L ỜI MỞ ĐẦU
3.2. Định hướng phát triển ngành giầy dép
Mục tiêu phát triển của ngành giầy dép là trở thành một ngành kinh tế quan trọng phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu ngoại tệ cho đất nước, đồng thời đảm bảo cho các doanh nghiệp giầy dép phát triển bền vững với công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng tiêu chuẩn ISO 9000, quản lý môi trường đáp ứng ISO 14000.
Cụ thể đến năm 2010, ngành sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 6,2 triệu USD, giải quyết việc làm cho 820.000 lao động, trong đó sản lượng giầy, dép các loại đạt 720 triệu đôi; cặp, túi 80,7 triệu cái và da thuộc là 80 triệu sqft. Mục tiêu của da, giầy Việt Nam vào năm 2010 là sản xuất 720 triệu đôi giầy, dép các loại khoảng 10,7 triệu chiếc cặp, túi xách... Để hoàn thành mục tiêu nói trên toàn ngành da, giầy sẽ phải tăng năng lực sản xuất lớn hơn rất nhiều.
Bảng 3.5. Mục tiêu sản lượng và giá trị xuất khẩu (2005-2010) 2005 2010 Giầy dép các loại (Đơn vị: 1.000 đôi) Tổng sản lượng 470.000 720.000 Xuất khẩu 427.700 655.200 Cặp, túi xách (Đơn vị: 1.000 đôi) Tổng sản lượng 51.700 80.700 Xuất khẩu 50.500 78.470 Da thành phẩm (Đơn vị: 1.000 sqft) Tổng sản lượng 40.000 80.000 Xuất khẩu 25.000 65.000 Tổng XK (Triệu USD) 3.100 6.200
(Nguồn: Bộ Công Thương)
Tổng vốn cho đầu tư giai đoạn 2006 đến năm 2010 dự kiến là 9.153,50 tỷ đồng, trong đó, tổng vốn đầu tư chiều sâu là 1.844,20 tỷđồng, tổng vốn đầu tư phát triển lĩnh vực thuộc da giai đoạn 2006 – 2010 là 604,0 tỷđồng. Ngoài ra, dự kiến thu hút 5.598,94 tỷđồng vốn đầu tư nước ngoài (tương đương 347,76 triệu USD). Các doanh nghiệp trong ngành da - giầy huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong và và ngoài nước thông qua các hình thức liên doanh, liên kết, thành lập công ty cổ phần, phát hành cổ phiếu, trái phiếu thông qua thị trường chứng khoán.
Quy hoạch ngành giầy dép khuyến khích mọi thành phần tham gia đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành giầy dép, kết hợp công nghiệp chế biến da với chăn nuôi công nghiệp-giết mổ tập trung; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất các sản phẩm giầy dép, đồ da để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; xây dựng các khu công nghiệp tập trung có đủđiều kiện về hạ tầng và xử lý môi trường để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư.
Bảng 3.6. Các chỉ tiêu sản xuất, xuất khẩu giầy dép, da và đồ da đến năm 2010 Sản phẩm chủ yếu Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 1. Kim ngạch xuất khẩu 1.000 USD 1.468 3.039 6.200 2. Giải quyết lao động 1.000 người 400 540 820 3. Sản phẩm chủ yếu
- Giầy, dép các loại 1.000 đôi 302.800 499.000 720.000 - Cặp, túi các loại 1.000 cái 31.000 51.700 80.700 - Da thuộc các loại 1.000 sqft 15.100 47.000 80.000
(Nguồn: Bộ Công Thương)
Sản xuất và đầu tư ngành giầy dép trên toàn quốc được bố trí thành 3 vùng, nhằm tạo sự phát triển cân đối theo vùng và lãnh thổ để tận dụng lợi thế về nhân công, nguồn nguyên liệu, đáp ứng chiến lược phát triển kinh tế theo từng giai đoạn. Cũng theo quy hoạch, tổng vốn đầu tư ngành giầy dép giai đoạn 2006-2010 dự kiến là 9.153,50 tỷ đồng, trong đó đầu tư chiều sâu 1.844,20 tỷ đồng, đầu tư phát triển lĩnh vực thuộc da 604,0 tỷ đồng. Ngoài ra, dự kiến ngành còn thu hút 347,76 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước thông qua các hình thức liên doanh, liên kết, thành lập công ty cổ phần, phát hành cổ phiếu, trái phiếu thông qua thị trường chứng khoán.
