trong những yếu tố quyết định cho quá trình phát triển mạng lưới giao thông của một quốc gia, của một vùng, một địa phương.

Để phát triển hệ thống KCHT giao thông đường bộđáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH, điều quan trọng phải tìm mọi phương thức huy động vốn đầu tư

phát triển sao cho phù hợp đặc thù của từng loại nguồn vốn đầu tư. Cho đến nay,

đứng trên giác độ lý thuyết nhận thức vấn đề vốn đầu tư phát triển và vấn đề huy

động nó trong đầu tư phát triển KCHT giao thông, đang có nhiều cách tiếp cận khác nhau hết sức phong phú. Nhiệm vụđặt ra cho việc nghiên cứu ở Chương 1 của Luận án là vừa làm rõ những cách tiếp cận đó, vừa đưa ra những chứng kiến của tác giả bản luận án về các vấn đề vốn đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH nói chung và vốn đầu tư phát triển KCHT GTĐB, nói riêng. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Chương 1 của bản luận án đi sâu nghiên cứu các vấn đề có tính lý thuyết về

KCHT GTĐB, giành nhiều trang viết nghiên cứu các vấn đề chung về vốn đầu tư phát triển KCHT GTĐB, về nguồn vốn và phương thức huy động vốn từ các nguồn làm tiền đề cho việc phân tích đánh giá thực trạng huy động vốn đầu tư

Chương 2

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

Một phần của tài liệu huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)