Các cách thành lập nhóm

Một phần của tài liệu phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh qua dạy học nhóm khi dạy chương chất khí lớp 10 thpt (Trang 42 - 120)

Có rất nhiều cách để thành lập nhóm theo các tiêu chí khác nhau, không nên áp dụng một tiêu trí duy nhất trong cả năm học. Dây là 10 cách thành lập nhóm theo các tiêu trí khác nhau.

U: ưu điểm N: nhược điểm

Tiêu trí Các thực hiện, ưu nhược điểm

U Đôi với học sinh thì đây là cách dễ chịu nhất để thành lập nhóm, đảm bảo công việc thành công nhanh nhất.

Các nhóm

gồm những

người tự

nguyện chung mối quan tâm.

N Dễ tạo ra sự tách biệt giữa các nhóm trong lớp.

Bằng cách đếm số, bốc thẻ, gắp thăm, sắp xếp theo sắc màu. U Các nhóm luôn luôn mới sẽ đảm bảo tất cả học sinh sẽ học tập

chung nhóm với các học sinh khác.

Các nhóm

ngẫu nhiên

N Nguy cơ có trục trặc sẽ tăng cao, học sinh sẽ phải sớm làm quen với việc đó để thấy rằng cách lập nhóm như vậy là bình thường.

Xé nhỏ một bức tranh hoặc các tờ tài liệu cần xử lý. Học sinh được phát các mẫu xé nhỏ, những học sinh ghép được bức tranh hoặc tờ tài liệu đó lập thành một nhóm.

U Cách tạo lập nhóm kiểu vui chơi không gây sự đối địch Nhóm ghép

hinh.

N Cần một ít chi phí để chuẩn bị và cần thời gian để tạo lập nhóm.

Ví dụ tất cả học sinh cùng sinh ra vào mùa đông, xuân, hạ hoặc thu....

U Tạo lập nhóm một cách độc đáo tạo niềm vui và học sinh có thể biết nhau rõ hơn.

Các nhóm với những đặc điểm chung

N Cách tạo lập nhóm kiểu này mất đi tính độc đáo nếu sử dụng thường xuyên.

Các nhóm được duy trì trong một số tuần hoặc một số tháng. Các nhóm này có thể được đặt tên riêng.

U Cách làm này được chứng tỏ tốt trong những nhóm học tập có nhiều vấn đề.

Các nhóm cố định trong một thời gian dài

N Sau một thời gian dài thì việc tạo lập nhóm mới sẽ khó khan Những học sinh khá giỏi trong lớp cùng luyện tập với các học sinh yếu hơn và dảm nhận trách nhiệm của người hướng dấn. U Tất cả đều được lợi, những học sinh giỏi thì đảm nhận trách

nhiệm, còn học sinh yếu được giúp đỡ. Nhóm có học

sinh khá để hỗ trợ học sinh yếu.

N Mất nhiều thời gian khi học sinh hướng dẫn sai.

Những học sinhyếu hơn sẽ sử lý nững bài tập cơ bản, những học sinh giỏi sẽ nhận được những bài tập bổ sung

U Học sinh có thể tự xác định được mục đích của mình. Ví dụ ai bị điểm kém môn lý thi tập trung vào một số ít bài tập

Phân chia theo năng lực học tập

N Cách chia này dẫn đến kết quả là nhóm học sinh cảm thấy bị chia thành những học sinh thông minh và những học sinh kém.

Được áp dụng thường xuyên khi học tập theo tình huống. Những học sinh thích học tập với hình ảnh, âm thanh hoặc biểu tượng sẽ nhận được những bài tập tương ứng.

U Học sinh sẽ biết các em thuộc dạng học tập như thế nào? Phân chia theo

các dạng học tập

N Học sinh chỉ học được những gì mình thích và bỏ qua những nội dung khác.

Ví dụ : trong khuôn khổ một dự án, một số học sinh sẽ khảo sát một xí ngiệp, một số khác khảo sát một cơ sỏ chăm sóc xã hội

U Tạo điều kiện học tập theo kinh nghiệm đối với những gì đặc biệt quan tâm.