3.3. Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của giầy dép xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
3.3.1.1. Giải pháp về đầu tư, chú trọng thu hút vốn vào ngành giầy dép, đặc biệt là FDI biệt là FDI
Chính phủ nên xây dựng danh mục các dự án đầu tư với mục tiêu đón đầu để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước, khuyến khích mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào ngành này, trong đó ưu tiên phát triển nguồn nguyên liệu, phụ liệu cho ngành. Để ngành da giầy Việt Nam trong thời gian tới phát triển mạnh thì các cơ quan cấp trên cần có chính sách hỗ trợ ngành thu hút đầu tư vào lĩnh vực nguyên phụ liệu, đặc biệt nguyên liệu mũ giầy (khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này, có các ưu đãi dành riêng cho các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nguyên phụ liệu...). Do đó, muốn nâng chất lượng da thuộc thì đầu tiên cần phải quy hoạch vùng nuôi gia súc lấy da và có chiến lược phát triển, đầu tư vào công nghệ thuộc và xử lý da. Song, nhiều doanh nghiệp giầy dép cho rằng, muốn làm được việc này phải có sự phối hợp của nhiều ngành, đặc biệt là công-nông nghiệp.
Chúng ta cần phải đầu tư mới các nhà máy chế biến da với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Đối với các nhà máy thuộc da hiện có, đầu tư chiều sâu để hiện đại hoá nhằm nâng cao chất lượng da thuộc cho các doanh nghiệp sản xuất giầy dép; liên kết, liên doanh với các doanh nghiệp khác để đầu tư sản xuất nguyên liệu giả da, phụ liệu cung cấp cho ngành, giảm dần phần nhập khẩu từ nước ngoài..
Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tếđầu tư phát triển ngành Giầy dép. Huy động vốn thông qua liên doanh, liên kết, góp vốn thành lập Công ty cổ phần, việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu trên thị trường chứng khoán.
Nhà nước hỗ trợ kinh phí từ nguồn vốn ngân sách cho hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo, xây dựng cơ sở vật chất cho các đơn vị nghiên cứu và đào tạo. Đối với các dự án xây dựng hạ tầng cho các khu công nghiệp, các dự án xử lý môi trường được sử dụng nguồn vốn ODA và nguồn tín dụng của nhà nước.
Đồng thời, chúng ta cần phải xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành giầy dép có đủ điều kiện về hạ tầng, kỹ thuật và xử lý môi trường để kêu gọi và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia đầu tư vào ngành giầy dép.
3.3.1.2. Các giải pháp cung ứng nguyên liệu
Thứ nhất, tập trung đầu tư phát triển ngành công nghiệp hỗ trợđể tăng cường khả năng cung ứng nguyên vật liệu, bán thành phẩm, phụ liệu đầu vào trong nước cho sản xuất, thúc đẩy mối quan hệ bổ trợ liên ngành giữa các ngành công nghiệp, tăng sự chủ động về nguyên liệu đầu vào nhằm giảm thiểu các tác động từ bên ngoài, giảm chi phí sản xuất và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu.
Cùng với việc xây dựng các nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu, cần xây dựng các trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu để tăng khả năng cung ứng về nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của việc sản xuất giầy dép xuất khẩu.
