L ỜI MỞ ĐẦU
2.3. Phân tích sức cạnh tranh của giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
Kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam vào Hoa Kỳ năm 2007 đạt 900 triệu USD, tăng 12% so với năm 2006. Tuy nhiên, quy mô xuất khẩu còn khiêm tốn so với dung lượng thị trường Hoa Kỳ bởi nhập khẩu giầy dép của Hoa Kỳ vào khoảng 17-18 tỷ USD/năm, chiếm 1/3 dung lượng thị trường thế giới.
Mục tiêu phấn đấu của Việt Nam năm 2008 là đạt kim ngạch 1,1 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2007, chiếm khoảng trên 5% kim ngạch nhập khẩu giầy dép của Hoa Kỳ. Xuất khẩu giầy dép của Việt Nam năm 2007 vào thị trường Hoa Kỳ năm 2007 mới chỉ chiếm 4% kim ngạch nhập khẩu của nước này.
Kim ngạch giầy dép của Việt Nam luôn ổn định và có xu hướng tăng rõ rệt, trung bình là 497,4 triệu USD/ năm . Năm 2000, sản lượng của nước ta mới chỉđạt mức 124 triệu USD. Trong năm tiếp theo, sản lượng mới tăng ở mức 7 triệu USD (5,6%). Sang năm 2002, sản lượng tăng một mức ấn tượng là 92 triệu USD (70%). Điều đó minh chứng rõ ràng cho ảnh hưởng của hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ. Từ năm 2002 đến năm 2005, mức tăng trưởng luôn ở mức xấp xỉ 50%. Đến năm 2006, sản lượng chỉ còn duy trì ở mức tăng trưởng 32,7 % và năm 207 là 9,5%. Sở dĩ có điều đó là do các doanh nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng do vụ kiện của EU, lo ngại điều tương tự sẽ xảy ra ở thị trường Hoa Kỳ.
Mặt khác, Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt của Trung Quốc. Với ưu thế giá rẻ và mẫu mã đa dạng, Trung Quốc áp đảo Việt Nam về sản lượng xuất khẩu. Sản lượng của Trung Quốc gấp Việt Nam 13 lần. Tương quan giữa 2 nước đang có xu hướng rút ngắn lại. Năm 2000, giá trị giầy dép xuất khẩu của Việt Nam thậm chí chỉ bằng 1,36% so với Trung Quốc nhưng cho đến năm 2007 thì tỷ lệ này đã là 7,5%.
Kim ngạch xuất khẩu hầu hết các nước khác vào thị trường Hoa Kỳ có xu hướng giảm hoặc không tăng. Braxin và Indonesia giảm rõ rệt. Italia vẫn duy trì ở mức 1,1 tỷ USD cho đến 1,2 tỷ USD. Nhưng với mức tăng trưởng ấn tượng như trên thì nhiều khả năng Việt Nam sẽ nhanh chóng vượt Italia để trở thành nước đứng thứ 2 về xuất khẩu giầy dép vào Hoa Kỳ.
Bảng 2.3. Giá trị giầy dép xuất khẩu sang Hoa Kỳ (triệu USD) Nước 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Trung Quốc 9098 9647 10114 10396 11185 12467 13600 13915 Việt Nam 124 131 223 324 472 716 950 1040 Braxin 1146 1159 1078 1038 1079 1079 893 775 Indonesia 730 724 730 569 492 510 471 390 Italia 1250 1251 1175 1233 1241 1128 1101 1293 Thái Lan 328 314 277 284 286 291 292 264 Đài Loan 86 70 67 70 75 56 47 110 Mexico 283 250 223 235 201 203 222 206 Ấn Độ 108 98 92 107 124 138 153 163 Hồng Kông 66 80 67 60 85 50 70 74 Các nước khác 1289 1008 859 794 836 786 894 969 Tổng số 14508 14903 15079 15252 16185 17493 18693 19203
0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 20000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Hình 2.3. Giá trị nhập khẩu giày dép của Hoa Kỳ
Các nước khác Hồng Kông Ấn Độ Mexico Đài Loan Thái Lan Italia Indonesia Braxin Việt Nam Trung Quốc
(Nguồn: Bộ Thương mại Hoa Kỳ)
Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu giầy dép của nước ta sang Hoa Kỳ trong những tháng tới đây sẽ tiếp tục tăng do nước này đang thực hiện chính sách hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu và số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ tăng đáng kể. Chỉ tính riêng trong 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng 37%. Thị trường Hoa kỳ được nhiều doanh nghiệp trong ngành hướng tới, một phần do tác động vụ kiện, một phần do nhu cầu đa dạng, phong phú, và quan hệ song phương được cải thiện, các doanh nghiệp chuyển hướng nhằm đa dạng hoá thị trường, hạn chế rủi ro khi bị áp thuế phá giá cao tại thị trường EU, đặc biệt tranh thủ các lợi thế về ưu đãi thuế quan, cải thiện quan hệ thương mại khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO.
