Đánh giá định lượng kết quả thử nghiệm

Một phần của tài liệu Rèn luyện khả năng giải bài toán bằng cách lập phương trình cho học sinh lớp 8 và lớp 9 ở trường trung học cơ sở (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 57 - 66)

Sau khi giảng 3 giáo án thử nghiệm chúng tôi cho HS cả hai lớp thử nghiệm và đối chứng làm bài kiểm tra 45 phút như sau:

Đề kiểm tra TN1: (thời gian làm bài 45 phút) Câu 1(5 điểm)

Khoảng 11h trưa, bóng nắng của một cột cờ dưới sân là 3m. Tính chiều dài sợi dây dùng để kéo cờ biết rằng chiều dài tia nắng từ đỉnh cột cờ cho tới mặt đất hơn chiều dài cột cờ là 1m?

Câu 2:( 5 điểm)

Một đoàn tàu đi qua một cột điện hết 30s. Đi qua một cây cầu dài 300m hết 2 phút. Tính độ dài và vận tốc của đoàn tàu?

*Thang điểm: Câu 1: 5 điểm

Câu 2: 5 điểm

*Ý định sư phạm của đề kiểm tra.

Câu 1: Kiểm tra tất cả các khả năng trình bày trong khóa luận

- Kiểm tra kiến thức thực tế của HS: Chiều dài dây kéo cờ dài gấp đôi chiều dài cột cờ

Câu 2: Kiểm tra được tất cả các khả năng trình bày trong khóa luận

Bảng thống kê kết quả kiffểm tra sau khi TN của nhóm TN1

Nhóm học sinh

Số học sinh

Mức độ thực hiện bài kiểm tra

Giỏi Trung bình trở lên Dưới trung bình SL % SL % SL % TN (8A) 22 6 27,27% 14 63,63% 2 9,09% ĐC (8B) 22 4 18,18% 15 68,18% 3 13,64%

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ thể hiện mức độ thực hiện bài kiểm tra sau TN của nhóm 1 giữa nhóm TN và nhóm ĐC.

Đề kiểm tra TN2 (thời gian làm bài 45 phút)

Câu 1 (5 điểm)

Một người thợ định làm một cái trống trường có bán kính mặt trống tính bằng cm là một số có hai chữ số, trong đó chữ số hàng đơn vị gấp đôi chữ số hàng chục. Nếu thêm 1 vào giữa 2 số đó ta được một số mới hơn số ban đầu 280 đơn vị. Tính diện tích da để làm được cái trống biết rằng phần da chờm ra mặt trống là 4cm?

Câu 2(5 điểm):

Một tập đoàn đánh cá dự định trung bình mỗi tuần bắt được 20 tấn cá. Nhưng trong thực tế họ vượt mức 6000 kg một tuần nên chẳng những đã hoàn thành sớm một tuần mà còn vượt mức 10 tấn nữa.

a) Tìm mối liên hệ giữa số tấn cá đánh bắt trong tuần với số tuần đánh bắt và tổng số tấn cá

b) Giải bài toán tìm số tấn cá mà tập đoàn phải đánh bắt theo kế hoạch là bao nhiêu?

* Thang điểm: Câu 1: 5 điểm

Câu 2a: 1điểm Câu 2b: 4 điểm

* Ý định sư phạm của đề kiểm tra.

Câu 1: Kiểm tra tất cả các khả năng đã nêu trong khóa luận đặc biệt là khả năng liên tưởng, kết nối thực tiễn.

- Nhiều HS không dự đoán được phần da để làm trống gồm cả phần diềm ở mặt trống

- Nếu dự đoán được, thì cũng chỉ tính diện tích da để dùng một mặt trống mà không tính diện tích da dùng làm cả cái trống

Câu 2a: Kiểm tra khả năng thiết lập mối quan hệ thực tế: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 2b: Kiểm tra khả năng 1, 2, 3 nêu trong khóa luận

Bảng thống kê kết quả sau khi TN của nhóm TN 2

Nhóm học sinh

Số học sinh

Mức độ thực hiện bài kiểm tra

Giỏi Trung bình trở lên Dưới trung bình

SL % SL % SL %

TN (9A) 25 5 20% 17 68% 3 12%

ĐC (9B) 25 3 12% 18 72% 4 16%

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ thể hiện mức độ thực hiện bài kiểm tra sau TN

của nhóm TN2 giữa nhóm TN và nhóm ĐC.

Ngoài ra chúng tôi còn tiến hành phỏng vấn nhanh HS: Cho biết ý kiến của em sau khi học xong chủ đề “Giải bài toán bằng cách lập PT, HPT”

Em hãy khoanh tròn vào đáp án em chọn

Câu 1: Theo em, mức độ của dạng Toán : “Giải bài toán bằng cách lập PT, HPT” là:

A. Dễ B. Khó

C. Ý kiến khác.

Câu 2: Theo em dạng Toán : “Giải bài toán bằng cách lập PT, HPT” là một dạng toán:

A. Khô khan B. Hấp dẫn C. Ý kiến khác

Câu 3: Trong các bước giải bài toán bằng cách lập PT, HPT, em thấy bước nào quan trọng nhất và khó nhất. Tại sao em cho là như vậy?

A. Bước 1 B. Bước 2 C. Bước 3 D. Ý kiến khác

Câu 4: Các biện pháp thầy cô đưa ra có bám sát chương trình SGK hiện hành và dễ hiểu không?