Một vấn đề không kém phần quan trọng liên quan trực tiếp đến sản xuất da giầy phục vụ xuất khẩu là lĩnh vực thuộc da. Hiệp hội kiến nghị cần có chính sách hợp lý sao cho vừa thu hút được đầu tư nước ngoài, vừa cảnh báo được các doanh nghiệp về trách nhiệm bảo vệ môi trường công nghiệp. Bởi 2 năm trở lại đây, có nhiều công ty nước ngoài đến tìm cơ hội đầu tư vào lĩnh vực thuộc da ở nước ta, song các nước ở châu Á, nhất là Trung Quốc rất nghiêm ngặt với điều kiện môi trường ở các cơ sở sản xuất. Xung quanh vấn đề nguyên phụ liệu cho da giầy, Lefaso cũng mong muốn Chính phủ xây dựng quy hoạch lâu dài cho các khu công nghiệp chuyên ngành, ưu tiên các dự án đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu hiện doanh nghiệp vẫn phải nhập khẩu như giả da, chế tạo khuôn mẫu. Bên cạnh đó, sản xuất trong nước mới đáp ứng được tỷ lệ rất nhỏ nguyên liệu da thuộc, mà da thuộc trong nước lại chưa đảm bảo yêu cầu chất lượng, nên các doanh nghiệp đã hướng đến nhập khẩu da sơ chế, song đang phải chịu mức thuế nhập khẩu 3%. Do đó, các doanh nghiệp da giầy mong được Chính phủ giảm thuế nhập khẩu này xuống 0% để tạo điều kiện chủđộng nguồn nguyên liệu trong xuất khẩu. Mặc dù vậy, đại diện Bộ
Công thương cho rằng, vấn đề mấu chốt của ngành da giầy Việt Nam hiện nay vẫn là làm sao phát triển được công nghiệp thuộc da để chủ động nguồn nguyên liệu, từng buớc hình thành quy trình khép kín từ khâu sản xuất nguyên phụ liệu đến thiết kế, sản xuất và kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
3.3.1.3.Giải pháp tổ chức quản lý và phát triển nguồn nhân lực
Tăng cường hoạt động phối hợp, phân công sản xuất trong toàn ngành theo hướng chuyên môn hoá, hiệp tác hoá. Nghiên cứu và triển khai ứng dụng mô hình quản lý tiên tiến, hiện đại, tinh giản bộ máy quản lý, nâng cao hiệu quả điều hành trong doanh nghiệp.
Bên cạnh đó cần có phương hướng đào tạo nhân lực theo xu thế hiện đại của thế giới. Phương thức đào tạo tiến hành đa dạng hoá: Đào tạo tại chỗ kết hợp kèm cặp ở doanh nghiệp, tại nơi sản xuất; Kết hợp đào tạo chính quy tại các trung tâm, các trường trong nước với đào tạo tại nước ngoài đối với những ngành nghề trong nước chưa có hoặc đã có nhưng còn yếu kém. Mở ra nhiều ngành chuyên sâu, có giá trị thực tiễn cao. Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ; tuyển dụng cán bộ làm công tác pháp lý, am hiểu luật pháp Việt Nam và quốc tếđể đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Ưu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ thiết kế giầy, đội ngũ cán bộ kinh doanh giỏi về marketing và xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp. Đây là lực lượng chủ yếu giúp doanh nghiệp chuyển đổi phương thức sản xuất phù hợp, phát triển bền vững. Chú trọng tạo dựng một đội ngũ công nhân đủ về số lượng, thạo về tay nghềđảm bảo đủ điều kiện tiếp thu công nghệ mới, năng động sáng tạo.
Tiếp tục củng cố nâng cao chất lượng các lớp trung học kỹ thuật và cao đẳng về ngành Giầy dép. Có chế độ đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo của ngành. Đối với trình độ đại học trở lên, đào tạo chính quy tại các Trường đại học trong nước và nước ngoài.
Hiện nay, Việt Nam đang đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Sự hỗ trợ đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu giầy da Việt Nam không còn hoặc giảm mạnh thì vai trò của các hiệp hội ngành nghề, nhất là Hiệp hội Giầy dép Việt Nam phải phát huy mạnh ưu thế của mình, là cầu nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam với thị trường Hoa Kỳ , giữa doanh nghiệp Việt Nam với các Hiệp hội của Hoa Kỳ, cùng với các doanh nghiệp Việt Nam tìm ra cách thức giải quyết khi vấp phải những rào cản thương mại và phi thương mại.
Hỗ trợđể Hiệp hội và các doanh nghiệp tham gia chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia giai đoạn 2006 – 2008, với các nội dung thiết thực hơn, để hỗ trợ các doanh nghiệp gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
Tạo điều kiện để Hiệp hội có độ ngũ cán bộ chuyên trách đảm bảo thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp được tốt hơn và hiệu quả hơn..
Ngoài ra, cần đẩy mạnh việc xúc tiến thương mại, Hiệp hội Da Giầy Việt Nam (Lefaso) cần hỗ trợ, làm đầu mối để tổ chức cho các doanh nghiệp trong ngành thường xuyên được tham gia các kỳ hội chợ quốc tế giầy dép được tổ chức thường niên tại Las Vegas.
