Bài học đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vĩnh Tường (Trang 53 - 134)

16 1.2.4 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng

1.3.3. Bài học đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam

Từ kinh nghiệm phòng ngừa và xử lý RRTD thực hiện tại các NHTM ở một số nước trên thế giới, một số bài học kinh nghiệm sau mà các NHTM Việt Nam có thể xem xét để vận dụng:

Thứ nhất, hoàn thiện quy định phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý RRTD; đồng thời xây dựng phương án xử lý nợ xấu theo quy định NH Nhà nước.

Thứ hai, nâng cao chất lượng thẩm định các dự án đầu tư, phương án vay vốn nhằm mục đích lựa chọn các dự án đầu tư có hiệu quả để cấp TD. Phân tách bộ phận trong quy trình giải quyết cho vay thành hai bộ phận độc lập: bộ phận tiếp nhận hồ sơ và bộ phận thẩm định TD nhằm mục đích thẩm định TD khách quan, chuyên nghiệp; tăng cường biện pháp giám sát khoản vay trước, trong và sau khi cho vay.

Thứ ba, nâng cao vai trò chủ lực về quy mô hoạt động, năng lực tài chính, trình độ công nghệ, khả năng quản lý, điều hành và nâng cao hiệu quả kinh doanh đó là mục tiêu số 1 của các NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Thứ tƣ, xây dựng các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế như quản lý rủi ro, quản lý tài sản nợ tài sản có, quản lý vốn, kiểm tra, kiểm toán nội bộ, xây dựng các quy trình TD hiện đại và sổ tay TD theo chuẩn mực quốc tế, hệ thống chấm điểm, đánh giá xếp loại TD hữu hiệu.

Thứ năm, xây dựng chiến lược phát triển công nghệ NH, nhất là hệ thống thông tin quản lý cho toàn bộ hệ thống NH, quản lý nguồn vốn, tài sản, quản lý rủi ro, quản lý công nợ và công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên NH, hệ thống giao dịch điện tử giám sát từ xa.

Thứ sáu, hoàn thiện hoạt động của các công ty mua bán nợ và khai thác tài sản trực thuộc các NHTM Trung ương để quản lý và khai thác các khoản vay.

Thứ bảy, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên NH, đào tạo lại cán bộ thực hiện tốt các nghiệp vụ chuyên môn của các NH hiện đại, kỹ năng làm việc ngày một tốt hơn. (Lê Thị Mận và Hồng Thị Lan Phương, 2006).

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi đặt ra cần nghiên cứu

:

a. Rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trong ngân hàng thương mại là gì?

b. Thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Vĩnh Tường ra sao?

c. Giải pháp nào giúp nâng cao công tác quản lý rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Vĩnh Tường?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

- Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp.

Đề tài tiến hành thu thập tài liệu tại các cơ quan như: Chính quyền địa phương, Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT Vĩnh Tường… Tài liệu thu thập được gồm:

- Các tài liệu thống kê tình hình kinh tế - XH tại địa phương.

- Các tài liệu báo cáo thống kê liên quan đến hoạt động ngân hàng, công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nộng nghiệp & PTNT huyện Vĩnh Tường giai đoạn: 2010 - 2012.

- Các báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ của ngành Ngân

hàng năm 2010 - 2012.

- Các quyết định, quy chế, văn bản, tài liệu do NHNN Việt Nam và

NHNo & PTNT Việt Nam ban hành.

- Các bài báo khoa học tại các tạp chí khoa học chuyên ngành ngân hàng.

- Các tài liệu liên quan khác.

Mục tiêu của phương pháp này nhằm thu thập và tổng hợp các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Dựa vào những thông tin thu thập được, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng công tác quản lý rủi ro trong tín dụng ngân hàng ở chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT huyện Vĩnh Tường, đồng thời thấy rõ những dữ liệu còn thiếu để bổ sung và cập nhật thông tin giúp công tác điều tra đạt hiệu quả hơn.

2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập được tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên chương trình Excel. Công cụ phần mềm này được kết hợp với phương pháp phân tích chính được vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng quản lý rủi ro tín dụng ở chi nhánh NHNo & PTNT huyện Vĩnh Tường thông qua các số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân, được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu, sơ đồ và đồ thị.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Trong đề tài này tác giả thực hiện thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu bằng các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ,… để đánh giá tình hình tăng, giảm các chỉ tiêu có liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng, kết quả và thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Vĩnh Tường qua các năm từ năm 2010 đến năm 2012. Dựa trên các số liệu được cung cấp từ phòng nghiệp vụ liên quan, từ báo cáo tổng kết, đánh giá hàng năm về công tác tín dụng và quản lý rủi ro trong tín dụng. Qua đó, thấy được hiệu quả kinh doanh và thực trạng quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Vĩnh Tường.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Trên cơ sở thông tin được thống kê, mô tả, phương pháp so sánh dùng để so sánh công tác quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Vĩnh Tường, biểu hiện qua số liệu kinh doanh thực tế qua các năm.

