2.1.2.1. Địa giới hành chính
Tỉnh Bắc Giang gồm 9 huyện và 1 thành phố, tổng số 230 xã, phường, thị
trấn (204 xã, 10 phường và 16 thị trấn), cụ thể như sau: Bảng 2.2. Thống kê hành chính tỉnh Bắc Giang Sốđơn vị hành chính TT Thành phố, huyện Thị trấn Xã Phường 1 Thành phố Bắc Giang 6 10 2 Huyện Lục Ngạn 1 29 3 Huyện Lục Nam 2 25 4 Huyện Sơn Động 2 21 5 Huyện Yên Thế 2 19 6 Huyện Hiệp Hoà 1 25 7 Huyện Lạng Giang 2 21
8 Huyện Tân Yên 2 22
9 Huyện Việt Yên 2 17
10 Huyện Yên Dũng 2 19
Tổng cộng 16 204 10
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bắc Giang năm 2012
2.1.2.2. Dân số
Dân số toàn tỉnh đến năm 2010 là 1.567.557 người, mật độ dân số bình quân là 408,1 người/km2, cao hơn so với bình quân của khu vực và cả nước. Số
người trong độ tuổi lao động chiếm 61,78% dân số, trong đó được đào tạo nghề
chiếm 24%; số hộ nghèo chiếm 9,78%.
Dân cư phân bố không đồng đều, phần lớn tập trung ở thành phố và các huyện trung du (TP Bắc Giang bình quân 2.186 người/km2; huyện Hiệp Hoà bình quân 1.045 người/km2; huyện Việt Yên bình quân 936,9 người/km2; huyện Tân Yên bình quân 774,7 người/km2; huyện Lạng Giang bình quân 802,7 người/km2; huyện Yên Dũng bình quân 739,9 người/km2). Các huyện miền núi dân cư sống thưa thớt hơn (huyện Sơn Động bình quân 82,2 người/km2; huyện Lục Ngạn bình quân 203,8 người/km2; huyện Yên Thế bình quân 313,8 người/km2; huyện Lục Nam bình quân 335 người/km2).
Dân số toàn tỉnh chia theo thành thị, nông thôn: thành thị 150.943 người, chiếm 9,62%; nông thôn 1.416.614 người, chiếm 90,38%.
Bảng 2.3. So sánh diện tích và mật độ dân số của Bắc Giang với vùng Trung du miền núi phía Bắc và cả nước năm 2010
Vùng TDMNPB Cả nước Chỉ tiêu Giang Bắc TB tỉnh Tổng TB tỉnh Tổng Dân số (1000 người) 1567,5 792,5 11.095,2 1.379,8 86.927,6 Diện tích tự nhiên (km2) 3.841,5 6.809,9 95.338,8 5.254,7 331.051,4 Mật độ dân số (ng/km2) 408,1 116 262 Dân số nông thôn (%) 90,38% 83,9% 70,1%
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh cả nước, tỉnh Bắc Giang năm 2010
2.1.2.3. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu đạt được
Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVI và Kế
hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2006 - 2010); Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã phát huy truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấu và giành được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực; một số chỉ tiêu chủ yếu gần đạt và vượt kế hoạch đề ra, cụ thể là:
Giai đoạn 2006-2010 mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng tài chính thế giới nhưng tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của tỉnh vẫn
đạt ở mức cao 9%/năm; trong đó: nông nghiệp 2,6%, công nghiệp xây dựng 17,7%, dịch vụ 9,9%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 32,5%, giảm 9,4% so với năm 2005; công nghiệp - xây dựng 33,2%, tăng 9,9%; dịch vụ 34,3%. Năm 2010: GDP bình quân
đầu người đạt trên 650 USD, tăng hơn hai lần so với đầu nhiệm kỳ; sản lượng lương thực đạt 642.753 tấn đạt tương đương với mục tiêu kế hoạch; giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 295 triệu USD tăng gấp đôi với mục tiêu kế hoạch; tỷ lệ hộ
nghèo giảm từ 30,67% năm 2005 xuống còn 9,78% năm 2010.
