Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vĩnh Tường (Trang 57 - 134)

16 1.2.4 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu hoạt động huy động nguồn vốn

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng tự huy động, tự chủ về vốn để cho vay của Ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động càng cao thì sự phụ thuộc vào Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nguồn vốn của Ngân hàng cấp trên càng thấp và ngược lại và nó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

- Chỉ tiêu hoạt động tín dụng

Chỉ tiêu tổng dư nợ đo lường qui mô hoạt động và khả năng sử dụng vốn của ngân hàng.

- Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao.

Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng =

Dư nợ bình quân

Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau:

Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân = –––––––––––––––––––––––– 2

- Hiệu suất sử dụng vốn

Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động.

Dư nợ cho vay

Hiệu suất sử dụng vốn = x 100%

Tổng vốn huy động

- Các tiêu chí đánh giá về công tác quản lý rủi ro tín dụng

Đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng thông qua các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng là rất quan trọng. Việc so sánh sự thay đổi các chỉ tiêu này cho ta thấy hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp quản trị tín dụng của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngân hàng. Bên cạnh đó, chúng ta cần đánh giá kết quả này thông qua hiệu quả sử dụng bộ máy cán bộ quản lý rủi ro tín dụng, hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng…

Đánh giá thông qua chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng

Nợ quá hạn, nợ xấu và tỷ lệ của chúng trên tổng dư nợ. Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn và kèm theo một số tiêu chí khác như quá kỳ gia hạn nợ, nợ không có tài sản đảm bảo,…

Các chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ đến nhau và phản ánh mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Thông qua chỉ tiêu này, nhà quản lý có thể nhận biết được tình hình về chất lượng tín dụng tại ngân hàng mình. Nếu chỉ tiêu này tăng tương đương với việc chất lượng tín dụng giảm sút, có thể là do các khoản nợ quá hạn, nợ xấu tăng, như vậy tức là rủi ro tín dụng cũng tăng lên, cần xem xét lại các giải pháp về quản trị rủi ro tín dụng. Các giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng chưa thật sự tốt và phát huy hết tác dụng. Nếu chỉ số này giảm là dấu hiệu, có thể hiểu theo một mặt nào đó là dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nói riêng. Nói cách khác là các biện pháp này có hiệu quả nhất định, nhờ vậy mà tình hình nợ xấu giảm, dư nợ tăng (nhờ chính sách tín dụng đúng đắn, nhờ khâu thẩm định khách hàng kỹ lưỡng nên chất lượng khách hàng tốt…).

Sau khi so sánh các chỉ tiêu về tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, ngân hàng sẽ rút ra được những nhận xét quan trọng để ra quyết định trong việc có nên tiếp tục các giải pháp này không (xét về mặt hiệu quả của giải pháp, nó có giúp cải thiện chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng hay không).

Bên cạnh đó, các nhà quản lý ngân hàng còn sử dụng nhiều hình thức đo lường rủi ro tín dụng khác.

Điểm của khách hàng. Thông qua phân tích tài chính, năng lực của doanh nghiệp vay vốn và một số mặt khác, ngân hàng lập hồ sơ về khách hàng và cho điểm. Khách hàng loại A hoặc điểm cao tức là rủi ro tín dụng thấp và ngược lại khách hàng loại C hoặc điểm thấp thì rủi ro tín dụng cao. Chỉ tiêu này dược xây dựng trên các dấu hiệu mà ngân hàng xây dựng, điểm của khách hàng cho thấy rủi ro tiềm ẩn. Việc chấm điểm khách hàng là một hình thức rất hay để cho thấy được kết quả của việc quản lý tín dụng của ngân hàng. Nếu số lượng khách hàng có điểm cao tăng lên tương đương với việc chất lượng tín dụng của ngân hàng đang tăng lên, rủi ro tín dụng giảm và công tác quản trị rủi ro tín dụng đang hoạt động rất có hiệu quả, cần duy trì và tiếp tục hoàn thiện các giải pháp mà ngân hàng đang sử dụng.

