Nguyên nhân

Một phần của tài liệu luận văn:Nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ docx (Trang 61 - 66)

L ỜI MỞ ĐẦU

2.4.2.2. Nguyên nhân

V phương thc sn xut

Việt Nam hiện có 4 phương thức làm hàng da giầy. Một là, gia công thuần tuý, nghĩa là, nhà máy chỉ nhận vật tư, nguyên liệu được cung cấp từđối tác nước ngoài, không phải thanh toán tiền vật tư, nguyên liệu và sau khi dùng vật tư, nguyên liệu đó theo qui trình công nghệđã được chọn sẵn phía nước ngoài, làm ra sản phẩm, rồi xuất giao lại cho phía đối tác nước ngoài và nhận tiền công. Hai là, mua nguyên liệu bán thành phẩm, cũng gần giống phương thức thứ nhất nhưng nhà máy phải tự mua vật tư và thanh toán tiền vật tư. Ba là, sản xuất theo doanh nghiệp gọi hiện nay là hàng FOB, có 2 phương thức khác nhau, thứ nhất là xuất hàng FOB, sản xuất cho các thương hiệu nước ngoài, tiêu thụở thị trường xuất khẩu và thứ hai là sản phẩm mang thương hiệu của chính doanh nghiệp đó nhưng phương thức này hiện nay thực hiện được rất ít vì thương hiệu của ta chưa đủ mạnh.

Đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp da giầy Việt Nam là phương thức sản xuất chủ yếu vẫn là gia công cho đối tác nước ngoài, sản xuất phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu trực tiếp còn tương đối hạn chế. Trên 80% các doanh nghiệp Việt Nam là người gia công, nhà thầu phụ cho các hãng lớn. Tuy kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng nhanh, chủ yếu xuất khẩu theo

hình thức gia công (chiếm trên 70% kim ngạch) nên hiệu quả thực tế rất nhỏ (25% - 30% tổng doanh thu xuất khẩu). Từ mẫu mã cho đến giá bán hoàn toàn do phía đối tác quyết định, còn thu nhập của doanh nghiệp chủ yếu từ phí gia công sản phẩm. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn không được và không có khả năng quyết định giá bán một đôi giầy trên thị trường, không tham gia vào quá trình thương mại, không quyết định đầu vào và đầu ra cho một sản phẩm. Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất làm gia công ở tầng thứ 2, thứ 3. Theo Hiệp hội Da giầy Việt Nam, hiện nay mỗi doanh nghiệp muốn đáp ứng nhu cầu thị trường thì phải có nhà máy lớn từ 12.000 đến 15.000 lao động và chỉ với qui mô như thế mới có thể bù đắp được chi phí quản lý, cùng một số kinh phí khác đáp ứng nhu cầu các đơn hàng lớn từ các nước nhất là thị trường Hoa Kỳ.

Nguyên liu và máy móc

Việt Nam còn thiếu hẳn sự kiểm soát về nguồn nguyên vật liệu, không tự chủ được nguồn nguyên liệu trong nước, phụ thuộc nhiều vào vật liệu đầu vào nhập khẩu, phần lớn nguồn nguyên liệu đầu vào này lại do phía đối tác liên doanh cung cấp. Có 3 loại nguyên liệu chủ yếu để sản xuất da, giầy, là chất liệu da và giả giầy dép, các nguyên liệu phụ trợ như keo dán, chỉ khâu, nút, nhãn hiệu, cót thì đến 70% đến 80% Việt Nam phải nhập khẩu từ các nước châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc. Tuy đế giầy, khâu nguyên phụ liệu được các doanh nghiệp Việt Nam chủ động cấu kết, nhưng chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu sản xuất của ngành nói chung.