Nhóm với các bài tập khác nhau

N Thường chỉ được áp dụng trong một khuôn khổ dự án lớn. U Có thể thích hợp nếu học về những chủ đề đặc trưng cho con

trai và con gái, ví dụ khi giảng dạy về tình dục, chủ đề lựa chon nghề nghiệp.. Phân chia học sinh nam và nữ N Nếu bị lạm dụng sẽ bị mất bình dẳng nam nữ. 1.4.3. Tiến trình dạy học nhóm 1.4.3.1. Nhập đề và giao nhiệm vụ

Giai đoạn này được thực hiện trong toàn lớp, bao gồm những hoạt động sau: - Giới thiệu chủ đề chung của giờ học: thông thường giáo viên thực hiện việc giới thiệu chủ đề, nhiệm vụ chung cũng như những chỉ dẫn cần thiết, thông qua thuyết trình, đàm thoại hay làm mẫu. Đôi khi việc này cũng được giao cho học sinh trình bày với điều kiện là đã có sự thống nhất và chuẩn bị trước cùng giáo viên.

- Xác định nhiệm vụ của các nhóm: Xác định và giải thích nhiệm vụ cụ thể của các nhóm, xác định rõ những mục tiêucụ thể cần đạt được. Thông thường nhiệm vụ của các nhóm là giống nhau, nhưng cũng có thể khác nhau.

- Thành lập các nhóm làm việc: có rất nhiều phương án thành lập nhóm khác nhau. Tuỳ theo mục tiêu dạy học để thành lập nhóm.

1.4.3.2. Làm việc nhóm

Trong giai đoạn này các nhóm tự lực thực hiện nhiệm vụ được giao, trong đó có những hoạt động chính là:

- Chuẩn bị chỗ làm việc nhóm : cần xắp xếp bàn ghế phù hợp với công việc nhóm, sao cho các thành viên có thể đối diện nhau để thảo luận. Cần làm nhanh để không tốn thời gian và giữ trật tự.

+ Chuẩn bị tài liệu học tập + Đọc sơ qua tài liệu

+ làm rõ xem tất cả mọi người có hiểu các yêu cầu của nhiệm vụ hay không + Phân công công việc trong nhóm

+ Lập kế hoạch thời gian

- Thoả thuận về quy tắc làm việc:

+ Mỗi thành viên đều có nhiệm vụ của mình + Từng người ghi lại kết quả làm việc + Mỗi người lắng nghe những người khác + Không ai được ngắt lời người khác - Tiến hành giải quyết nhiệm vụ: + Đọc kĩ tài liệu

+ Cá nhân thực hiện công việc đã phân công

+ Thảo luận trong nhóm về việc giải quyết nhiệm vụ + Sắp xếp kết quả công việc

- Chuẩn bị báo cáo kết quả trước cả lớp: + Xác định nội dung, cách trình bày kết quả + Phân công các nhiệm vụ trình bày trong nhóm + Làm các hình ảnh minh hoạ

+ Quy định tiến trình bài trình bày nhóm 1.4.3.3. Trình bày và đánh giá kết quả

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước toàn lớp, thông thường trình bày miệng hay trình bày miệng với báo cáo viết kèm theo. Có thể trình bày có minh hoạ thông qua biểu diễn hoặc trình bày mẫu kết quả làm việc nhóm.

- Kết quả trình bày của các nhóm được đánh giá và rút ra những kết luận cho việc học tập tiếp theo.

1.4.4. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học nhóm

1.4.4.1. Ưu điểm

Ưu điểm chính của dạy học nhóm là thông qua cộng tác làm việc trong một nhiệm vụ học tập có thể phát triển tính tự lực, sáng tạo, cũng như năng lực xã hội đặc biệt là khả năng cộng tác làm việc, thái độ đoàn kết của HS.

Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ thực hiện được những chức năng và công dụng khác với dạy học toàn lớp, do đó có tác dụng bổ sung cho dạy học toàn lớp:

- Phát huy tính tích cực, tự lực và tính trách nhiệm của HS: trong học nhóm, học sinh phải tự lực giải quyết nhiệm vụ học tập, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các thành viên, trách nhiệm với nhiệm vụ và kết quả làm việc của mình. Dạy học hỗ trợ tư duy tình cảm và hành động độc lập, sáng tạo của HS.

- Phát triển năng lực cộng tác làm việc: công việc nhóm là phương pháp làm việc được HS yêu thích. HS được luyện tập những kĩ năng cộng tác làm việc như tinh thần đồng đội, sự quan tâm đến những người khác và tính khoan dung.