Các khoản vay có vấn đề. Các khoản nợ vay có vấn đề được xây dựng dựa trên qui định của ngân hàng, mặc dù chưa đến hạn và chưa được coi là nợ quá hạn nhưng trong quá trình theo dõi, nhân viên ngân hàng nhận thấy dấu hiệu kém lành mạnh và nguy cơ trở thành nợ quá hạn của khoản nợ quá hạn.

Sau khi xác định được các khoản nợ có vấn đề rồi, cán bộ tín dụng cần theo dõi sát sao và tìm cách xử lý chúng càng sớm càng tốt. Khoản nợ vay có vấn đề mà nhiều tức là ngân hàng cần xem xét lại khâu thẩm định đánh giá khách hàng trong qui trình tín dụng, cần chặt chẽ hơn nữa để có được những khách hàng tốt, giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với ngân hàng.

Kết quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng có được là nhờ vào bộ phận cán bộ thực hiện các biện pháp quản lý và hệ thống thông tin tín dụng. Đây là hai nhân tố vô cùng quan trọng để hoạt động này được thực hiện một cách có hiệu quả, vì vậy mà chúng ta cần đánh giá hiệu quả công việc của hai nhân tố này. Chất lượng cán bộ tín dụng, chất lượng hệ thống thông tin tín dụng. Sự đầu tư và kết quả thu được có tương xứng với những gì đầu tư hay không. Trình độ của cán bộ tín dụng nói chung và cán bộ quản lý rủi ro tín Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dụng nói riêng đã đạt yêu cầu chưa, hệ thống thông tin đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết về khách hàng khi cần chưa.

- Kết quả phân loại nợ theo nhóm

Chỉ tiêu này giúp cho nhà quản trị thường xuyên cập nhật được thông tin của các khoản tín dụng đang ở mức độ tốt hay ở mức rủi ro nào trong 5 nhóm nợ.

- Chỉ tiêu nợ xấu

Nợ xấu là khoản tín dụng bị chuyển sang các nhóm nợ 3; 4; 5, có thể là những khoản mà ngân hàng có khả năng thu hồi và không có khả năng thu hồi. Chỉ tiêu này đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Dư nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu (%) = * 100 Tổng dư nợ cho vay

- Kết quả trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng

Chỉ tiêu này cũng đo lường mức rủi ro trong công tác tín dụng và là sự gia tăng về chi phí tài chính của ngân hàng khi phải trích dự phòng rủi ro. Số tiền trích dự phòng RR = Dư nợ phải trích * tỷ lệ (%) trích DP

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HUYỆN VĨNH TƢỜNG 3.1. Giới thiệu chung về Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vĩnh Tƣờng

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vĩnh Tường huyện Vĩnh Tường

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vĩnh Tường (NHNo&PTNT Vĩnh Tường) được thành lập theo quyết định 498 của tổng giám đốc NHNo Việt Nam, là chi nhánh trực thuộc đơn vị thành viên

(NHNo tỉnh Vĩnh phúc), đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1996 với biên chế có 55 CBNV, nguồn vốn 45 tỷ đồng, dư nợ cho vay nền kinh tế 240 tỷ đồng. Tới năm 2012 Chi nhánh biên chế với 48 cán bộ công nhân viên. Tổng nguồn vốn huy động đạt 381,3 tỷ đồng, tăng 333,3 tỷ so với năm 1996. Tổng dư nợ cho vay là 546,2 tỷ tăng 249,7 tỷ so với năm 1996.

Tuy là huyện thuần nông, khó khăn về cơ sở hạ tầng, kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - thương mại dịch vụ còn nhỏ bé, lao động thiếu việc làm chiếm tỉ trọng lớn...song là một huyện ổn định về an ninh - chính trị, có sự phát triển kinh tế với tốc độ khá, chuyển đổi cơ cấu kinh tế tích cực.