3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 3.3.2.1. Tăng sản lượng xuất khẩu trực tiếp 3.3.2.1. Tăng sản lượng xuất khẩu trực tiếp
Các doanh nghiệp cần phải giảm bớt tình trạng sản xuất theo hợp đồng và tăng sản lượng xuất khẩu trực tiếp với khách hàng. Ông Vũ Văn Minh, Tổng giám đốc Vina Giầy đưa ra giải pháp là các doanh nghiệp nên tăng cường xuất khẩu trực tiếp,vì hiện trong gần 2,6 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu của ngành, chỉ có khoảng 10-15% là từ xuất khẩu trực tiếp. Để tăng kim ngạch tự xuất khẩu sang Hoa Kỳ, các chuyên gia về thị trường Hoa Kỳ cho rằng, các doanh nghiệp da giầy nên liên kết lại với nhau để đáp ứng những đơn đặt hàng lớn của Hoa Kỳ, cũng như hỗ trợ nhau nâng cao chất lượng, mẫu mã, giảm giá thành. Khi xuất khẩu trực tiếp giầy dép sang Hoa Kỳ, doanh nghiệp Việt Nam nên chọn cho mình một phân khúc thị trường. Ông Diệp Thành Kiệt, Tổng giám đốc Công ty WEC Sài Gòn cho rằng, chọn phân khúc
thị trường là để tránh đối đầu với hàng sản xuất hàng loạt của Trung Quốc, phân khúc thị trường này là các sản phẩm chất lượng cao nhưng độc đáo. Hàng chất lượng cao, độc đáo có thể là các sản phẩm giầy dép có trình độ công nghệ cao hoặc có chi tiết phức tạp nhờ làm từ thủ công. “Việt Nam sẽ không đủ năng lực cạnh tranh về giá với các nước, đặc biệt là Trung Quốc. Vì vậy, cần phải chú ý đến cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm”.
Những năm gần đây, các doanh nghiệp da - giầy đã từng bước chuyển đổi từ gia công sang tự sản xuất. Nhiều doanh nghiệp có bộ phận thiết kế, phát triển sản phẩm và đầu tư dây chuyền sản xuất như Công ty TNHH Thái Bình, Công ty giầy An Lạc, Nhà máy giầy Phúc Yên, Công ty hữu Nghị, Thượng Đình, Thành Hưng... Mẫu mã của các doanh nghiệp này thiết kế đã được khách hàng lựa chọn. Một số doanh nghiệp đã tạo dựng nhãn hiệu riêng có uy tín trong nước như VINA Giầy, Biti’s, Bita’s, Thượng Đình, An Lạc…
3.3.2.2. Đa dạng hóa mẫu mã
Các doanh nghiệp cần mở rộng mạng lưới bán hàng ở nước ngoài, chú trọng vào thiết kế mẫu mã. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, thành công trên thị trường xuất khẩu các sản phẩm giầy dép của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào những nhà thiết kế có khả năng luôn tạo ra các mẫu mã giầy dép hợp thời trang với khách hàng quốc tế. Hiện nay, Việt Nam có quá ít những cán bộ thiết kế lành nghề, hoặc nếu có thì họ cũng chưa được đào tạo một cách chuyên nghiệp hóa, bài bản. Bên cạnh việc có một chiến lược đào tạo nguồn cán bộ thiết kế thời trang, ngành công nghiệp giầy dép Việt Nam phải củng cố các đơn vị xúc tiến hỗ trợ và kỹ năng bán hàng của các nhà sản xuất. Có như vậy, chúng ta mới đột phá được những thị trường mới giầu tiềm năng. Ngành da giầy Việt Nam sẽ xây dựng một Trung tâm hỗ trợ kỹ thuật tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, Chính phủ Italia tài trợ 1 triệu USD cung cấp thiết bị, làm phòng thí nghiệm, huấn luyện kỹ thuật.
Trong 5 năm trở lại đây, trường Cao đẳng kỹ thuật công nghiệp 1 và và 2 được giao đào tạo các cử nhân công nghệ giầy, mỗi năm ra trường từ 70-100 học viên.
Ngoài ra, được sự hỗ trợ của tổ chức ASSOMAC, Thương vụ Ý và Ủy ban EU, LEFASO đã tổ chức được 4 khóa thiết kế với trên 130 học viên từ các doanh nghiệp cửđi học. Số này đã có sự phát huy tương đối tốt trong việc thiết kế và phát triển sản phẩm ngành giầy.
3.3.2.3. Thực hiện tốt quan hệ công chúng
Đồng thời, việc thực hiện tốt quan hệ công chúng đóng vai trò khá quan trọng. Đó là thiết lập những mối quan hệ với các hiệp hội, đại diện nhóm khách hàng, nhóm bảo vệ môi trường, hiệp hội công đoàn trên thị trường Hoa Kỳ … có liên