Các thị trường cho giầy dép xuất khẩu Việt Nam

Một phần của tài liệu luận văn:Nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ docx (Trang 45 - 88)

L ỜI MỞ ĐẦU

2.2.3.Các thị trường cho giầy dép xuất khẩu Việt Nam

2.2.3.1. Th trường EU

EU vẫn là thị trường lớn nhất về xuất khẩu giầy dép của nước ta. Tuy nhiên, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giầy dép của nước ta sang EU có xu hướng giảm dần. Thay vào đó, Hoa Kỳ, Mêhicô và một số thị trường khác ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với ngành da giầy nước ta. Thuế chống bán phá giá của EU đối với giầy mũ da của nước ta là nguyên nhân chính làm cho kim ngạch xuất khẩu giầy dép của nước ta sang EU bị giảm liên tiếp trong các tháng cuối năm 2006. Tính chung cả năm 2006, kim ngạch xuất khẩu giầy dép của nước ta sang EU đạt 1,951 tỷ USD, tăng 10,83% so với năm 2005. EU vẫn là thị trường nhập khẩu giầy dép lớn nhất của nước ta, nhưng chiếm tỷ trọng kim ngạch thấp hơn so với những năm trước đây. Từ năm 2003 trở về trước, EU luôn chiếm trên 70% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giầy dép của nước ta. Năm 2005, tỷ trọng này giảm xuống còn 57,9% và năm 2006 giảm còn 54,32%.

Thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm giầy mũ da (gồm cả giầy trẻ em) sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới xuất khẩu giầy mũ da của nước ta sang EU. Để tiếp tục tăng kim ngạch xuất khẩu giầy dép sang EU, các doanh nghiệp cần chủ động chuyển hướng sang sản xuất và xuất khẩu những loại giầy không thuộc diện chịu thuế chống bán phá giá sang các nước EU. Tuy nhiên, trước mắt, chỉ một số doanh nghiệp có quy mô lớn mới có thể thực hiện được điều này do việc thay đổi dây

chuyền sản xuất rất tốn kém. Dự báo, xuất khẩu giầy dép sang EU năm 2007 sẽ tăng chậm hơn so với năm 2006.

2.3.2.2. Th trường Hoa K

Thị trường Hoa Kỳ tiếp tục tăng trưởng ấn tượng. Năm 2006, xuất khẩu giầy dép sang thị trường Hoa Kỳ tiếp tục thành công lớn với mức tăng trưởng kim ngạch 31,37% so với năm 2005, đạt 802,76 triệu USD. Như vậy, chỉ sau 6 năm, kim ngạch xuất khẩu giầy dép của nước ta sang Hoa Kỳđã tăng lên gấp 9 lần. Năm 2006, xuất khẩu giầy dép sang Hoa Kỳ chiếm 22,35% kim ngạch xuất khẩu giầy dép của cả nước, cao hơn nhiều so với mức 6% của năm 2000.

Với việc Việt Nam vào WTO và Hoa Kỳ áp dụng Quy chế Thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam, các sản phẩm giầy dép xuất khẩu sang thị trường này sẽ còn tăng mạnh hơn nữa. Thị trường Hoa Kỳ còn được nhiều doanh nghiệp hướng tới do nhu cầu nhập khẩu lớn và đa dạng. Dự báo, xuất khẩu giầy dép sang thị trường Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tăng khoảng 30% trong năm 2008.

Ưu điểm lớn của nhóm hàng này là không biến động hay dễ gặp rào cản thương mại như may mặc và thủy sản. Nhờ vậy, sau 3 năm BTA có hiệu lực, mặt hàng này đạt mức tăng trưởng ổn định nhất với tốc độ 40-50%/năm, sản phẩm chủ yếu là giầy thể thao và giầy dép nữ. Tuy nhiên, yếu tố nước ngoài trong sản xuất giầy dép còn rất lớn, các công ty xuất khẩu nhiều nhất và mạnh nhất sang Hoa Kỳ chủ yếu do nước ngoài đầu tư, phần còn lại cũng lại do các doanh nghiệp Việt Nam gia công cho các công ty nước ngoài là chính. Vì vậy, tăng trưởng cao nhưng thực tế giầy dép mới đóng góp cho tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ có 9% giá trị.

2.3.2.3. Th trường Mêhicô

Với mức tăng trưởng 61,96% trong năm 2006, Mêhicô đã vượt qua Nhật Bản trở thành thị trường nhập khẩu giầy dép lớn thứ 3 của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu giầy dép của nước ta sang thị trường này năm 2006 đạt 125,41 triệu USD, chiếm 3,49% kim ngạch xuất khẩu giầy dép của nước ta, cao hơn so với mức 2,55% của năm 2005 và 2,63% của năm 2004.