2.1.3. Vị trí của Bắc Giang đối với vấn đề an ninh và quốc phòng
Bắc Giang được xác định là phên dậu phía Bắc của Tổ quốc, cùng với Bắc Ninh, Bắc Giang được coi là cửa ngõ của Thủđô Hà nội, tiếp giáp với rất nhiều
tỉnh và nhiều khu kinh tế có vị trí chiến lược rất quan trọng của đất nước. Bắc Giang lại có địa hình khá hiểm trở và có đầy đủ loại hình giao thông nối với thủ đô và các tỉnh có tiềm năng thế mạnh của đất nước. Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, Bắc Giang có nhiều địa danh mà mỗi khi nhắc đến khiến kẻ thù hoảng sợ, nhân dân tự hào như: Sông Như Nguyệt, chiến thắng Xương Giang (1427), Bãi sậy gắn với cuộc khởi nghĩa Yên thế… Với vị trí địa lý và lịch sử
chống ngoại xâm của Bắc Giang cho thấy Bắc Giang có vị trí chiến lược về an ninh và quốc phòng quan trọng, không chỉ đối với tỉnh Bắc Giang mà còn đối với Thủđô Hà nội và các tỉnh lân cận có nhiều tiềm năng kinh tế, xã hội, nhiều KCHT mang tầm quốc gia. Chính vì vậy trong quy hoạch phát triển hệ thống GTĐB, Bắc Giang luôn gắn mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội với mục tiêu bảo
đảm an ninh, quốc phòng.
Tóm lại, với đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội và vị thế chiến lược an ninh quốc phòng của tỉnh, thời gian qua, tuy có nhiều tiềm năng, thế mạnh nhất
định, song chưa được khai thác nhiều để phục vụ cho phát triển kinh tế, xã hội nói chung, xây dựng KCHT giao thông đường bộ nói riêng. Nhìn chung công tác huy động vốn cho đầu tư xây dựng phát triển KCHT giao thông đường bộ cơ bản vẫn còn nhiều khó khăn, đã có tác động không nhỏ đến tình hình phát triển KCHT giao thông đường bộ của tỉnh thời gian qua.
2.2. KHÁI QUÁT VỀ KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
2.2.1. Hiện trạng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Bắc Giang
Tổng chiều đường bộ tỉnh Bắc Giang hiện có 9.866,75 km, trong đó: - Quốc lộ 251,8 km, chiếm 2,55%
- Đường tỉnh 411,8 km, chiếm 4,17% - Đường huyện 694,5 km, chiếm 7,04% - Đường xã 2.055,6 km, chiếm 20,83% - Đường thôn, xóm 6.171,35 km, chiếm 62,55% - Đường đô thị 281,7 km, chiếm 2,86%.
Ngoài ra, còn có hệ thống đường chuyên dùng ở các khu công nghiệp và
đường nội đồng. Tỷ lệ trải mặt đường BTXM, BTN chiếm 34,94%; đá dăm nhựa 8,42%; cấp phối, đất, gạch chiếm 56,64%. Bảng 2.4. Tổng hợp hiện trạng đường bộ tỉnh Bắc Giang Loại mặt đường Loại đường Dài (km) BTXM BTN Đá dăm nhựa CP, Đất Gạch, khác Tỷ lệ QL 251,80 191,40 60,40 2,55% ĐT 411,80 4,30 75,60 294,30 37,60 4,17% ĐH 694,50 101,08 307,75 285,67 7,04% ĐX 2.055,60 457,24 140,90 1.312,76 144,70 20,83% ĐTX 6.171,35 2.362,93 15,41 3.489,06 303,95 62,55% ĐĐT 281,70 151,45 103,32 12,35 14,58 2,86% Cộng 9.866,75 3.077 370,32 831,11 5.139,67 448,65 100,00% 100,00% 31,19% 3,75% 8,42% 52,09% 4,55%
Nguồn: Báo cáo đề án quy hoạch của Sở GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020
2.2.1.1. Hiện trạng Quốc lộ
Trên địa bàn tỉnh có 4 tuyến quốc lộ chạy qua với tổng chiều dài 251,8 km, trong đó 191,4 km mặt đường bê tông nhựa, 60,4 km mặt đường đá dăm nhựa; 1 tuyến do Trung ương quản lý là QL1A; còn lại 3 tuyến Trung ương uỷ
thác cho tỉnh quản lý là QL31, QL279 và QL37.