Nhiều nguyên liệu nhập khẩu được sản xuất từ Trung Quốc, song giá cả nhập khẩu chính ngạch vẫn rất cao, do đó, các doanh nghiệp phải nhập qua nước thứ 3 (Đài Loan, Hàn Quốc). Hệ thống cung ứng trong nước hiện còn đang rất yếu. Hầu hết nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc đều qua con đường tiểu ngạch. Giá nguyên liệu trong nước còn rất cao. Nguyên liệu từ nguồn trong nước chất lượng lại kém, không đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhiều nguyên liệu không có sẵn ở Việt Nam như thuộc da.

Theo Bộ Công Thương, mỗi năm nước ta vẫn phải nhập 6 triệu feet vuông da thuộc. Nhà máy thuộc da chưa đáp ứng được 10% nhu cầu và hiện chỉ hoạt động được 25% công suất do thiếu nguyên liệu. Hàng năm, Việt Nam chỉ có thể cung cấp 5000 tấn da bò và 100 tấn da trâu nhưng nguồn nguyên liệu nội địa không được tận dụng và giá trị xuất khẩu thấp. 60% nguồn da này được xuất sang Trung Quốc và Thái Lan, phần còn lại thì không đủ tiêu chuẩn để sản xuất sản phẩm xuất khẩu. Vì thế mỗi năm Việt Nam chi từ 170 tới 230 triệu USD để nhập da giả và từ 80 tới 100 triệu USD để nhập da từ Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc.

Năm 2006 nhập khẩu da thuộc đạt 545 triệu USD với sản lượng 377 triệu Sqft (Square foot ). Từ năm 2000 ngành công nghiệp sản xuất giầy dép phải nhập khẩu từ 80 -85% nguyên phụ liệu của thế giới, qua một quá trình phát triển đến 2006, riêng sản xuất giầy thể thao với sản lượng chiếm tới 70% sản xuất thì đã chủ động được 70% nguyên liệu tại chỗ. Các nhà máy sản xuất đế, thuộc da, nhựa…. trong nước đã có thể cung ứng đầy đủ. Các doanh nghiệp chỉ phải nhập khẩu những nguyên vật liệu có hàm lượng chất xám cao như Da cao cấp của Ý và một số loại nguyên phụ liệu đặc chủng của Hàn quốc, Đài Loan. Như vậy qua 5 năm ngành đã giảm việc nhập khẩu nguyên phụ liệu từ 80% xuống còn 60%.

Máy móc thiết bị: Chủ yếu vẫn phải nhập khẩu từ các nước như Ý, Hàn quốc, Đài loan và Trung quốc. Năm 2006 tổng kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị là 57 triệu USD.

Như vậy, cái gọi là sức cạnh tranh, tiềm lực mạnh của ngành da giầy thực ra đều thuộc về các công ty lớn của Đài Loan, Hàn Quốc đặt tại Việt Nam. Chính họ đã khai thác các lợi thế về lao động, môi trường xã hội ổn định, giá nhân công rẻ...vv của Việt Nam.

Thương hiu và h thng phân phi

Về hệ thống phân phối, có đến hơn 60% các sản phẩm giầy dép Việt Nam là gia công cho phía đối tác nước ngoài dưới hình thức làm theo đơn đặt hàng, với giá nhân công rẻ nên các doanh nghiệp Việt Nam chỉ giao hàng đến các nhà buôn mà

không xuất khẩu trực tiếp đến các nhà phân phối chính. Đây là điểm rất yếu của ngành Giầy dép Việt Nam vì đa phần phụ thuộc vào hệ thống phân phối kinh doanh nước ngoài, điều đó đồng nghĩa với việc bị chi phối về sản xuất. Do da giầy Việt Nam chủ yếu là hàng gia công lại cho các hãng khác của nước ngoài, nên phải lấy tên hiệu của các hãng này. Tiềm năng của ngành da giầy Việt Nam không kém các nước mạnh về ngành công nghiệp này, nhưng bài toán quan trọng về phân công, cơ cấu sản xuất và lao động lại chưa giải quyết được. Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu giầy da Việt Nam vào thị trường thế giới trên 2 tỷ USD, nhưng lượng giầy của các chủ doanh nghiệp Việt Nam chỉ chiếm khoảng 10% đến 15%. Da giầy Việt Nam trên thế giới chưa có tên, thương hiệu cũng là một khó khăn lớn trong cạnh tranh..Trong những năm tới, cạnh tranh trên thị trường giầy dép quốc tế sẽ rất khốc liệt, doanh nghiệp Việt Nam muốn gia nhập sân chơi thương mại lớn phải xây dựng được thương hiệu cho mình.