Xuất khẩu giầy dép của nước ta sang Mêhicô trong những năm gần đây tăng mạnh. Tuy nhiên, giầy dép của nước ta xuất khẩu sang Mêhicô đang bị Văn phòng Công Nghiệp Giầy da Guana của Mêhicô (CIEG) giám sát chặt chẽ vì cho rằng giầy dép của Việt Nam có khả năng bán phá giá tại thị trường Mêhicô. Để tiếp tục duy trì sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giầy dép sang Mêhicô, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh xuất khẩu các loại giầy thể thao vì loại giầy này hầu như không được sản xuất tại Mêhicô nên không có khả năng bị kiện bán phá giá. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần có biện pháp để không bị kiện và áp thuế chống bán phá giá vào thị trường Mêhicô.

2.2.3.4. Th trường Nht Bn

Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu giầy dép của nước ta sang Nhật Bản đạt 113,13 triệu USD, tăng 20,71% so với năm 2005, chậm hơn so với mức tăng trưởng 32,82% của năm 2005. Sự cạnh tranh của giầy dép Trung Quốc trên thị trường Nhật Bản là nguyên nhân chính khiến kim ngạch xuất khẩu của nước ta sang Nhật Bản tăng chậm.

Cơ hội tăng kim ngạch xuất khẩu giầy dép của nước ta sang Nhật Bản còn rất lớn vì nước ta hiện mới chiếm tỷ trọng rất thấp so với kim ngạch nhập khẩu giầy dép của Nhật Bản (khoảng 4%). Để thâm nhập sâu hơn vào thị trượng này, các doanh nghiệp phải đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng và nét độc đáo của sản phẩm, đồng thời sẵn sàng thực hiện các lô hàng nhỏ và đáp ứng nhanh yêu cầu của đối tác.

Mới đây, Hiệp hội Da giầy đã tổ chức một đoàn doanh nghiệp sang Nhật Bản để tìm kiếm cơ hội xuất khẩu. Theo một quan chức của Hiệp hội Da giầy thì khả năng tăng xuất khẩu vào thị trường này là rất cao. Trong những năm gần đây, giầy dép xuất khẩu vào Nhật tăng lên và đã khẳng định được vị trí trên thị trường này. Bộ Thương mại cho biết, hiện nay, Nhật Bản vẫn là thị trường xuất khẩu giầy dép lớn nhất của Việt Nam trong khu vực châu Á. Trong những tháng đầu năm, mức tăng trưởng xuất khẩu sang thị trường này tăng khá cao, có thời điểm như hai tháng

đầu năm tăng tới 75,8%. Xuất khẩu giầy dép vào Nhật Bản đang tăng cả về thị phần và kim ngạch. Việt Nam đã vượt qua Inđônêxia vươn lên vị trí thứ 3, chỉ đứng sau Trung Quốc và Italia.

Bộ Công Thương cũng nhận định, nhu cầu nhập khẩu giầy dép của Nhật Bản vẫn trong xu hướng tăng. Do đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản sẽ tiếp tục đạt được mức tăng trưởng cao trong năm nay. Theo đánh giá của Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, giầy dép Việt Nam có thể xuất vào Nhật với số lượng lớn là các loại giầy, dép có đế ngoài và mũ giầy bằng cao su hoặc plastic, da thuộc, hoặc da tổng hợp và mũ bằng da thuộc; dép xốp, dép quai hậu ...vv.

Tuy nhiên, thị trường Nhật Bản có những yêu cầu riêng về thiết kế, kích cỡ và phải phù hợp với thời tiết. Vì vậy, Hiệp hội da giầy đang khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư và thay đổi trong việc thiết kế giầy dép theo đúng thị hiếu của người dân Nhật Bản. Thậm chí, có thể nhập khuôn của Nhật để sản xuất cho phù hợp. Ngoài ra các nhà sản xuất cần quan tâm đến những xu hướng thời trang thay đổi theo mùa ở Nhật, theo thị hiếu của người tiêu dùng.

2.2.3.5. Th trường châu Phi

Tại thị trường châu Phi, mặt hàng giầy dép hoàn toàn có thể cạnh tranh, thậm chí có sức cạnh tranh hơn hẳn cả về chủng loại và giá cả so với những giầy, dép có xuất xứ từ nhiều nước khác được bày bán trong các siêu thị. Từ năm 2004, giầy dép Việt Nam đã bắt đầu khai thác thành công thị trường châu Phi, đặc biệt là thâm nhập và thị trường Nam Phi. Theo thống kê của Bộ Thương mại, xuất khẩu giầy dép sang Nam Phi trong 4 tháng đầu năm 2005 tăng rất cao, khoảng 175% và đạt kim ngạch 5,81 triệu USD. Thị trường châu Phi có nhu cầu khá đa dạng và rất nhiều chủng loại là thế mạnh sản xuất của Việt Nam như: giầy thể thao, giầy tennis, giầy bóng rổ, giầy luyện tập, giầy thể thao có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ bằng da thuộc hoặc bằng nguyên liệu dệt. Nhưng để thâm nhập sâu vào cả châu lục đầy tiềm năng này thì giầy dép Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Theo Hiệp hội Da giầy, bước đầu giầy, dép Việt Nam đã thâm nhập sang một

