Chi nhánh

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của VP BANK Vĩnh Phúc (Trang 38 - 42)

Với sự phát triển của kinh tế Việt Nam hiện nay, cũng với sự mở cửa hướng ra thị trường quốc tế nghành ngân hàng ngày một phát triển mạnh mẽ. Đây là thuận lợi đồng thời cũng là khó khăn của các ngân hàng. Trong môi trường cạnh tranh gay gắt các ngân hàng phải tự tìm ra hướng đi riêng để khẳng định mình và giữ được chỗ đứng trên thị trường.

Khi thành lập trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có rất ít chi nhánh của các ngân hàng, nhưng hiện nay các chi nhánh được mở ra ngày càng nhiều đặc biệt là các ngân hàng lớn. Đây là môi trường cạnh tranh tốt cho chi nhánh, tạo động lực cho chi nhánh hoàn thiện mình.Với thời gian thành lập là 5 năm, ngân hàng đã xây dựng được phần nào vị trí của mình trên thị trường.

3.1.1.Điểm mạnh điểm yếu:

3.1.1.1.Điểm mạnh:

Đã thành lập được 5 năm nên chi nhánh đã tìm hiểu và nắm được đặc điểm thị trường tại tỉnh Vĩnh Phúc, đã có những khách hàng gắn bó thân thuộc. Việc nắm được thị trường giúp chi nhánh có thể phân loại khách hàng từ đó đưa ra các chính sách khác nhau cho từng khách hàng cụ thể. Bên cạnh đo chi nhánh cũng chú í lắng nghe và tiếp thu những góp í của ngân hàng từ đó có những chỉnh sửa kịp thời, làm cho uy tín của chi nhánh ngày càng được nâng cao.

Hiểu được đặc điểm của khách hàng, thói quen tiêu dùng cũng như tiết kiệm của họ giúp chi nhánh đưa ra được những chính sách tiền gửi hấp dẫn. Từ đó nâng cao năng suất huy động vốn.

Công tác kiểm tra kiểm soát ngày càng được đề cao, các sai sót được phát hiện và giải quyết kịp thời giúp cho quy trình nghiệp vụ diễn ra thông suốt và đảm bảo an toàn cho ngân hàng tròng úa trình hoạt động.

Có đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, nhiệt tình, không ngừng tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngân hàng cũng như tạo được thiện cảm của khách hàng.

3.1.1.2.Điểm yếu.

Mới chỉ tập chung phát triển các sản phẩm ngân hàng truyền thống chưa đa dạng hoá được danh mục đầu tư, cũng như phát triển các hoạt động kinh doanh khác. Do đó thu nhập vẫn phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu từ việc cung cấp tín dụng.

Công tác dự báo thị trường cho nhanh nhạy, lúng túng trong việc tìm các đối tượng đầu tư.

Trình độ của cán bộ nhân viên mới đáp ứng được như câu hiện tại của chi nhánh, nếu muốn phát triển trong tương lai cần trau dồi thêm kĩ năng nghiệp vụ cũng như các kĩ năng mềm.

Nhận xét chung:

Còn tồn tại những điểm điểm yếu, cần được khắc phục nhưng thông qua kêt quả hoạt động kinh doanh có thể tin tưởng vào sự tăng trưởng của VP BANK Vĩnh Phúc.

3.2.Mục tiêu kinh doanh năm 2009: 3.2.1.Định hướng chung:

Tiếp tục phát triển theo định hướng của ngân hàng: tăng trưởng ổn định và bền vững, chú trọng và phát triển nguồn vốn huy động từ dân cư cũng như các tổ

chức kinh tế, nâng cao chất lượng nguồn vốn, gia tăng tổng dư nợ, và đẩy mạnh phát triển các dịch vụ.

Thực hiện việc kiểm tra kiểm soát chặt chẽ quy trình cấp tín dụng, đảm bảo an toàn tín dụng.

Nâng cao trình độ cán bộ nhân viên, quan tâm giáo dục cả chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên.

3.2.2.Mục tiêu cụ thể:

Tồng nguốn vốn huy động : tăng trưởng đạt 20% so với năm 2008. Tổng dư nợ: tăng 15% so với năm 2008.

Tài chính: đảm bảo quỹ đủ chi, có quỹ tiền thưởng.

3.3.Các giải pháp chủ yếu:

3.3.1.Về công tác quản trị điều hành:

Nắm vững các chính sách quy định của ngân hàng VP BANK. Theo dõi và nắm được sự thay đổi của nền kinh tế từ đó đưa ra các dự báo kịp thời với sự tahy đổi của thị trường.

Đánh giá thị trường của chi nhánh để có các quyết định chính xác đảm bảo sự phát triển bền vững.

Làm tốt công tác nâng cao nhận thức, tư tưởng của cán bộ về tình hình thị trường, và chi nhánh. Quán triệt mục tiêu phát triển và nhiệm vụ của chi nhánh đến cán bộ nhân viên.

3.3.2.Về huy động vốn:

Thực hiện marketing để huy động tối đa nguồn vốn từ dân cư cũng như các tổ chức kinh tế. Là nguồn vốn có tính ổn định cao. Giảm bớt các nguộn vốn không ổn định từ các tổ chức tín dụng

Xây dựng các chiến lược huy động vốn phù hợp, tăng tính ổn định và kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh trong kinh doanh.

Có sự điều chỉnh về kì hạn huy động phù hợp với kì hạn tín dụng, hạn chế rủi ro về lãi suất cũng như thanh khoản.

3.3.3.Về công tác tín dụng:

Kiểm tra lại các khoản tín dụng trung và dài hạn đã cấp, phân loại và đưa ra các chính sách hợp lí với những khoản đánh giá khó trả nợ đúng hạn. Phối hợp với khách hàng tìm ra biện pháp khắc phục.

Rà soát các dự án đang được giải ngân, kiểm tra khả năng thực hiện dự án cũng như thu hồi vốn để từ đó có các quyết đinh kịp thời và hợp lí.

Nâng cao chất lượng của việc thẩm định dự án. Xác định được mức cho vay, kì hạn cũng như định kì trả nợ phù hợp với nghành nghề sản xuất kinh doanh của khách hàng. Hạn chế việc gia hạn nợ, điều chỉnh kì hạn trả nợ.

Xử lí dứt điểm các khoản nợ quá hạn.

3.3.4.Các nghiệp vụ ngân hàng khác:

Nghiên cứu nhu cầu thị trường để đưa ra các dịch vụ phù hợp với yêu cầu cảu khách hàng. Để phát triển các dịch vụ kinh doanh khác.

Phát triển thanh toán quốc tế bằng cách tìm kiếm khách hàng, mở rộng các sản phẩm liên quan.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của VP BANK Vĩnh Phúc (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w