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu đã được lượng hoá có cùng một nội dung tính chất tương tự như nhau.

- Biểu hiện bằng số: số lần hay tỷ lệ phần trăm.

- Phương pháp so sánh gồm các dạng:

+ So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau. + So sánh các đối tượng tương tự.

+ So sánh các yếu tố hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến.

2.2.3.3. Phương pháp đồ thị

Đồ thị là phương pháp chuyển hoá thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, tác giả sử dụng đồ thị nhằm biểu thị một cách rõ nét một số chỉ tiêu nghiên cứu. Đồ thị sẽ giúp cho người đọc dễ dàng trong tiếp cận và phân tích thông tin.

2.2.3.4. Phương pháp dự báo

Sử dụng phương pháp này cho phép dự báo ngắn hạn quá trình tiếp theo của hiện tượng. Tài liệu thường được sử dụng để dự đoán là dãy số thời gian, tức là dựa vào sự biến động của hiện tượng ở thời gian đã qua để dự đoán mức độ của hiện tượng trong thời gian tiếp theo.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu hoạt động huy động nguồn vốn

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng tự huy động, tự chủ về vốn để cho vay của Ngân hàng. Nếu nguồn vốn huy động càng cao thì sự phụ thuộc vào Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nguồn vốn của Ngân hàng cấp trên càng thấp và ngược lại và nó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

- Chỉ tiêu hoạt động tín dụng

Chỉ tiêu tổng dư nợ đo lường qui mô hoạt động và khả năng sử dụng vốn của ngân hàng.

- Vòng quay vốn tín dụng

Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu quả cao.

Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng =

Dư nợ bình quân

Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau:

Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ Dư nợ bình quân = –––––––––––––––––––––––– 2

- Hiệu suất sử dụng vốn

Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp cho nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động.

Dư nợ cho vay

Hiệu suất sử dụng vốn = x 100%

Tổng vốn huy động

- Các tiêu chí đánh giá về công tác quản lý rủi ro tín dụng

Đánh giá kết quả quản trị rủi ro tín dụng thông qua các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng là rất quan trọng. Việc so sánh sự thay đổi các chỉ tiêu này cho ta thấy hiệu quả của việc sử dụng các biện pháp quản trị tín dụng của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngân hàng. Bên cạnh đó, chúng ta cần đánh giá kết quả này thông qua hiệu quả sử dụng bộ máy cán bộ quản lý rủi ro tín dụng, hệ thống thông tin tín dụng của ngân hàng…

Đánh giá thông qua chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng

Nợ quá hạn, nợ xấu và tỷ lệ của chúng trên tổng dư nợ. Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi đã đến hạn thỏa thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Nợ khó đòi là khoản nợ quá hạn và kèm theo một số tiêu chí khác như quá kỳ gia hạn nợ, nợ không có tài sản đảm bảo,…

Các chỉ tiêu này có liên quan chặt chẽ đến nhau và phản ánh mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Thông qua chỉ tiêu này, nhà quản lý có thể nhận biết được tình hình về chất lượng tín dụng tại ngân hàng mình. Nếu chỉ tiêu này tăng tương đương với việc chất lượng tín dụng giảm sút, có thể là do các khoản nợ quá hạn, nợ xấu tăng, như vậy tức là rủi ro tín dụng cũng tăng lên, cần xem xét lại các giải pháp về quản trị rủi ro tín dụng. Các giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng chưa thật sự tốt và phát huy hết tác dụng. Nếu chỉ số này giảm là dấu hiệu, có thể hiểu theo một mặt nào đó là dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nói riêng. Nói cách khác là các biện pháp này có hiệu quả nhất định, nhờ vậy mà tình hình nợ xấu giảm, dư nợ tăng (nhờ chính sách tín dụng đúng đắn, nhờ khâu thẩm định khách hàng kỹ lưỡng nên chất lượng khách hàng tốt…).

Sau khi so sánh các chỉ tiêu về tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ, ngân hàng sẽ rút ra được những nhận xét quan trọng để ra quyết định trong việc có nên tiếp tục các giải pháp này không (xét về mặt hiệu quả của giải pháp, nó có giúp cải thiện chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng hay không).

Bên cạnh đó, các nhà quản lý ngân hàng còn sử dụng nhiều hình thức đo lường rủi ro tín dụng khác.