A. Có B. Không C. Ý kiến khác

Câu 5: Các em có áp dụng được các biện pháp đó vào học chủ đề này không? Việc thực hiện các biện pháp này có ảnh hưởng đến quá trình học tập của em không?

A. Có B. Không C. Ý kiến khác

Câu 6: Sau khi học xong chủ đề “Giải bài toán bằng cách lập PT, HPT” em thấy hứng thú đối với dạng toán này không:

A. Không B. Có

C. Không ý kiến D. Ý kiến khác

Qua kết quả bài kiểm tra và qua phỏng vấn nhanh chúng tôi nhận thấy:

HS ở lớp TN có kết quả cao hơn ở lớp ĐC. Như vậy, việc sử dụng hợp lí các biện pháp nhằm rèn luyện khả năng giải bài toán bằng cách lập PT khi học chủ đề thông qua 3 tiết dạy TN đã thu được một số kết quả nhất định, số HS tiếp thu kiến thức tốt hơn thể hiện qua bài kiểm tra với số điểm giỏi và khá đã nhiều hơn, số điểm kém đã giảm đi so với trước khi TN cụ thể: + Nhóm TN 2 Nhóm học sinh Số học sinh

Mức độ thể hiện bài kiểm tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giỏi Trung bình trở lên Dưới trung bình

SL % SL % SL %

TTN

(9A) 25 3 12% 18 72% 4 16%

STN

Biểu đồ 3.3: Biểu đồ thể hiện mức độ thực hiện bài kiểm tra TTN và

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thử nghiệm sư phạm được tiến hành với bốn lớp (lớp 8A, 9A: Làm lớp thử nghiệm, 8B, 9B làm lớp đối chứng tại trường THCS Hùng Lô). Sau quá trình thử nghiệm chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

+ Các biện pháp đưa ra bám sát chương trình SGK hiện hành và trình độ nhận thức của HS lớp 8, lớp 9.

+ Các biện pháp đã hướng dẫn có thể thực hiện được và không gây ảnh hưởng tới tiến trình, việc thực hiện kế hoạch bài dạy GV và tiến trình học tập của HS.

+ Các biện pháp đã tạo cho HS có những tiến bộ rõ rệt về tư tưởng và nhận thức thể hiện:

Phần lớn HS đã say mê giải những bài toán bằng cách lập PT và HPT.

HS biết nhận biết các dạng toán, phân tích đề bài, hình thành cách giải. giảm lúng túng khi lập PT.

Trong quá trình giải các bài tập đã giúp các em có khả năng phân tích, suy ngẫm, khái quát vấn đề một cách chặt chẽ, các em không còn ngại khó, mà rất tự tin vào khả năng học tập của mình.

Nhiều em khá giỏi đã tìm ra được cách giải hay và ngắn gọn phù hợp. Quá trình thử nghiệm cùng với những kết quả đạt được từ thử nghiệm cho thấy mục đích của thử nghiệm đã được hoàn thành, tính khả thi và hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đã được khẳng định. Điều đó góp phần quan trọng vào việc rèn luyện khả năng giải toán bằng cách lập PT cho HS, góp phần nâng cao chất lượng học tập chủ đề “Giải toán bằng cách lập PT, HPT” nói riêng và nâng cao chất lượng đại trà, thi vào THPT nói chung.

KẾT LUẬN

Giải bài toán bằng cách lập PT là một trong những khả năng quan

trọng cần được hình thành và phát triển cho HS nhằm thực hiện mục tiêu dạy học môn Toán ở trường phổ thông. Theo hướng nghiên cứu này khóa luận đã đạt được những kết quả chính sau:

 Làm rõ vai trò quan trọng của việc dạy học chủ đề“Giải bài toán bằng

cách lập PT, HPT” ở trường THCS.

 Xây dựng được các thành tố thành phần của khả năng giải bài toán

bằng cách lập PT cho HS.

 Khảo sát thực trạng rèn luyện khả năng giải bài toán bằng cách lập PT cho HS lớp 8, lớp 9 ở trường THCS. Xác định được nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng việc rèn luyện khả năng giải bài toán bằng cách lập PT cho HS hiện nay chưa được chú trọng là: GV còn thiếu các tài liệu định hướng cho việc làm này.

 Đề xuất được ba biện pháp sư phạm thực hiện rèn luyện khả năng giải

bài toán bằng cách lập PT thông qua dạy học chủ đề “Giải bài toán bằng cách lập PT, HPT”. Các biện pháp có quan hệ tương hỗ với nhau, cùng tác

động tích cực vào việc rèn luyện các thành tố thành phần của khả năng giải

bài toán bằng cách lập PT đã xây dựng. Các ví dụ trình bày trong các biện

pháp chủ yếu lấy từ trong SGK, sách tham khảo phù hợp với nội dung chương trình môn Toán lớp 8, lớp 9 ở trường THCS.

 Thử nghiệm sư phạm nhằm khẳng định tính khả thi của các biện pháp sư phạm đã đề xuất.

 Khóa luận có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên sư phạm Toán và GV Toán THCS quan tâm đến vấn đề rèn luyện khả năng giải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Rèn luyện khả năng giải bài toán bằng cách lập phương trình cho học sinh lớp 8 và lớp 9 ở trường trung học cơ sở (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 57 - 66)