Trải qua quá trình hoạt động chi nhánh NHNo&PTNT Vĩnh Tường đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Kinh tế phát triển và đa dạng thành phần đòi hỏi ngân hàng càng mở rộng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, mở rộng tín dụng và phát triển thêm những dịch vụ mới. Qua nhiều năm hoạt động, NHNo&PTNT Vĩnh Tường đạt được nhiều thành tựu, nhiều năm liền đạt được danh hiệu tiên tiến.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vĩnh Tường NHNo&PTNT huyện Vĩnh Tường

Đến nay chi nhánh NHNo&PTNT Vĩnh Tường có 48 CBNV (trong đó 54% có trình độ đại học), bộ máy tổ chức như sau:

* Ban giám đốc (có 3 người): Một giám đốc: Thực hiện nhiệm vụ theo phân cấp uỷ quyền, chịu trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật, phụ trách công tác tổ chức, kế hoạch, kế toán, kiểm soát và trực tiếp là bí thư chi bộ.

- Một phó giám đốc: phụ trách về hành chính, ngân quỹ, kiêm chủ

tịch công đoàn.

- Một phó giám đốc phụ trách về kinh doanh tín dụng

* Phòng kế toán và ngân quỹ 18 người: Tổ chức hạch toán tài sản

và tài chính trong các hoạt động kinh doanh... của đơn vị nhanh chóng đầy đủ chính xác.

* Phòng kinh doanh có 21 người: Có nhiệm vụ xây dựng, tổ chức

thực hiện kế hoạch cân đối về vốn, sử dụng vốn, trực tiếp cho vay, thu nợ, thu lãi...

* Phòng hành chính 2 người: Quản lí nhân sự, tiền lương và hành

chính

* Bộ phận khác: 7 người

* Có 2 phòng giao dịch trực thuộc:

- Phòng giao dịch Bồ Sao: Huy động vốn và cho vay trên địa bàn 4 xã. - Phòng giao dịch Chấn Hưng: Huy động và cho vay trên địa bàn 6 xã.

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Vĩnh Tường

(Nguồn: NHNo&PTNT huyện Vĩnh Tường)

3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Vĩnh Tường

Trong những năm qua NHNo&PTNT Vĩnh Tường đã chủ động, nhạy bén trong chỉ đạo điều hành, xử lý linh hoạt cơ chế lãi suất, thị trường và khách hàng. Tranh thủ sự giúp đỡ của NHNo&PTNT cấp trên, sự ủng hộ, phối hợp của cấp uỷ, chính quyền các cấp kết hợp với tăng cường vai trò của tổ chức Đảng, đoàn thể, xây dựng đoàn kết nội bộ... nên đã hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh được giao. Cụ thể như sau:

3.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn bao gồm nhận tiền gửi của khách hàng bằng nội và ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn, vay từ các định chế tài chính trong nước và các hình thức vay vốn khác theo quy định của NHNN và hướng dẫn, phê duyệt của NHNo & PTNT Việt Nam. Nguồn vốn là công cụ, là hàng hóa trong kinh doanh ngân hàng, nó đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao ưu thế cạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Giám đốc Phó Giám đốc Phó giám đốc Phòng Nghiệp vụ Kinh doanh Phòng Kế toán và Ngân quỹ Phòng Hành chính Nhân sự Các Phòng Giao dịch

tranh, tăng tưởng, mở rộng quy mô tín dụng và nó cũng ảnh hưởng sâu sắc đến thu nhập của ngân hàng.