Điểm của khách hàng. Thông qua phân tích tài chính, năng lực của doanh nghiệp vay vốn và một số mặt khác, ngân hàng lập hồ sơ về khách hàng và cho điểm. Khách hàng loại A hoặc điểm cao tức là rủi ro tín dụng thấp và ngược lại khách hàng loại C hoặc điểm thấp thì rủi ro tín dụng cao. Chỉ tiêu này dược xây dựng trên các dấu hiệu mà ngân hàng xây dựng, điểm của khách hàng cho thấy rủi ro tiềm ẩn. Việc chấm điểm khách hàng là một hình thức rất hay để cho thấy được kết quả của việc quản lý tín dụng của ngân hàng. Nếu số lượng khách hàng có điểm cao tăng lên tương đương với việc chất lượng tín dụng của ngân hàng đang tăng lên, rủi ro tín dụng giảm và công tác quản trị rủi ro tín dụng đang hoạt động rất có hiệu quả, cần duy trì và tiếp tục hoàn thiện các giải pháp mà ngân hàng đang sử dụng.

Các khoản vay có vấn đề. Các khoản nợ vay có vấn đề được xây dựng dựa trên qui định của ngân hàng, mặc dù chưa đến hạn và chưa được coi là nợ quá hạn nhưng trong quá trình theo dõi, nhân viên ngân hàng nhận thấy dấu hiệu kém lành mạnh và nguy cơ trở thành nợ quá hạn của khoản nợ quá hạn.

Sau khi xác định được các khoản nợ có vấn đề rồi, cán bộ tín dụng cần theo dõi sát sao và tìm cách xử lý chúng càng sớm càng tốt. Khoản nợ vay có vấn đề mà nhiều tức là ngân hàng cần xem xét lại khâu thẩm định đánh giá khách hàng trong qui trình tín dụng, cần chặt chẽ hơn nữa để có được những khách hàng tốt, giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với ngân hàng.

Kết quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng có được là nhờ vào bộ phận cán bộ thực hiện các biện pháp quản lý và hệ thống thông tin tín dụng. Đây là hai nhân tố vô cùng quan trọng để hoạt động này được thực hiện một cách có hiệu quả, vì vậy mà chúng ta cần đánh giá hiệu quả công việc của hai nhân tố này. Chất lượng cán bộ tín dụng, chất lượng hệ thống thông tin tín dụng. Sự đầu tư và kết quả thu được có tương xứng với những gì đầu tư hay không. Trình độ của cán bộ tín dụng nói chung và cán bộ quản lý rủi ro tín Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dụng nói riêng đã đạt yêu cầu chưa, hệ thống thông tin đã cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết về khách hàng khi cần chưa.

- Kết quả phân loại nợ theo nhóm

Chỉ tiêu này giúp cho nhà quản trị thường xuyên cập nhật được thông tin của các khoản tín dụng đang ở mức độ tốt hay ở mức rủi ro nào trong 5 nhóm nợ.

- Chỉ tiêu nợ xấu

Nợ xấu là khoản tín dụng bị chuyển sang các nhóm nợ 3; 4; 5, có thể là những khoản mà ngân hàng có khả năng thu hồi và không có khả năng thu hồi. Chỉ tiêu này đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Dư nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu (%) = * 100 Tổng dư nợ cho vay

- Kết quả trích lập dự phòng và xử lý rủi ro tín dụng

Chỉ tiêu này cũng đo lường mức rủi ro trong công tác tín dụng và là sự gia tăng về chi phí tài chính của ngân hàng khi phải trích dự phòng rủi ro. Số tiền trích dự phòng RR = Dư nợ phải trích * tỷ lệ (%) trích DP

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HUYỆN VĨNH TƢỜNG 3.1. Giới thiệu chung về Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vĩnh Tƣờng

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Vĩnh Tường huyện Vĩnh Tường

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vĩnh Tường (NHNo&PTNT Vĩnh Tường) được thành lập theo quyết định 498 của tổng giám đốc NHNo Việt Nam, là chi nhánh trực thuộc đơn vị thành viên

(NHNo tỉnh Vĩnh phúc), đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1996 với biên chế có 55 CBNV, nguồn vốn 45 tỷ đồng, dư nợ cho vay nền kinh tế 240 tỷ đồng. Tới năm 2012 Chi nhánh biên chế với 48 cán bộ công nhân viên. Tổng nguồn vốn huy động đạt 381,3 tỷ đồng, tăng 333,3 tỷ so với năm 1996. Tổng dư nợ cho vay là 546,2 tỷ tăng 249,7 tỷ so với năm 1996.

Tuy là huyện thuần nông, khó khăn về cơ sở hạ tầng, kinh tế công

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Vĩnh Tường (Trang 53 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w