2.3.2.2.Cơ cấu dư nợ của ngân hàng:

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của VP BANK Vĩnh Phúc (Trang 28 - 31)

Phần 2: thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh VP BANK Vĩnh Phúc

2.3.2.2.Cơ cấu dư nợ của ngân hàng:

Bảng 5: Cơ cấu dư nợ. Đơn vị: tỉ đồng Năm 2007 2008 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Tổng dư nợ đến 31/12 136,423 100% 157,158 100%

Theo thời gian vay 136,423 100% 157,158 100%

Ngắn hạn 73,542 53,9% 86,020 54,73% Trung hạn 49,985 36,64% 55,024 35,01% Dài hạn 12,896 9,46% 16,114 10,26% Theo thành phần kinh tế 136,423 100% 157,158 100% Hộ SXKD, tư nhân cá thể 109,124 80% 120,476 76,66% Tổ chức kinh tế 24,725 18,1% 33,959 21,61% Nợ xấu 2,574 1,9% 2,723 1,73%

(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm2007, 2008)

Nhận xét:

Cũng như doanh số cho vay và doanh số thu nợ, tổng dư nợ của ngân hàng cũng có sự biến động.

Theo thời gian vay:

 Ngắn hạn: năm 2008 dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng 12,478 tỷ tương ứng 16,97% .

 Dài hạn: tổng dự nợ tín dụng năm 2008 tăng 3,218 tỷ tương ứng với 24,95%.

Theo thành phần kinh tế:

 Năm 2007: tổng sư nợ đạt 136,423 tỷ trong đó dư nợ của hộ SXKD và tư nhân cá thể là 109,124 tỷ chiếm 80%. Dư nợ của tổ chức kinh tế là 24,725 tỷ tương ứng 18,1%.

 Năm 2008 tổng dư nợ đạt 157,158 tăng 20,735 tỷ so với năm 2007 tương ứng 15,2%. Trong đó dư nợ của hộ SXKD và tư nhân cá thể là 120,476 tỷ chiếm 76,66%. Dư nợ của tổ chức kinh tế là 33,959 tỷ chiếm 21,61%.

Những con số trên cho thấy sự gia tăng của tổng dư nợ, phù hợp với doanh thu cho vay và tổng thu nợ. Dư nợ của hộ SXKD và tư nhân cá thể chiếm tỷ trọng lớn phù hợp với tỷ trọng của cho vay ngắn hạn và trung hạn trong tổng doanh số cho vay, do hộ SXKD và tư nhân cá thể là khách hàng chủ yếu của của loại vay này. Từ đó cũng thấy được sự phát triển của thành phần kinh tế này trên đại bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

Tình hình nợ xấu tại ngân hàng:

Tổng nợ xấu năm 2007 là 2,574 tỷ chiếm 1,9% tổng dư nợ năm 2007, năm 2008 là 2,723 tỷ chiếm 1,73% tổng dư nợ cùng năm, tăng 149 triệu tương ứng 5,8%.

Năm 2008 do các biến động của nền kinh tế nên nợ xấu tăng so với năm 2007. Do tác động của nền kinh tế nên nhiều tổ chức vay nợ của ngân hàng gặp thua lỗ tức thời, tình hình tài chính khó khăn nên không có khả năng trả nợ và lãi vay đúng hạn đó là lí do nợ xấu năm 2008 tăng so với năm 2007. Trong thời kì này ngân hàng cũng đã đưa ra các biện pháp nhắm hạn chế nợ xấu, các chính sách thắt chặt kiểm tra kiểm soát kĩ các khoản cho vay. Ngân hàng cũng tập trung vào việc thu hồi nợ đến hạn và gia hạn nợ phù hợp cho khách hàng.

2.3.3.Các hoạt động kinh doanh khác:

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của VP BANK Vĩnh Phúc (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w