2.3.2. Thị phần của hàng hóa
Về thị phần, tính theo số lượng nhập khẩu, Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu giầy dép hàng đầu sang Hoa Kỳ. Năm 2007, Việt Nam xuất khẩu 94 triệu đôi giầy dép các loại, đứng thứ hai trong các nước xuất khẩu giầy dép vào Hoa Kỳ.
Trung Quốc vẫn áp đảo với giá trị lên tới 86,68 % (theo số lượng) và 72,46% (theo giá trị). Nếu so sánh về số lượng, Việt Nam là nước xuất khẩu thứ 2 vào Hoa Kỳ và theo giá trị là đứng thứ 3 (sau Italia). Xét về thứ tự, Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc cùng với sự giảm sút của ngành da giầy Braxin. Từ năm 2000 cho đến năm 2002, Việt Nam chỉđứng thứ 7 trong 10 nước xuất khẩu giầy dép hàng đầu vào Hoa Kỳ. Trong 2 năm tiếp theo, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 5 ( vượt Thái Lan và Mêhicô) . Năm 2005, Việt Nam đứng thứ 4 và cho đến năm 2007 là vị trí thứ 3.
Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận là sự áp đảo của Trung Quốc. Giá trị xuất khẩu của giầy dép Trung Quốc trên thị trường Hoa Kỳ gấp 2,6 lần tất cả hàng hoá của các nước khác cộng lại.
Hình 2.4. Tỷ trọng các nước xuất khẩu giầy dép vào Hoa Kỳ năm 2007
( Nguồn: Hiệp hội giầy dép Hoa Kỳ )
2.3.3. Giá bán hàng hóa
Giá bán luôn là một chỉ tiêu quan trọng tạo nên sức cạnh tranh của hàng hóa. Đối với mặt hàng giầy dép, tiêu chí này càng trở nên quan trọng. Người tiêu dùng
Hoa Kỳ có xu hướng thay đổi liên tục mẫu mã. Họ sẽ ưu tiên cho hàng hóa có giá rẻ.
Theo số liệu thống kê, ta có thể thấy mức giá của Trung Quốc là thấp nhất. Điều này chứng tỏưu thế rõ ràng về giầy dép giá rẻ của Trung Quốc. Giá cao nhất là giầy dép của Italia, quốc gia này đặc biệt có ưu thế về giầy dép chất lượng cao. Đồng thời, Italia có những thương hiệu giầy dép thời trang lớn, nổi tiếng trên thế giới. Đối với những người tiêu dùng Hoa Kỳ có thu nhập cao, họ hầu hết chỉ quan tâm đến những hàng hoá có thương hiệu nổi tiếng.
Giá giầy dép của Việt Nam cao hơn Hồng Kông (8,92 USD) và Đài Loan (9,13 USD) và thấp hơn hầu hết các nước khác. Như vậy, giầy dép Việt Nam có sức cạnh tranh tương đối tốt về mức giá thành.
Hình 2.5. Giá bán trung bình của giầy dép trên
thị trường Hoa Kỳ 0 5 10 15 20 25 2004 2005 2006 2007 Trung Quốc Việt Nam Braxin Mêhicô
(Nguồn: Bộ Thương Mại Hoa Kỳ)
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là giá thành phải tương ứng với chất lượng hàng hoá đạt được. Hàng hoá của Việt Nam có chất lượng tương đối tốt nhưng luôn phải bán dưới giá thấp hơn vì không có thương hiệu, nhãn mác.
Bảng 2.4. Giá bán trung bình của hàng hóa trên thị trường Hoa Kỳ Nước 2004 2005 2006 2007 Trung Quốc 6.31 6.48 6.66 6.74 Việt Nam 10.92 12.82 11.04 11.00 Braxin 10.54 11.11 13.39 14.72 Indonesia 10.82 11.02 11.17 11.02 Italia 35.21 40.63 43.22 43.30 Thái Lan 11.32 11.93 12.42 12.40 Đài Loan 4.50 5.07 5.29 9.13 Mexico 12.84 19.72 20.02 17.78 Ấn Độ 15.48 14.51 14.77 15.77 Hồng Kông 4.50 6.22 5.59 8.29 Các nước khác 20.64 19.54 22.01 24.08 Mức giá trung bình 7.62 7.77 7.88 8.06 ( Nguồn: Hiệp hội giầy dép Hoa Kỳ )
2.4. Đánh giá sức cạnh tranh của giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
2.4.1. Ưu điểm
2.4.1.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu tăng lên rõ rệt
Ngành giầy dép Việt Nam đã có một bước tiến lớn qua nhiều năm. Trên thị trường Hoa Kỳ, từ vị trí thứ 8 năm 2001, sau 8 năm Việt Nam đã vươn lên vị trí
nước xuất khẩu thứ 2 về số lượng và thứ 3 về giá trị giầy dép. Kim ngạch gia tăng theo từng năm và có xu hướng tăng mạnh trong những năm gần đây. Sau vụ kiện bán phá giá giầy mũ da của EU, sự chuyển dịch này diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
Mức tăng cao nhất là năm 2002 với giá trị tăng hơn 70% so với năm 2001. Sở dĩ có hiện tượng đột biến này là do ảnh hưởng của Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ.
