Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 69 - 71)

2.1.1.1. V trí địa lý

Bắc Giang là tỉnh trung du miền núi, có vị trí chuyển tiếp giữa các tỉnh phía Đông Bắc với các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng và thủđô Hà Nội; Bắc Giang nằm giữa trung tâm giao lưu của vùng tam giác kinh tế trọng điểm (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh).

- Phía Bắc giáp với tỉnh Lạng Sơn

- Phía Nam giáp với tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương

- Phía Tây giáp với tỉnh Thái Nguyên và thủđô Hà Nội - Phía Đông giáp với tỉnh Quảng Ninh.

2.1.1.2. Đất đai địa hình Diện tích tự nhiên toàn tỉnh 3.841,57km2, có các loại địa hình: đồng bằng, trung du và miền núi. Bng 2.1. Thng kê din tích và địa hình tnh Bc Giang TT Huyện, TP Diện tích (km2) Vùng địa hình 1 TP Bắc Giang 66,45 Đồng bằng 2 Huyện Việt Yên 170,15 10% đồi, 90% đồng bằng 3 Huyện Yên Dũng 190,76 20% đồi, 80% đồng bằng 4 Huyện Hiệp Hoà 203,06 50% đồi, 50% núi 5 Huyện Lạng Giang 241,02 50% đồi, 50% núi 6 Huyện Tân Yên 205,54 50% đồi, 50% núi 7 Huyện Lục Nam 597,61 20% đồi, 80% núi 8 Huyện Lục Ngạn 1.017,28 20% đồi, 80% núi 9 Huyện Yên Thế 303,09 10% đồi, 90% núi 10 Huyện Sơn Động 846,64 Phần lớn là núi

Cộng 3.841,57

2.1.1.3. Khí hu thu văn

Bắc Giang là tỉnh nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa lục địa vùng đông bắc, phân chia 2 tiểu vùng khí hậu: chịu trực tiếp gió mùa đông nam và gió mùa đông bắc. Khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 10, thịnh hành gió đông nam; mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, thịnh hành gió đông bắc. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm khoảng 23oC - 24oC; độ ẩm dao động từ 81%-82%; lượng mưa trung bình tháng trong năm (2010) là 130 mm, cao nhất từ tháng 6 đến tháng 8 (khoảng 302 mm - 454 mm), thấp nhất vào tháng 10 (khoảng 0,2 mm); lượng mưa hàng năm đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và đời sống. Số giờ nắng các tháng trong năm từ 1.200 - 1.500 giờ, thuận lợi cho phát triển cây trồng nhiệt

đới và á nhiệt đới.

2.1.1.4. Tim năng v khoáng sn

Khoáng sản: Trên địa bàn tỉnh tuy không có nhiều mỏ khoáng sản lớn nhưng lại có một số loại là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp như: mỏ than đá có trữ lượng hơn 114 triệu tấn, gồm các loại than antraxit, than gầy, than bùn, trong đó mỏ than Đồng Rì có trữ lượng lớn (107,3 triệu tấn) phục vụ phát triển quy mô công nghiệp trung ương; quặng sắt ước khoảng 0,5 triệu tấn ở Yên Thế; gần 100 tấn quặng đồng ở Lục Ngạn, Sơn Động; 3 triệu tấn cao lanh ở Yên Dũng. Tỉnh cũng có tiềm năng lớn về khoáng sét sử

dụng làm gạch ngói, với 16 mỏ và điểm mỏ, tổng trữ lượng khoảng 360 triệu m3, chủ yếu ở các huyện Việt Yên, Lục Nam, Lạng Giang, Yên Thế, Hiệp Hoà, trong đó có 100 triệu m3 sét làm gạch chịu lửa ở Tân Yên, Việt Yên; sỏi, cuội kết

ở Hiệp Hoà, Lục Nam.

2.1.1.5. Tài nguyên rng

Toàn tỉnh có 146.435,4 ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó có 113.462,2 ha đất rừng sản xuất, 18.879,9 ha đất rừng phòng hộ và 14.093,3 ha đất rừng đặc dụng. Trong rừng có nhiều sông, suối, hồ, đập, hệ thực vật nguyên sinh phong phú,... tạo cảnh quan môi sinh đẹp và hấp dẫn.

Một phần của tài liệu huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)