Để khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình tạo hơi Hg, chúng tôi thực hiện như sau: Thực hiện thí nghiệm ở các nhiệt độ khác nhau, với tốc độ dòng khí là 1L/ph, thực hiện trong 30ph. Hơi thủy ngân tạo ra được hấp thụ hoàn toàn vào hệ thống 4 (chứa 20 ml dung dịch KMnO4). Để khử hết lượng KMnO4 còn dư ta sử dụng dung dịch H2O2 khử MnO4─
về Mn2+ trong môi trường H+ rồi chuẩn độ về 25ml.
2MnO4─ + 5H2O2 + 6H+ → 2Mn2+ + 5O2 + 8H2O
Xác định hàm lượng ion Hg2+ trong dung dịch thu được bằng phương pháp phổ hấp thụ nguyên tử (AAS).
Với tốc độ dòng khí là 1L/ph, thể tích hỗn hợp không khí – Hg đầu vào được tính theo công thức:
hh V t.w
35
Trong đó: Vhh: Thể tích hỗn hợp không khí – Hg đầu vào; t: thời gian thực hiện thí nghiệm; w: lưu lượng dòng khí.
Nồng độ Hg được tính dựa trên công thức:
Hg 3
hh m .1000
[Hg]= (mg / m )
V Kết quả như trên Bảng 3.1
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình tạo hơi Hg
STT Nhiệt độ mHg (mg) [Hg] (mg/m3) mg/h 1. 30oC 0,39 13 0,78 2. 40oC 0,875 29,17 1,75 3. 50oC 1,00 33,33 2,00 4. 60oC 1,28 42,67 2,56 5. 70oC 1,525 50,83 3,05
Trong đó: mHg: Khối lượng thủy ngân thu được trong dung dịch hấp thụ; [Hg]: khối lượng Hg trong 1 m3hỗn hợp khí; mg/h: khối lượng hơi Hg sinh ra trong 1h.
36
Từ kết quả cho thấy ở nhiệt độ thấp lượng Hg bay hơi tương đối nhỏ. Lượng này sẽ tăng dần theo nhiệt độ.