- Phát triển năng lực giao tiếp: thông qua cộng tác làm việc trong nhóm, giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp như biết lắng nghe, chấp nhận và phê phán ý kiến người khác, biết trình bày, bảo vệ ý kiến của mình trong nhóm.

- Hỗ trợ quá trình học tập mang tính xã hội: dạy học nhóm là quá trình học tập mang tính xã hội. HS học tập trong mối tương tác lẫn nhau trong nhóm, có thể giúp đỡ nhau, tạo lập, củng cố các quan hệ xã hội và không cảm thấy phải chịu áp lực của GV.

- Tăng cường sự tự tin cho học sinh: vì học sinh được liên kết với nhau qua giao tiếp xã hội, các em sẽ mạnh dạn hơn, và ít mắc phải sai lầm. Mặt khác thông qua giao tiếp sẽ khắc phục sự thô bạo, cục cằn.

- Phát triển năng lực phương pháp: thông qua quá trình tự lực làm việc và làm việc nhóm giúp HS rèn luyện, phát triển phương pháp làm việc.

- Dạy học nhóm tạo khả năng dạy học phân hoá: lựa chọn nhóm theo hứng thú chung hay lựa chon ngẫu nhiên, các đòi hỏi như nhau hay khác nhau về mức độ khó khăn, cách học tập như nhau hay khác nhau, phân công công việc như nhau hoặc khác nhau, nam HS hay nữ HS làm bài cùng nhau hay riêng rẽ.

- Tăng cường kết quả học tập: Những nghiên cứu so sánh kết quả học tập của HS cho thấy rằng, những trường học đạt kết quả dạy học đặc biệt tốt là những trường có áp dụng và tổ chức tốt hình thức dạy học nhóm.

1.4.4.2. Nhược điểm của dạy học nhóm

- Dạy học nhóm đòi hỏi thời gian nhiều. Thời gian 45 phút của một tiết học cũng là một trở ngại trên con đường đạt được thành công cho công viêc nhóm. Một quá trình học tập với các giai đoạn dẫn nhập vào một chủ đề, phân công nhiệm vụ, làm việc nhóm và tiếp theo là sự trình bày kết quả của nhiều nhóm,…những việc đó khó có thể tổ chức một cách tốt nhất trong một tiết học.

- Công việc nhóm không phải bao giờ cũng mang lại kết quả mong muốn. Nếu được tổ chức và thực hiện kém, nó thường dẫn đến kết quả ngược lại với những gì dự định sẽ đạt.

- Trong các nhóm chưa được luyện tập dễ xảy ra hỗn loạn.

1.5. Thực trạng dạy học vật lí ở trường THPT 1.5.1. Nội dung điều tra 1.5.1. Nội dung điều tra

- Về thái độ, năng lực nhận thức, phương pháp học tập và mức độ vận dụng kiến thức vật lý của học sinh.

- Tìm hiểu cách tổ chức dạy học theo hướng phát huy TTC, TTL và TST, đặc biệt là dạy học nhóm; những khó khăn của giáo viên khi soạn và day học.

- Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học

1.5.2. Phương pháp điều tra

- Điều tra GV: Trao đổi trực tiếp, tham khảo giáo án, dung phiếu điều tra. - Điều tra HS: Trao đổi trực tiếp, thông qua bài kiểm tra.

- Phát phiếu điều tra. - Dự giờ của một số GV

1.5.3. Kết quả điều tra

* Về tình hình dạy

- Về giáo án: GV chủ yếu tóm tắt nội dung kiến thức trong SGK, chưa hoạch định hoạt động của giáo viên và của học sinh trong các giờ học. Vai trò tổ chức, định hướng của giáo viên chưa thể hiện rõ.

- Về phương pháp dạy học: Vẫn nặng nề truyền thụ một chiều, việc tiến hành bài dạy hầu như đều được diễn đạt bằng lời của giáo viên.

Chưa quan tâm đến việc tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập, lĩnh hội và vận dụng tri thức, một số giáo viên chưa chú ý đến việc dạy học sinh tự học, tự nghiên cứu, phát triển năng lực vân dung kiến thức, kĩ năng kĩ sảo cho học sinh.

Hầu hết giáo viên không làm thí nghiệm vì sợ mất nhiều thời gian, không để học sinh tham gia thiết kế và trực tiếp làm thí nghiệm. Do vậy không phát huy được tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh. Việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại chưa thường xuyên, chưa hiệu quả, chỉ khi có tiết dự giờ thì mới sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học.