Đội ngũ thiết kế mu mã

Theo nhận xét của LEFASO, đội ngũ thiết kế tạo mẫu giầy hiện nay ở ta còn rất thiếu và yếu. Gọi là các “nhà tạo mẫu” cho sang trọng, nhưng phần lớn xuất thân từ công nhân, sau thời gian làm các dây chuyền sản xuất, được lựa chọn bồi dưỡng tại chỗ để làm ở bộ phận ra mẫu và phát triển sản phẩm. Những nhân viên này không được đào tạo có bài bản chuyên về thiết kế tạo mẫu giầy, một số khác chỉ được tiếp thu trực tiếp qua các chuyên gia, các khóa ngắn hạn do doanh nghiệp cử đi học.Hiện nay, Việt Nam có quá ít những cán bộ thiết kế lành nghề, hoặc nếu có thì họ cũng chưa được đào tạo một cách chuyên nghiệp, bài bản. Bên cạnh việc có một chiến lược đào tạo nguồn cán bộ thiết kế thời trang, ngành công nghiệp giầy dép Việt Nam phải củng cố các đơn vị xúc tiến hỗ trợ và kỹ năng bán hàng của các nhà sản xuất. Có như vậy, chúng ta mới đột phá được những thị trường mới giàu tiềm năng.

Hiện tại, nhu cầu vềđội ngũ này ở các doanh nghiệp rất lớn. Chỉ riêng ở Công ty Biti’s Đồng Nai, đội ngũ cán bộ thiết kế, tạo mẫu, kỹ thuật viên tới trên 100 người. Các doanh nghiệp khác có quy mô lớn cần có số lượng tương tự.

Mặc dù thiếu thốn đội ngũ như vậy, nhưng đây cũng là ngành duy nhất không có trường lớp đào tạo kỹ thuật hay cử nhân thiết kế tạo mẫu. Hiện nay ngành giầy thiếu vắng hẳn một lực lượng là những kỹ sư phác họa, mỹ thuật công nghiệp. Thiếu đội ngũ này thì không thể nào nói đến có được các mẫu mã sáng tạo, thời trang, không thể cạnh tranh với hàng các nước, càng không thể nói đến các thương hiệu nổi tiếng như Nike, Adidad... Hiện tại, chỉ có một số rất ít nhân viên học mỹ thuật công nghiệp ra và làm việc tại các phòng kỹ thuật của doanh nghiệp, như công ty giầy An Lạc, 32, Công ty Xuất nhập khẩu da giầy Sài Gòn…

Một số doanh nghiệp tiềm năng đã đầu tư hoàn chỉnh hệ thống tựđộng hoá thiết kế, các dây chuyền sản xuất thử nghiệm phục vụ công tác ra mẫu chào hàng đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách hàng, các nhà nhập khẩu. Điển hình như Cty CP giầy An Lạc, Cty CP giầy Thái Bình và các Cty 100% vốn nước ngoài (Tea Kwang Vina, Shyang Hung Cheng, Pou Yuen, Pou Chen, Biti’s HCM, Biti’s Đồng Nai, giầy Thượng Đình...).

CHƯƠNG III : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GII PHÁP NÂNG CAO SC CNH TRANH CA GIY DÉP VIT NAM

TRÊN TH TRƯỜNG HOA K

Một phần của tài liệu luận văn:Nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ docx (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)