Dạy học theo xu hướng tích cực

Một phần của tài liệu phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh qua dạy học nhóm khi dạy chương chất khí lớp 10 thpt (Trang 36 - 38)

Trong chiều hướng phát triển của lí luận dạy học hiện đại, mấy thập niên gần đây nổi lên xu hướng tích cực hóa trong dạy học. Theo hướng này, các phương pháp dạy học thường được chia thành ba nhóm: các phương pháp hướng vào người dạy, các phương pháp tích cực và các phương pháp hướng vào người học.

Nhiều nhà sư phạm, nhất là các học giả phương Tây thường cho rằng: dạy học được tiến triển qua ba thời kì: dạy học hướng vào người người dạy à dạy học

tích cực à dạy học hướng vào người học. Dạy học hướng vào người dạy, hay còn gọi với các tên khác: dạy học thụ động, dạy học truyền thống, là dạy học xuất phát từ lợi ích của người lớn (của người dạy), dựa trên hiểu biết của người dạy về nội dung dạy học. Người dạy quyết định sự tồn tại của quá trình dạy học. Các hoạt động dạy của người dạy chủ yếu tập trung vào việc truyền thụ nội dung dạy học theo kênh truyền giảng của người dạy. Còn các yếu tố thuộc về người học (động cơ, nhu cầu của người học, đặc điểm tâm lí, trình độ hiểu biết của người học, tính tích cực tương tác của người học vào quá trình dạy học, sự phát triển của người học v,v) thường ít được tôn trọng trong dạy học. Vì vậy các phương pháp dạy học thường có tính thông báo một chiều, áp đặt từ phía người dạy đến người học. Dạy học tích cực được coi là bước chuyển tiếp giữa dạy học hướng vào người dạy lên dạy học hướng vào người học. Trong đó, dạy học vẫn chủ yếu phục vụ lợi ích của người lớn và người dạy vẫn giữ vai trò chủ động, điều khiển trực tiếp người học. Tuy nhiên, về phương pháp dạy học, các yếu tố kĩ thuật đã được thiết kế dựa trên đặc điểm tâm lí của người học và đã chú trọng khai thác và phát huy vai trò chủ thể, tính tích cực tham gia của người học vào quá trình tương tác giữa người dạy và người học. Đồng thời làm tăng tính cá thể hóa quá trình dạy học. Dạy học hướng vào người học là bước tiến trong dạy học của xã hội. Điểm nổi bật của mức dạy học này trước hết là dạy học vì sự phát triển của người học, tôn trọng và thỏa mãn nhu cầu của người học, hướng đến sự phát triển mọi tiềm năng và sự sáng tạo của người học. Đồng thời khai thác và phát huy vai trò chủ thể và tính tích cực, chủ động của người học trong quan hệ tương tác với người dạy. Trong dạy học hướng vào người học, người học giữ vai trò chủ động việc học của mình, còn người dạy có chức năng trợ giúp, với các mức độ khác nhau trong những tình huống cụ thể.

Tính tích cực (và dạy học hướng vào người học) có hai cấp độ: cấp độ xã hội và cấp độ cá nhân. Ở cấp độ xã hội, tính tích cực trong dạy học được thể hiện qua mức độ đáp ứng các yêu cầu về sự phát triển của xã hội và sự phát triển nhân cách người học, phù hợp với các chuẩn mực, quy định chung. Mức độ đáp ứng càng cao, dạy học càng tích cực và ngược lại. Cấp độ tích cực cá nhân thể hiện qua mức độ

đáp ứng nhu cầu cá nhân của người học, qua đó phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Trong dạy học cần kết hợp cả hai cấp độ tích cực nêu trên. Nếu chỉ tính đến cấp độ cá nhân sẽ dẫn đến xu hướng học tập tự do, thỏa mãn và thúc đẩy những nhu cầu trước mắt, thiển cận của người học. Ngược lại, nếu chỉ quan tâm tới cấp độ tích cực xã hội (bỏ qua cấp độ cá nhân) sẽ dẫn đến xu thế dạy học áp đặt, cưỡng bức, nhồi nhét, xuất hiện nguy cơ làm thui chột, tàn lụi nhu cầu, tính tích cực và cá tính người học. Nếu quan niệm như vậy thì dạy học tích cực và hướng vào người học không phải là phương pháp dạy học cụ thể, mà nó chỉ là quan điểm chỉ đạo việc lựa chọn và thiết kế nội dung, sử dụng các phương pháp dạy học cụ thể. Trong thực tế, không có phương pháp dạy học nào có tên là phương pháp tích cực hay không tích cực. Dạy học tích cực, bao hàm các hoạt động của người học, qua đó người học đạt được mục tiêu dạy học bằng cách khám phá ra nó. Tùy theo đặc trưng chủ thể (người học) mà phương pháp này yêu cầu các mức độ tham gia của chủ thể vào việc xây dựng kiến thức, phát huy sáng kiến, sáng tạo của người học, thay vì phải thụ động tiếp thu chúng từ người dạy hay sách giáo khoa. Bản chất của các phương pháp tích cực là phát huy tính tích cực, sức sáng tạo, khám phá của bản thân người học.

Với quan niệm như trên về xu thế phát triển của dạy học hiện đại, từ trước tới nay, trong lí luận dạy học xuất hiện nhiều phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực. Dưới đây là một số phương pháp dạy học điển hình theo hướng này.

Một phần của tài liệu phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh qua dạy học nhóm khi dạy chương chất khí lớp 10 thpt (Trang 36 - 38)