Bảng 2.5. Tổng hợp hiện trạng quốc lộ trên địa bàn tỉnh
TT Tên đường Điểm đầu Điểm cuối Chi(km) ều dài kỹC thuấp ật Stràn, ngố lượng cầm ầu,
1 QL1 Bến Lường Như Nguyệt 37,4 III, Đô thị 6 cầu 2 QL31 Dĩnh Trì Hữu Sản 97 V 33 cầu 3 QL37 Hòn Suy Cầu Ka 60,4 V, IV 10 cầu 4 QL279 Hạ My BờẢi 57 IV 19 cầu
Nguồn: Báo cáo quy hoạch của Sở GTVT tỉnh Bắc Giang đến năm 2020
Nhìn vào biểu trên cho thấy chiều dài quốc lộ đi qua địa phận tỉnh Bắc Giang không lớn, song lại vượt qua nhiều cầu, tổng cộng có tới 68 chiếc cầu lớn
nhỏ,cấp độ kỹ thuật không cao chủ yếu là cấp độ kỹ thuật IV và V. Trừ một số ít tuyến đường đi qua thành phố thị xã, thị trấn, đại đa số tuyến đường đi qua vùng núi, dân cư thưa thớt. Các tuyến đường chủ yếu là BTN, lưu lượng xe đi tương
đối lớn.
2.2.1.2. Đường tỉnh
Hiện tại, Bắc Giang có 18 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 411,8 km, trong đó có 75,6 km mặt đường bê tông nhựa chiếm 18,36%, 294,3 km mặt
đường đá dăm nhựa chiếm 71,47%, 4,3 km mặt đường bê tông xi măng chiếm 1,04%, 37,6 km mặt đường cấp phối chiếm 9,13%. Bảng 2.6. Tổng hợp hiện trạng đường tỉnh TT Tên đường Điểm đầu Điểm cuối Chiều dài (km) Cấp kỹ thuật Số lượng cầu 1 ĐT 398 Đồng Việt Cầu Gồ 50,3 V, IV, ĐT 6 cầu 2 ĐT 295 TT. Đồi Ngô Đông Xuyên 70,5 <V 9 cầu 3 ĐT 295B Tân Xuyên Cầu Đáp Cầu 23,8 IV 1 cầu 4 ĐT 292 Kép Tam Kha 35 <V 10 cầu 5 ĐT 298 Liên Sơn Phúc Lâm 18 <V 4 cầu 6 ĐT 298B Khả Lý Chùa Bổ 7 <VI 7 ĐT 293 Tiên Hưng Hạ Mi 63,9 <V, V 9 cầu 8 ĐT 294 Sỏi Cầu Ka 15 <V 6 cầu 9 ĐT 297 Phúc Sơn Việt Ngọc 8 <V 2 cầu 10 ĐT 288 Thắng Hoàng Vân 9 <V 3 cầu 11 ĐT 296 Thắng Vát 9,5 <V 2 cầu 12 ĐT 290 Kép Hạ Cống Lầu 15 V 1 cầu 13 ĐT 299 Thái Đào Neo 11,7 <V 1 cầu 14 ĐT 299B Tân An Chùa La 8,4 <V
15 ĐT 291 Yên Định Thanh Sơn 25 V 3 cầu 16 ĐT 289 Chũ Khuôn Thần 9,7 <V
17 ĐT 248 Phong Minh Xa Lý 26 VI 18 ĐT 242 Phương Đông Đèo Cà 6 V
Nhìn vào biểu trên cho thấy chiều dài của tỉnh lộ khá lớn so với quốc lộđi qua tỉnh Bắc Giang (quốc lộ là 251,8 km, tỉnh lộ 402,3 km) song cấp kỹ thuật
đường tỉnh còn thấp chủ yếu là cấp V &VI lại đi qua nhiều cầu, tổng cộng có tới 56 chiếc cầu, đại bộ phận cầu đảm bảo kỹ thuật theo quy định. Trừ một ít tuyến đường là BTN, đại bộ phận tuyến đường là đá dăm rải nhựa. Hầu hết các tuyến đường đi qua địa hình xen kẽ giữa đồng bằng, trung du và vùng núi. Lưu lượng xe qua lại ngày đêm trên tuyến đường tỉnh khá lớn và được thông suốt qua các mùa. Hiện tại một số tuyến đường tỉnh đang xuống cấp, thiếu kinh phí duy tu sửa chữa.
