Chức năng xã hội bao trùm của hoạt động dạy là truyền thụ hệ thống kinh nghiệm của xã hội cho thế hệ trẻ. Ngày nay, sự phát triển của dạy học hiện đại dẫn đến sự phân hoá chức năng tổng thể thành các chức năng thành phần:
1. Chức năng định hướng, bao gồm cả việc xác định mục đích, mục tiêu dạy học được thể hiện trong chương trình, môn học, bài học …và định hướng hành động học của người học trong một quá trình dạy học cụ thể.
2. Chức năng uỷ thác: Đây là chức năng cơ sở của hoạt động dạy trong dạy học hiện đại. Chức năng này thể hiện ở việc dạy phân tích đối tượng học vấn (cái mà người học phải chiếm lĩnh, xã hội phải truyền thụ) và định vị, thực hiện hoá chúng vào trong tài liệu học tập, trước hết là SGK, sau đó là vào các tình huống dạy học. Nói rộng ra, người dạy tạo ra môi trường học tập, mà người học có thể tiếp nhận được đối tượng học.
3. Chức năng kích thích động viên, làm nảy sinh nhu cầu, tạo động cơ, phát triển hứng thú học tập của người học.
4. Chức năng trợ giúp và tham vấn, giúp đỡ người học : Giáo viên giống như bà đỡ cho sản phụ. Trong điều kiện tự nhiên, việc sinh con là của bà mẹ, còn bà đỡ có vai trò trợ giúp, chứ không thể thay thế. Trong dạy học cũng vậy việc học là hoàn toàn của người học.
5. Chức năng tổ chức hành động học của người học: Đây là chức năng trong tâm, đặc biệt đối với người học còn nhỏ tuổi hoặc gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức hoạt động học. trong học tập, điều có ý nghĩa quyết định là người học phải biết tổ chức hoạt động học của mình. Nói cách khác trong dạy học ngày nay, câu hỏi học như thế nào quan trọng hơn học cái gì?. Trong khi đó, hoạt động này không tự nhiên có ở người học. Nó được hình thành và được tổ chức một cách có khoa học trong quá trình học tập. Điều này người học không thể tự mình giải quyết mà phải có sự hướng dẫn của người dạy. Vì vậy việc hướng dẫn người học hình thành cho mình hoạt động học và tổ chức được việc học của mình một cách khoa học là sứ mệnh quan trọng nhất của người dạy trong dạy học hiện đại.
6. Chức năng kiểm soát: Bất kì một hoạt động nào cũng cần phải có sự kiểm soát để củng cố những việc làm phù hợp và khắc phục những việc chưa phù hợp. Việc kiểm soát được thực hiện nhờ sự trao đổi thông tin hai chiều người dạy – người học, thông qua sự đánh giá và tự đánh giá của người dạy và người học cũng như các thông tin đánh giá khác.
7. Chức năng đánh giá: Trong cá hệ thống dạy học đơn giản, ở trình độ thấp nội dung dạy học chưa phong phú thì việc đánh giá chưa được coi trọng và thường được gắn vào các hoạt động khác trong dạy học. Tuy nhiên, trong dạy học hiện đại. Việc đánh giá được tách khỏi các hoạt động khác và được tách khỏi các hoạt động khác và trở thành một hoạt động độc lập, có chức năng riêng.
8. Chức năng điều chỉnh : bao hàm cả hoạt động dạy và hoạt động học. Trong thực tiễn dạy học các chức năng trên thường được thực hiện bởi hệ thống việc làm trong dạy hcọ của người dạy.
Hệ thống việc làm của người dạy rất phong phú, linh hoạt và tuỳ thuộc vào các yếu tố: a) Quan hệ chức năng và vị thế của người dạy trong sự tương tác với người học ; b) Lĩnh vực khoa học cần dạy cho học sinh ; c) Môi trường kinh tế - xã hội - văn hoá - khoa học trong đó diễn ra quá trình dạy học và các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy và học. Tuy nhiên, xét đại thể hệ thống việc làm của người dạy tập trung vào các nội dung sau :
1. Xác định mục đích dạy học: xác định mục tiêu chung, mục tiêu dạy học cụ thể.
2. Thiết kế nội dung học tập, soạn thảo chương trình môn học, bài học, SGK, tài liệu dạy và học, các tình huống học tập cho người học …..Tức là tạo ra môi trường học tập cho học sinh.
3. Tổ chức các hành động học của người học trong các hình thức và tình huống học tập khác nhau, với các phương pháp và phương diện phù hợp.
5. Các hành động lôi cuốn, hấp dẫn, kích thích, củng cố, động viên, trách phạt ….của người dạy đối với người học.
6. Các hành động kiểm soát : thu thập và xử lý thông tin phản hồi, soạn thảo và quản lí tài liệu, hồ sơ….
7. Đánh giá, kiểm tra, thanh tra dạy học.
8. Các hành động điều chỉnh vi mô và vĩ mô : chỉnh lí, cải tiến, cải cách (mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy học)…
* Chức năng của hoạt động học
Chức năng chủ yếu của hoạt động học là tiếp nhận và chuyển hoá những kinh nghiệm đó thành của bản thân. Nói cách khác, người học có chức năng cấu trúc lại, tái tạo lại các kinh nghiệm xã hội trong hoạt động của bản thân, nhằm phát triển bản thân – chức năng phát triển.
Để thực hiện chức năng trên, người học phải thực hiện nhiều hành động học với các mục đích khác nhau. Nếu bỏ qua tính đặc thù của các quá trình học tập riêng, về đại thể, trong hoạt động học tập của người học có các hành động học phổ biến:
1. Hành động định hướng cho việc học.
2. Hành động tiếp nhận và phân tích đối tượng học.
3. Các hành động mô hình hoá đối tượng học với các vật liệu mới. 4. Hành động phát triển mô hình sang dạng mới, với các vật liệu mới. 5. Hành động đối chiếu với vật mẫu của đối tượng học.
[1, tr. 35-39 ].