2.3.2.1.Tình hình cho vay và thu nợ:

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của VP BANK Vĩnh Phúc (Trang 26 - 28)

Phần 2: thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh VP BANK Vĩnh Phúc

2.3.2.1.Tình hình cho vay và thu nợ:

Đơn vị: tỉ đồng. Năm Chỉ tiêu 2007 2008 Số tiền Tỉ trọng (%) Số tiền Tỉ trọng (%) Tổng cho vay 225,325 100% 219,851 100% Ngắn hạn 120,229 53,36% 114,788 52,21% Trung hạn 85,198 37,81% 85,716 39% Dài hạn 19,898 8,83% 19,347 8,79% Tổng thu nợ 184,295 100% 180,648 100% Ngắn hạn 104,206 56,54% 101,461 56,16% Trung hạn 66,918 36,31% 67,673 37,46% Dài hạn 13,171 7,15% 11,514 6,38%

(Nguồn báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008)

Doanh số cho vay năm 2008 có xu hướng giảm so với năm 2007, từ 225,325 tỷ năm 2007 giảm xuống còn 219,851 tỷ năm 2008: giảm 5,474 tỷ tương ứng 2,42%.

Mặc dù nguồn vốn huy động gia tăng nhưng doanh số cho vay lại suy giảm, thoạt nhìn có thể là điều bất hợp lí nhưng nếu xem xét tình hình nền kinh tế năm 2008 một năm có tỷ lệ lạm phát tăng cao toàn thể nền kinh tế đều có xu hướng thắt chặt tiền tệ. Do tác động của nền kinh tế các dự án đầu tư hầu như đều chững lại, các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp đều có xu hướng thu hẹp sản xuất, bên cạnh đó các ngân hàng nói chung cũng như VP BANK Vĩnh Phúc nói riêng đều trở nên thận trọng với các dự án vay vốn. Để đảm bảo giảm rủi ro trong việc cung cấp tín dụng ngân hàng luôn xem xét kĩ các dự án cẩn trọng khi cấp vốn. Tuy nền kinh tế bất ổn doanh số cho vay có giảm nhưng chỉ giảm 2,42% so với năm 2007, một mức giảm không lớn. Có thể giải thích điều này là do ngân hàng

mới thành lập nên trong những năm đầu doanh số chưa cao, các năm sau khi ngân hàng đã có uy tín hơn nên dù kinh tế không ồn định doanh số cho vay của ngân hàng không bị suy giảm mạnh.

Cơ cấu doanh số cho vay chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn, chiếm đến hơn 50% trong cả hai năm, doanh số cho vay trung hạn có tăng nhưng không nhiều xấp xỉ 3%, doanh số cho vay dài hạn giảm vào năm 2008. Có thể giải thích điều này như sau:

- Do yêu cầu của việc kiểm soát tín dụng, trong khi các nguồn huy động chủ yếu là nguồn ngắn hạn hay có kì hạn khoảng hai năm thì các khoản vay trung hạn rở thường là từ ba năm trở lên. Do vậy ngân hàng trở nên thận trọng với các khoản vay trung và dài hạn. Mức cho vay được xem xét để phù hợp vơi nguồn huy động trung và dài hạn để cân đối giữa nguồn huy động và cho vay của ngân hàng. Đảm bảo các yêu cầu về an toàn tín dụng.

- Năm 2008 khi chỉ số lạm phát tăng cao, lãi suất có sự biến động liên tục nên việc cho vay ngắn hạn có lợi hơn so với việc cho vay trung và dài hạn. Cho vay ngắn hạn sẽ tránh được sự chênh lệch về lãi suất giữa các thời kì, và có thời gian quay vòng vốn nhanh hơn phù hợp với sự thay đổi về lãi suất.

Tình hình thu nợ năm 2008 của VP BANK Vĩnh Phúc giảm so với năm 2007 do doanh số cho vay giảm: giảm 3,647 tỷ tương ứng 2%. Đối với các khoản cho vay ngắn hạn giảm so với năm 2007 do tổng cho vay giảm, giảm 3,647 tỷ tương ứng với 1,97%. Thu nợ cho vay trung hạn tăng 755 triệu tương ứng 1,13%, thu nợ dài hạn giảm 1,657 tỷ tương ứng 12,8%.

Như đã phân tích ở trên do tác động của nền kinh tế nên các khoản cho vay ngắn hạn dễ thu hồi hơn so với các khoản vay trung và dài hạn. Các khoản thu nợ ngắn hạntuy giảm nhưng giảm tướng ứng với mức giảm của tổng cho vay, điều này chứng tỏ chi nhánh vẫn duy trì được công tác thu hồi nợ, không để nợ quá hạn và khó thu hồi. Các khoản thu nợ vay trung hạn có tăng nhưng không nhiều. Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế khách hàng chính của các khoản vay trung và dài hạn gặp khó khăn trong việc xoay sở vốn để trả nợ cho ngân hàng.

2.3.2.2.Cơ cấu dư nợ của ngân hàng:

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của VP BANK Vĩnh Phúc (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w