số thị trường tại châu Phi như: Mô Dăm Bích (Đông Phi), Xanh Hê len (Tây Phi) nhưng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường mới còn ít và thất thường. Cần tiếp tục làm tốt công tác xúc tiến, tìm kiếm các đối tác phân phối hàng hoá để xuất khẩu được nhiều hơn, thanh toán được thuận tiện hơn

2.2.3.6. Các th trường khác

Trong năm 2006, tổng kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đạt 42,05 triệu USD, tăng 48,2% so với năm 2005.

Việt Nam tiếp tục đứng thứ 2 trong số các nước xuất khẩu giầy sang Tây Ban Nha, với trên 30 triệu đôi trong năm 2007, đạt giá trị trên 220 triệu euro.Trong giai đoạn 2002-2007, xuất khẩu giầy của Việt Nam sang quốc gia châu Âu này tăng 3 lần về khối lượng và tăng hơn 60% về kim ngạch.

Đông Âu là vùng đất còn tiềm năng để da giầy Việt Nam tiếp tục mở rộng thị trường. Việt Nam được các nước đánh giá là có lợi thế về phát triển ngành da giầy, tuy nhiên con đường cạnh tranh vẫn là khâu khó nhất.

Hình 2.2. Th trường giy dép xut khu Vit Nam

(Ngun: Hi quan Vit Nam)

2.3. Phân tích sc cnh tranh ca giy dép Vit Nam trên th trường Hoa K

Kim ngạch xuất khẩu giầy dép của Việt Nam vào Hoa Kỳ năm 2007 đạt 900 triệu USD, tăng 12% so với năm 2006. Tuy nhiên, quy mô xuất khẩu còn khiêm tốn so với dung lượng thị trường Hoa Kỳ bởi nhập khẩu giầy dép của Hoa Kỳ vào khoảng 17-18 tỷ USD/năm, chiếm 1/3 dung lượng thị trường thế giới.

Mục tiêu phấn đấu của Việt Nam năm 2008 là đạt kim ngạch 1,1 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2007, chiếm khoảng trên 5% kim ngạch nhập khẩu giầy dép của Hoa Kỳ. Xuất khẩu giầy dép của Việt Nam năm 2007 vào thị trường Hoa Kỳ năm 2007 mới chỉ chiếm 4% kim ngạch nhập khẩu của nước này.

Kim ngạch giầy dép của Việt Nam luôn ổn định và có xu hướng tăng rõ rệt, trung bình là 497,4 triệu USD/ năm . Năm 2000, sản lượng của nước ta mới chỉđạt mức 124 triệu USD. Trong năm tiếp theo, sản lượng mới tăng ở mức 7 triệu USD (5,6%). Sang năm 2002, sản lượng tăng một mức ấn tượng là 92 triệu USD (70%). Điều đó minh chứng rõ ràng cho ảnh hưởng của hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ. Từ năm 2002 đến năm 2005, mức tăng trưởng luôn ở mức xấp xỉ 50%. Đến năm 2006, sản lượng chỉ còn duy trì ở mức tăng trưởng 32,7 % và năm 207 là 9,5%. Sở dĩ có điều đó là do các doanh nghiệp Việt Nam bị ảnh hưởng do vụ kiện của EU, lo ngại điều tương tự sẽ xảy ra ở thị trường Hoa Kỳ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặt khác, Việt Nam chịu sự cạnh tranh gay gắt của Trung Quốc. Với ưu thế giá rẻ và mẫu mã đa dạng, Trung Quốc áp đảo Việt Nam về sản lượng xuất khẩu. Sản lượng của Trung Quốc gấp Việt Nam 13 lần. Tương quan giữa 2 nước đang có xu hướng rút ngắn lại. Năm 2000, giá trị giầy dép xuất khẩu của Việt Nam thậm chí chỉ bằng 1,36% so với Trung Quốc nhưng cho đến năm 2007 thì tỷ lệ này đã là 7,5%.

Kim ngạch xuất khẩu hầu hết các nước khác vào thị trường Hoa Kỳ có xu hướng giảm hoặc không tăng. Braxin và Indonesia giảm rõ rệt. Italia vẫn duy trì ở mức 1,1 tỷ USD cho đến 1,2 tỷ USD. Nhưng với mức tăng trưởng ấn tượng như trên thì nhiều khả năng Việt Nam sẽ nhanh chóng vượt Italia để trở thành nước đứng thứ 2 về xuất khẩu giầy dép vào Hoa Kỳ.