2.2.1.3. Hiện trạng giao thông nông thôn
Giao thông nông thôn theo cách phân loại hiện hành bao gồm: Đường huyện, Đường xã; Đường thôn xóm. Có thể hình dung giao thông nông thôn của tỉnh Bắc Giang những năm qua ở biểu 2.7
Bảng 2.7. Hiện trạng kết cấu mặt đường GTNT
Kết cấu mặt đường (%) TT Huyện Chi(km) ều dài Cứ(%) ng hóa
BTXM nhĐựá a phCấốp i Khác
Tổng toàn tỉnh 8921 37,9 32,7 5,2 57,0 5,1
1 Huyện Tân Yên 1115 53,7 50,6 3,1 46,3 0,0 2 Huyện Lạng Giang 829 49,8 44,5 5,3 50,2 0,0 3 Huyện Lục Nam 942 29,1 27,7 1,4 70,9 0,0 4 Huyện Yên Dũng 840 56,9 51,5 5,3 43,1 0,0 5 Huyện Yên Thế 733 20,4 14,6 5,8 79,6 0,0 6 Huyện Lục Ngạn 1.929 10,0 5,0 5,0 89,8 0,2 7 Huyện Việt Yên 506 59,0 47,0 12,0 39,4 1,6 8 Huyện Hiệp Hòa 973 56,4 54,5 2,0 43,6 0,0 9 Huyện Sơn Động 657 18,6 14,9 0,0 18,1 67,0 10 TP Bắc Giang 397 83,9 56,6 27,4 16,1 0,0
Nguồn: Tổng hợp báo cáo tình hình giao thông đường bộ của các huyện thành phố
Tổng số đường GTNT tính từ đường huyện trở xuống tới đường thôn, xóm là 8.921,49 km, trong đó cứng hóa được 3.385,4 km, gồm 464,09 km
mặt đường đá dăm nhựa, 2.921,25 km mặt đường bê tông xi măng, 453,17 km mặt đường loại khác và 5.082,97 km mặt đường cấp phối - đất. Tỷ lệ cứng hóa đạt 37,95%.
(1) Đường huyện
Có 67 tuyến đường huyện với tổng chiều dài 694,5 km (tăng 132,16 km so với năm 2005), trong đó cứng hóa được 408,83 km (bê tông xi măng 101,08km, đá dăm nhựa 307,75 km), 285,69 km mặt đường cấp phối, đường đất và mặt đường khác; hầu hết mới đạt tiêu chuẩn đường GTNT loại A - B. Về tình trạng đường tính theo tổng chiều dài có khoảng 23,9% là tốt, 21,8% là trung bình, còn lại là đường xấu và rất xấu.
+ Cầu trên đường huyện: có 82 cầu, dài 1.210 m, kết cấu chủ yếu là BTCT, trong đó tình trạng tốt 30 cầu chiếm 37%; trung bình 28 cầu, chiếm 34%; yếu 22 cầu, chiếm 29%.
(2) Đường xã
+ Hệ thống đường xã có tổng chiều dài 2.055,62 km, cứng hóa được 29,1%; các tuyến đường xã trong tỉnh chủ yếu là đường GTNT A và B, với bề
rộng nền đường từ 3m đến 4m, mặt đường rộng từ 2m đến 3,5m.
+ Kết cấu mặt đường: mặt đường đá dăm nhựa 140,94 km, chiếm 6,9%; mặt đường bê tông xi măng 457,24 km, chiếm 22,2%; mặt đường
đất và cấp phối, gạch là 1.457,44 km, chiếm 70,9%; trong đó mặt đường tốt chiếm 6,8%, mặt đường trung bình chiếm 23,1%, mặt đường xấu chiếm 70,1%.
+ Cầu trên đường xã: có 193 cầu, dài 1.883 m, kết cấu chủ yếu là BTCT, trong đó tình trạng tốt 47 cầu chiếm 24%; trung bình 40 cầu, chiếm 21%; yếu 105 cầu, chiếm 55%.
+ Hiện nay, 100% xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã; tuy nhiên còn một số xã, chủ yếu là các xã miền núi, đường đến trung tâm xã còn rất khó khăn vào mùa mưa, thậm chí còn bị gián đoạn giao thông cục bộ do các ngầm bị ngập, như Yên Sơn (Lục Nam), An Lập, Dương Hưu,... (Sơn Động).