Bảng 3.1. Cơ cấu vốn của NHNo&PTNT Vĩnh Tƣờng qua các năm

Nguồn vốn

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (triệu đồng) Tỷ trọng (%) Phân theo kỳ hạn 100 100 100 Vốn không kỳ hạn 149.000 55,19 52.000 20 68.600 18 Vốn có kỳ hạn 121.000 44,81 221.000 80 312.700 82

Phân theo thành phần kinh tế 100 100 100

Tiền gửi các tổ chức kinh tế 74.000 27,41 22.300 8,1 57.000 15 Tiền gửi dân cư 196.000 72,59 250.700 91,9 32.300 85

Phân theo nội tệ, ngoại tệ 100 100 100

VNĐ 255.400 94,59 264.200 96,8 374.300 98

Ngoại tệ 14.600 5,41 8.800 3,2 7.000 2

Tổng vốn 270.000 273.000 381.300

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh - NHNo&PTNT Vĩnh Tường)

Từ bảng trên ta có thể thấy sự thay đổi rõ rệt về qui mô vốn của chi nhánh, từ năm 2010 chỉ có tổng vốn là 270 tỷ đồng, qua 2 năm tổng vốn của ngân hàng tăng lên 381,3 tỷ đồng vào năm 2012, tăng trên 1,4 lần, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra cho năm 2012 (350 tỷ đồng) và số vốn tăng trưởng tập trung v jjào vốn nội tệ có kỳ hạn từ dân cư, đây là nguồn vốn ổn định để ngân hàng chủ động cân đối sử dụng để cho vay. Như vậy, ta có thể thấy tình hình hoạt động huy động vốn của ngân hàng là rất tốt trong năm 2012. Tuy nhiên trước đó, năm 2011 thì coi như không tăng (tăng 3 tỷ đồng) so năm 2010, đây cũng là do điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế.

ĐVT: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh - NHNo&PTNT Vĩnh Tường)

Biểu đồ 3.1. Tình hình nguồn vốn huy động thay đổi qua các năm

Nhìn chung, trong những năm qua, tuy chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới và trong nước, đời sống người dân gặp không ít khó khăn, bên cạnh đó còn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các tổ chức tín dụng khác, nhưng công tác huy động vốn của Chi nhánh tại địa phương như vậy là vẫn khá tốt. Tỷ trọng của nguồn vốn không kỳ hạn trong cơ cấu tổng vốn của chi nhánh giảm qua các năm chứng tỏ vốn huy động có kỳ hạn của ngân hàng ngày càng gia tăng và chiếm vị trí quan trọng trong ngân hàng, đây là dấu hiệu chứng tỏ ngân hàng đang có vốn huy động khá ổn định để phục vụ cho hoạt động đầu tư và cho vay của ngân hàng, đồng thời cũng tăng khả năng thanh khoản cho ngân hàng. Năm 2012 vốn huy động tăng khá mạnh so với năm 2011 (24%), nhờ có nguồn huy động trong dân cư tăng mạnh. Ban lãnh đạo cũng đã có những chiến lược để tăng huy động vốn trong dân cư bằng cách giao chỉ tiêu và đánh giá theo tháng đối với từng nhân viên trong ngân hàng. Tuy nhiên, trong những năm qua, các NHTM cổ phần đã mở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2012 68,600 312,700 57,000 324,300 374,300 7,000 381,300 2011 52,000 221,000 22,300 250,700 264,200 8,800 273,000 2010 149,000 121,000 74,000 196,000 255,400 14,600 270,000 T/gửi không kỳ hạn T/gửi có kỳ hạn T/gửi TC

kinh tế T/gửi dân T/g i ử VNĐ T/g i ử ngoại tệ Tổng nguồn vốn

rộng chi nhánh tại huyện Vĩnh Tường nên việc cạnh tranh lãi suất càng trở nên khó khăn hơn đối với Chi nhánh. Mặc dù vậy, kết quả tăng trưởng vốn huy động trong thời gian qua là điều đáng khích lệ đối với Chi nhánh. Với nguồn vốn ổn định của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn và dân cư tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhanh tín dụng.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vĩnh Tường (Trang 57 - 134)