Hình 2.5. Giá trị giầy dép xuát khẩu Việt Nam sang Hoa Kỳ (triệu USD)
(Nguồn: Thông tin thương mại Việt Nam, Bộ Công Thương)
2.4.1.2. Các mặt hàng ngày càng đa dạng
Các sản phẩm về giầy dép có thể chia thành 6 nhóm chính như sau: giầy da, giầy vải, giầy nữ, giầy thể thao, dép các loại, cặp túi xách các loại. Các loại sản phẩm chủ yếu là giầy thể thao, chiếm trên 40% kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang thị trường này; giầy vải gần 20%; giầy nữ xấp xỉ 15%; dép khoảng 17% và giầy da hơn 1,5%. Các mặt hàng giầy có mũ từ da giảm mạnh (đặc biệt giầy
nữ có mũ từ da), nhiều đối tác chuyển hướng đặt sản xuất giầy thể thao công nghệ cao hoặc giầy khác có mũ từ giả da nhằm tránh bịảnh hưởng của việc áp thuế.
Mặt hàng giầy vải tăng mạnh, một phần do nhu cầu tiêu dùng gia tăng, một phần do được duy trì trở lại sau thời gian dai suy giảm (bởi các đơn hàng dự trữ hoăc tồn kho nhiều…). Đểđáp ứng nhu cầu giầy vải, một số doanh nghiệp tập trung khai thác tối đa năng lực sản xuất hiện có, một số khác khôi phục trở lại các dây chuyền sản xuất đã chuyển đổi trước đây. Tuy nhiên, yêu cầu về chất lượng, mẫu mã các loại giầy vải cao hơn nhiều so với những năm trước đây, đặc biệt các loại giầy vải thời trang. Sản lượng dép sandals, dép đi trong nhà gia tăng với nhiều mẫu mã đa dạng, phong phú.
Hình 2.6. Cơ cấu các mặt hàng
(Nguồn: Thông tin thương mại Việt Nam, Bộ Công Thương)
2.4.1.3. Chất lượng hàng hóa đã được nâng cao
Giầy dép Việt Nam được đánh giá là có chất lượng tương đối tốt trên thị trường quốc tế. Người công nhân Việt Nam rất khéo tay, có tay nghề cao nên làm ra sản phẩm rất có chất lượng cao. Thông qua việc hợp tác dưới nhiều hình thức với các đối tác nước ngoài, chất lượng giầy dép Việt Nam đã có bước tiến nhảy vọt khi những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng của các công ty hàng đầu thế giới như Nike, Reebok, Adidas, Bata, Fila... đã được sản xuất và xuất khẩu từ Việt Nam và
các doanh nghiệp Việt Nam có đủ khả năng sản xuất và cung cấp cho thị trường thế giới những sản phẩm có chất lượng, đáp ứng được thị hiếu của thị trường.
Việt Nam tuy không chủđộng được nguồn nguyên liệu để sản xuất giầy (kể cả da, giả da hay các chất liệu khác), song lại có ưu thế về nhân công rẻ, kỹ năng làm giầy tương đối tốt, có khả năng làm các loại giầy cao cấp, đòi hỏi tay nghề cao nên rất thích hợp cho việc sản xuất chủng loại giầy da trung và cao cấp vốn đòi hỏi sự tỉ mỉ, cầu kỳ và khéo léo của người thợ. Do đó, Việt Nam sẽ có lợi thế tương đối so với Trung Quốc và Indonesia khi gia công loại giầy da trung và cao cấp với nguồn nguyên liệu hoàn toàn do đối tác cung cấp. Ngoài ra, dây chuyền sản xuất tương đối tiên tiến, đồng bộ vì được đầu tư mới dẫn đến năng suất cao, cùng với chi phí quản lý thấp cũng góp phần khiến giá gia công của Việt Nam thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Hơn nữa, một khi các doanh nghiệp Việt Nam đã có thể sản xuất mặt hàng giầy da trung cao cấp thì đó chính là một cách thể hiện và khẳng định năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp dễ dàng mở rộng khách hàng thông qua sự giới thiệu của chính đối tác với các nhà nhập khẩu và bán lẻ, từ đó giành được những đơn hàng số lượng lớn với nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau.