Bảng 1.1. Phương pháp và phương tiện dạy học Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Nội dung hoạt động

% % %

Thuyết trình (Kể chuyện, giải thích, diễn giảng)

Đàm thoại gợi mở 96,0 4,0 0,0

PP trực quan 25,5 30,7 43,8

Nêu và giải quyết vấn đề 40,0 55 5,0

Dạy học theo nhóm 0,0 15,6 85,4

Vận dụng các PPDH tích cực 30,3 69,7 0,0

Sử dụng phương tiện dạy học hiện đại

15,0 70,5 15,5

- Về vấn đề tổ chức hoạt động dạy học:

Dạy học trên lớp chủ yếu theo dạng toàn lớp, do đó ít phát triển được năng lực riêng của mỗi cá nhân, dạy học theo nhóm nhỏ chưa được sử dụng.

Bảng 1.2. Tổ chức hoạt động dạy học Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Nội dung hoạt động

% % % %

Tổ chức các hoạt động tương tác GV-HS, HS-HS với nhiều hình thức khác nhau

10,0 13,33 70,0 6,67

Sử dụng thí nghiệm trong bài dạy 3,33 33,3 60,0 3,33

Sử dụng đồ dung trực quan 3,33 16,67 70,0 10,0

Vận dụng các sự vật, hiện tượng trong thực tế để dạy học

33,33 60,0 6,67 0,0

Yêu cầu học sinh liên hệ vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống

50,0 46,67 3,33 0,0

Tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm trong giờ

0,0 0,0 33,33 66,67

Tổ chức HS làm việc theo nhóm 0,0 0,0 23,33 76,67

* Về tình hình học

- Đa số học sinh cho rằng không có hứng thú học kiến thức phần này. - Một số học sinh xác định việc học bộ môn vật lý là bắt buộc.

- Đa số học sinh chỉ học vật lý theo thời khoá biểu.

- Nhiều học sinh thuộc lý thuyết song khả năng vận dụng vào giải bài tập, giải thích các hiện tượng thực tế còn hạn chế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Dạy học là một quá trình nhận thức tâm lý tích cực có liên quan đến nhu cầu hứng thú của học sinh, hoạt động dạy là hoạt động của giáo viên định hướng, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức – học tập của học sinh, giúp học sinh tìm tòi, khám phá tri thức tạo ra sự phát triển tâm lí, hình thành nhân cách của bản thân. Hoạt động học là sự thích ứng của chủ thể với tình huống học tập để phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách của bản thân.

Tính tích cực học tập là trạng thái hoạt động nhận thức của học sinh đặc trưng ở khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức…Tính tích cực của học sinh thể hiện ở chỗ, khao khát tham gia trả lời câu hỏi của giáo viên, bổ sung câu trả lời của bạn, thích được phát biểu ý kiến của mình, hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thichs cặn kẽ, chủ động vận dụng linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để nhận ra vấn đề mới.

Tính tự chủ nhận thức theo nghĩa rộng là sự sẵn sàng về mặt tâm lí đối với sự học, theo nghĩa hẹp tính tự chủ nhận thức là năng lực, phẩm chất, nhu cầu học tập và khả năng tự tổ chức học tập, cho phép người đọc phát hiện vấn đề, tự giải quyết vấn đề, tự kiểm tra, đánh giá hoạt động của mình, tạo cơ sở cho việc tự học.

Sáng tạo là một loại hoạt động mà kết quả của nó là một sản phẩm tinh thần hay vật chất có tính cách tân, có giá trị, có ý nghĩa xã hội.

Tính tích cực, tự lực, và sáng tạo có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tính tự giác nhận thức là cơ sở của tính tích cực, tính tự chủ nhận thức.

Tính tích cực nhất thiết là điều kiện, là kết quả, là biểu hiện của sự nảy sinh và phát triển của tính tự chủ nhận thức. Tính tự chủ nhận thức là sự thể hiện ở mức độ cao của tính tự giác, tính tích cực nhận thức và là cơ sở của tính sáng tạo. Tuy nhiên các mối quan hệ này không phải là tuyến tính.

Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh có nghĩa là thực hiện cách dạy lấy

Một phần của tài liệu phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh qua dạy học nhóm khi dạy chương chất khí lớp 10 thpt (Trang 42 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)