Khái quát về nền kinh tế Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu luận văn:Nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ docx (Trang 26 - 27)

L ỜI MỞ ĐẦU

2.1.1. Khái quát về nền kinh tế Hoa Kỳ

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (United States of America), thường gọi là Mỹ hoặc Hoa Kỳ, gồm 50 bang và đặc khu Colombia (tức là thủđô Washington) hợp thành. Hoa Kỳ nằm ở Tây bán cầu, Bắc giáp Canada, Nam giáp Mexico và vịnh Mexico, Đông giáp Đại Tây Dương, Tây giáp Thái Bình Dương, bang Alaska nằm phía Tây bắc Canada, quần đảo Hawaii ở Thái Bình Dương. Với diện tích 9.629.047 km2, Hoa Kỳ đứng thứ 4 thế giới sau Liên bang Nga, Canada, Trung Quốc, chiếm 6,2% diện tích toàn cầu. Phần lục địa chính từ Đông sang Tây rộng 4.500 km, từ Bắc xuống Nam rộng 2.500 km. Hoa Kỳ là một quốc gia đa chủng tộc: da trắng (69,1%), da đen (12,1%), gốc Latin (Hispanic) (12,5%), gốc Châu á (3,6%), thổ dân Hoa Kỳ (0,8%).

Hiện nay và trong nhiều năm nữa, Hoa Kỳ vẫn là nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới. Năm 2007, GDP của Hoa Kỳước đạt xấp xỉ13,79 nghìn tỷ USD (tính theo giá Đô la cùng năm), chiếm khoảng 26% tổng GDP toàn thế giới. Nếu tính theo sức mua (PPP) thì GDP của Hoa kỳ chiếm khoảng 20%. Thu nhập bình quân đầu người ở Hoa Kỳ năm 2007 đạt 43,594 USD, xếp thứ 9 trên thế giới.

Cơ cấu kinh tế của Hoa Kỳ năm 2007 gồm dịch vụ 78,7%, công nghiệp chế tạo 20,3%, và nông nghiệp 1%. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP của Hoa Kỳ vẫn có xu hướng tăng.

Kể từ thập kỷ 90 trở lại đây, Hoa Kỳ đã duy trì được mức tăng trưởng GDP cao hơn mức tăng trưởng chung của cả khối G7. Mức tăng trưởng GDP bình quân của Hoa Kỳ trong thập kỷ 90 là 3,6% trong khi đó mức tăng chung của cả khối G7 trong cùng thời kỳ chỉ là 2,6%. Tuy nhiên, tốc độ tăng GDP thực tế bình quân của Hoa Kỳ từ năm 2000 trở lại đây thấp hơn so với thập kỷ 90 và không ổn định.

Hoa Kỳ rất mạnh và đóng vai trò chi phối thế giới trong các lĩnh vực tài chính tiền tệ, thương mại điện tử, thông tin, tin học, bưu điện, du lịch, vận tải hàng không, vận tải biển, y tế, giáo dục, điện ảnh, tư vấn v.v. Trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, hiện nay, Hoa Kỳ chiếm khoảng 50% tổng lưu lượng thanh toán và đầu tư quốc tế thực hiện bằng đồng đô la.

Các ngành công nghiệp chính của Hoa Kỳ bao gồm: dầu lửa, sắt thép, ô tô, hàng không, viễn thông, hóa chất, điện tử, chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, khai thác gỗ, khai khóang. Các ngành chế tạo hàng không, điện tử, tin học, nguyên tử, vũ trụ, hóa chất là những ngành công nghiệp mũi nhọn của Hoa Kỳ. Các sản phẩm nông nghiệp chính của Hoa Kỳ gồm lúa mỳ, các loại ngũ cốc khác, ngô, hoa quả, bông, thịt bò, thịt lợn, gia cầm, sản phẩm sữa, lâm sản, cá.

Tổng kim ngạch thương mại quốc tế (gồm cả hàng hóa và dịch vụ) của Hoa Kỳ năm 2005 đạt xấp xỉ 3,27 nghìn tỷ USD, tăng khoảng 12% so với năm 2004, trong đó kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá khoảng 2,57 nghìn tỷ, chiếm 78% và bằng 20% GDP.

Hoa Kỳ là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hoa Kỳ là một trong ba nước thành lập ra Khu vực mậu dịch tự do Bắc Hoa Kỳ (NAFTA). Hoa Kỳ đã ký hiệp định thương mại tự do song phương với một số nước, và dành ưu đãi thương mại đơn phương cho nhiều nước đang và chậm phát triển. Hiện nay, Hoa Kỳ có quan hệ buôn bán với 230 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trung quốc đã vượt Nhật bản trở thành bạn hàng lớn thứ 3 của Hoa Kỳ sau Canada và Mêhicô là hai nước thành viên của NAFTA.

Một phần của tài liệu luận văn:Nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ docx (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)