Hiệp hội Da giầy Việt Nam xác định da giầy Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh được với các sản phẩm nước ngoài bằng chất lượng sản phẩm giầy dép. Doanh nghiệp cần đầu tư vào các sản phẩm trung, cao cấp để nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Thời gian tới, ngành sẽ tập trung vào lĩnh vực đào tạo phát triển nguồn nhân lực, trong đó đội ngũ thiết kế và marketing là khâu then chốt để vươn ra thị trường quốc tế. Đồng thời, ngành còn thành lập các trung tâm giới thiệu hàng Việt Nam ở nước ngoài nhằm quảng bá sản phẩm, nắm bắt thị hiếu khách hàng và tận dụng kênh phân phối của người Việt Nam ở đây để tạo thị trường mới.
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.4.2.1. Hạn chế 2.4.2.1. Hạn chế
Giá cả hàng hóa không ổn định
Mặc dù giá cả giầy dép Việt Nam có sức cạnh tranh tương đối so với các nước khác trên thị trường Hoa Kỳ nhưng do bị lệ thuộc vào nguồn nguyên nhiên liệu nhập khẩu và đơn hàng nên giá cả thường bị biến động không ổn định. Trong tháng 12/2007, do nguyên liệu bị biến động là giá xuất khẩu một số loại giầy tiếp tục giảm so với tháng 12/2006 và tháng 11/2007. Cụ thể, giá giầy tennis, giầy bóng rổ giảm 26,44% so với tháng 12/06; giảm 5,4% so với tháng 11/07 xuống 8,5 USD/đôi. Giầy thể thao mũ nguyên liệu dệt giảm 18,9% so tháng 12/06, giảm 5,4% so tháng 11/07 xuống 7,95 USD/đôi…Tính chung năm 2007, giá các loại giầy này giảm lần lượt 12,4% và 19,5%. Ngược lại, giá xăng đan tăng 12,34% lên 8 USD/đôi; giá giầy thể thao đế/mũ cao su/plastic tăng 9,6% lên 8,7 USD/đôi; giá giầy thể thao mũ da thuộc tăng 7% lên 9,18 USD/đôi... so với tháng 12/2006.
Mẫu mã nghèo nàn
Một trong những điểm yếu lớn nhất lâu nay của ngành giầy da Việt Nam vẫn là sự nghèo nàn về mẫu mã. Năm 2007, 11 gian hàng giầy Việt Nam tham gia hội chợ Duseldorf tại Đức, đã phải lép vế trước trên 200 gian hàng của người khổng lồ Trung Quốc. Mẫu giầy Việt Nam hầu như na ná nhau, giá lại cao hơn của Trung Quốc 20-30%. Tuy nhiên, giầy Việt Nam lại không phong phú về mẫu mã như sản phẩm của Đài Loan, Trung Quốc. Màu sắc giầy dép cũng phong phú hơn với những gam màu tươi sáng, nhất là giầy nữ đã bắt kịp với thời trang của những đồ dùng khác như quần áo, túi xách.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, thành công trên thị trường xuất khẩu các sản phẩm giầy dép của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào những nhà thiết kế có khả năng luôn tạo ra các mẫu mã giầy dép hợp thời trang với khách hàng quốc tế. Trong khi giầy trong nước chỉ mãi loay hoay với ba màu da chủ đạo là nâu, đen hoặc nửa nâu nửa đen thì Trung Quốc màu sắc hết sức đa dạng. Một mẫu giầy trong nước
thường chỉ có 3-4 màu, kiểu dáng chừng năm kiểu là hết. Nhưng với giầy Trung Quốc màu sắc không dưới 10 và kiểu thì phải trên số chục.
Với người tiêu dùng Hoa Kỳ với mức tiêu dùng 7 – 8 đôi giầy một năm, yếu tố giá cả và mẫu mã được đặt lên trên so với chất lượng. Sản phẩm này không đòi hỏi quá bền và sử dụng lâu dài.
Thương hiệu và uy tín sản phẩm còn yếu kém
Hội chợ Fashion First năm 2007 có 50 nước tham dự, nhưng không có Việt Nam, mặc dù Việt Nam được đánh giá là nước xuất khẩu lớn. Do da giầy Việt Nam chủ yếu là hàng gia công lại cho các hãng khác của nước ngoài, nên phải lấy tên hiệu của các hãng. Trên thị trường Hoa Kỳ, các sản phẩm giầy dép của Việt Nam đều có ghi "made in Vietnam" nhưng dòng chữ đó không tạo được ấn tượng với người tiêu dùng, bởi người tiêu dùng chỉ quan tâm đến tính cách nhãn hiệu mà họ yêu thích. Một trong những nguyên nhân khiến người tiêu dùng Hoa Kỳ không biết