Bng 2.3. Giá tr giy dép xut khu sang Hoa K (triu USD) Nước 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Trung Quốc 9098 9647 10114 10396 11185 12467 13600 13915 Việt Nam 124 131 223 324 472 716 950 1040 Braxin 1146 1159 1078 1038 1079 1079 893 775 Indonesia 730 724 730 569 492 510 471 390 Italia 1250 1251 1175 1233 1241 1128 1101 1293 Thái Lan 328 314 277 284 286 291 292 264 Đài Loan 86 70 67 70 75 56 47 110 Mexico 283 250 223 235 201 203 222 206 Ấn Độ 108 98 92 107 124 138 153 163 Hồng Kông 66 80 67 60 85 50 70 74 Các nước khác 1289 1008 859 794 836 786 894 969 Tổng số 14508 14903 15079 15252 16185 17493 18693 19203

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 18000 20000 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Hình 2.3. Giá tr nhp khu giày dép ca Hoa K

Các nước khác Hng Kôngn Độ Mexico Đài Loan Thái Lan Italia Indonesia Braxin Vit Nam Trung Quc

(Ngun: B Thương mi Hoa K)

Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu giầy dép của nước ta sang Hoa Kỳ trong những tháng tới đây sẽ tiếp tục tăng do nước này đang thực hiện chính sách hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc. Kim ngạch xuất khẩu và số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ tăng đáng kể. Chỉ tính riêng trong 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tăng trưởng 37%. Thị trường Hoa kỳ được nhiều doanh nghiệp trong ngành hướng tới, một phần do tác động vụ kiện, một phần do nhu cầu đa dạng, phong phú, và quan hệ song phương được cải thiện, các doanh nghiệp chuyển hướng nhằm đa dạng hoá thị trường, hạn chế rủi ro khi bị áp thuế phá giá cao tại thị trường EU, đặc biệt tranh thủ các lợi thế về ưu đãi thuế quan, cải thiện quan hệ thương mại khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO.

2.3.2. Th phn ca hàng hóa

Về thị phần, tính theo số lượng nhập khẩu, Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu giầy dép hàng đầu sang Hoa Kỳ. Năm 2007, Việt Nam xuất khẩu 94 triệu đôi giầy dép các loại, đứng thứ hai trong các nước xuất khẩu giầy dép vào Hoa Kỳ.

Trung Quốc vẫn áp đảo với giá trị lên tới 86,68 % (theo số lượng) và 72,46% (theo giá trị). Nếu so sánh về số lượng, Việt Nam là nước xuất khẩu thứ 2 vào Hoa Kỳ và theo giá trị là đứng thứ 3 (sau Italia). Xét về thứ tự, Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc cùng với sự giảm sút của ngành da giầy Braxin. Từ năm 2000 cho đến năm 2002, Việt Nam chỉđứng thứ 7 trong 10 nước xuất khẩu giầy dép hàng đầu vào Hoa Kỳ. Trong 2 năm tiếp theo, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 5 ( vượt Thái Lan và Mêhicô) . Năm 2005, Việt Nam đứng thứ 4 và cho đến năm 2007 là vị trí thứ 3.

Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận là sự áp đảo của Trung Quốc. Giá trị xuất khẩu của giầy dép Trung Quốc trên thị trường Hoa Kỳ gấp 2,6 lần tất cả hàng hoá của các nước khác cộng lại.

Hình 2.4. T trng các nước xut khu giy dép vào Hoa K năm 2007

( Ngun: Hip hi giy dép Hoa K )

2.3.3. Giá bán hàng hóa

Giá bán luôn là một chỉ tiêu quan trọng tạo nên sức cạnh tranh của hàng hóa. Đối với mặt hàng giầy dép, tiêu chí này càng trở nên quan trọng. Người tiêu dùng

Hoa Kỳ có xu hướng thay đổi liên tục mẫu mã. Họ sẽ ưu tiên cho hàng hóa có giá rẻ.

Theo số liệu thống kê, ta có thể thấy mức giá của Trung Quốc là thấp nhất. Điều này chứng tỏưu thế rõ ràng về giầy dép giá rẻ của Trung Quốc. Giá cao nhất là giầy dép của Italia, quốc gia này đặc biệt có ưu thế về giầy dép chất lượng cao. Đồng thời, Italia có những thương hiệu giầy dép thời trang lớn, nổi tiếng trên thế giới. Đối với những người tiêu dùng Hoa Kỳ có thu nhập cao, họ hầu hết chỉ quan tâm đến những hàng hoá có thương hiệu nổi tiếng.

Giá giầy dép của Việt Nam cao hơn Hồng Kông (8,92 USD) và Đài Loan (9,13

Một phần của tài liệu luận văn:Nâng cao sức cạnh tranh cho giầy dép Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ docx (Trang 45 - 88)