(3) Đường thôn xóm
+ Hệ thống đường thôn bản có tổng chiều dài 6171,35 km, chưa vào cấp, bề rộng nền đường từ 2m - 3,5m, mặt đường từ 1,5m - 2,5m; kết cấu mặt đường: mặt đường nhựa là 15,41 km, chiếm 2%, bê tông xi măng 2.362,93 km, chiếm 38,3%; mặt đường đất, cấp phối, gạch xây 3.793,01 km, chiếm 59,7%; trong đó mặt đường tốt chiếm 4,1%, mặt đường trung bình chiếm 25,7%, mặt đường xấu chiếm 70,2%. Tỷ lệ cứng hóa mặt đường GTNT: - Đường huyện 408,828km 12,07% - Đường xã 598,184km 17,70% - Đường thôn xóm 2.378,3km 70,23% - Toàn mạng lưới 3.385,4km 100,00%
Nếu nhìn nhận từ khía cạnh chất lượng, có thể thấy tình hình chất lượng GTNT của tỉnh Bắc Giang thời gian qua cho thấy tỷ trọng đường tốt rất thấp, đại
đa số là đường xấu và đang trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, Biểu 2.8 cho thấy rõ điều đó.
Bảng 2.8. Tình trạng đường giao thông nông thôn
Đánh giá chất lượng (%) TT Huyện Tỷ lệ
Tốt TB Xấu Rất xấu
Tổng toàn tỉnh 100 6,3 24,8 64,7 4,2
1 Huyện Tân Yên 100 0,0 21,3 78,7 0,0 2 Huyện Lạng Giang 100 5,3 44,5 49,6 0,6 3 Huyện Lục Nam 100 0,0 29,1 70,9 0,0 4 Huyện Yên Dũng 100 1,7 53,2 41,0 4,1 5 Huyện Yên Thế 100 1,0 12,3 86,8 0,0 6 Huyện Lục Ngạn 100 3,0 6,7 88,3 2,0 7 Huyện Việt Yên 100 3,6 54,8 40,0 1,6 8 Huyện Hiệp Hòa 100 27,2 35,4 35,4 2,0 9 Huyện Sơn Động 100 12,7 1,3 84,5 1,5 10 TP Bắc Giang 100 77,7 9,0 9,0 4,3
Trong số đường GTNT thì tỷ lệ cứng hóa đường do cấp xã quản lý là thấp nhất, đồng thời chất lượng đường là kém nhất. Nguyên nhân chủ yếu là một phần do nguồn kinh phí hạn hẹp, phần khác dù sao đường cấp xã quản lý không gắn với lợi ích sát sườn của người dân so với đường thôn xóm, nên việc huy động sựđóng góp của người dân có phần hạn chế. Biểu 2.9 cho thấy rõ điều đó.
Bảng 2.9. Tình trạng đường giao thông nông thôn theo cấp quản lý
Đánh giá chất lượng (%) TT Loại đường Chi(km) ều dài Thóa (%) ỷ lệ cứng
Tốt TB Xấu Rất xấu
Tổng 8.921,49 37,9 6,3 24,8 64,7 4,2
1 Đường huyện 694,52 58,9 23,8 22,0 45,9 8,4 2 Đường xã 2.055,62 29,1 6,8 23,1 69,4 0,7
3 Đường thôn xóm 6.171,35 38,5 4,1 25,7 65,7 4,5
Nguồn: Báo cáo đề án quy hoạch Sở GTVT tỉnh Bắc Giang dến năm 2020
Biểu đồ 2.2. Chiều dài đường huyện theo các huyện
Biều đồ 2.3. So sánh chiều dài đường huyện và diện tích
2.2.1.4. Đường đô thị
Đường nội đô các thị trấn của 9 huyện và thành phố Bắc Giang có tổng chiều dài 281,7 km, đã được cứng hóa 95%, trong đó có khoảng 90% là mặt
đường bê tông nhựa, bê tông xi măng, 5% đá nhựa và 4,34% cấp phối. Đường
đô thị (không tính những đoạn quốc lộ, đường tỉnh đi qua thành phố, thị trấn) gồm những trục đường chính của thành phố, thị trấn và những tuyến đường