Bảng 3.5. Quy trình lắp vòi phun
TT Nguyên
công thực hiện Hình minh họa Dụng cụ Chú ý
1 Lắp cụm vòi phun ,đĩa cách,chốt ép,loxo ép… đai ốc vòi phun Đai ốc nắp Dụng cụ chuyên dùng(túyp) Xiết đủ lực,chặt quá làm biến dạng kim phun.làm kim phun bị kẹt 2 Lắp vòi phun Đặt đệm mới vào các lỗ vòi phun trên nắp máy Dùng SST Xiết đủ lực
3 -Lắp đai ốc, ống dầu hồi -Cho đệm mới vào các vòi phun Dụng cụ chuyên dùng 4 Lắp ống cấp nhiên liệu Dùng chòong chuyên dụng hoặc clê 17 Tránh làm bẹp ống ,gẫy ống
Chương 4:VẬN HÀNH MÔ HÌNH 4.1. Hướng dẫn sử dụng mô hình
Trước khi vận hành mô hình cần nắm vững sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bơm cao áp dãy
Hình 4.1.Sơ đồ cấu tạo
4.2. Kiểm tra sơ bộ mô hình
4.2.1.Kiểm tra các đường ống nhiên liệu
Kiểm tra sự dò rỉ dầu của các đường ống dầu. Kiểm tra các đầu nối.
Kiểm tra các ống cao áp.
4.2.2.Kiểm tra thùng nhiên liệu
Kiểm tra lượng dầu có trong thùng.
4.2.3.Kiểm tra vòi phun
Kiểm đầu kim phun có bụi bẩn không
4.2.4.Kiểm tra cơ cấu điều khiển
Kiểm tra đèn báo xem có điện không.
4.2.5.Kiểm tra cơ cấu dẫn động
Kiểm tra độ căng đai. Kiểm tra cơ cấu căng đai.
4.3. Quy trìn xả khí
Sử dụng bơm tay để xả kí ra toàn bộ hệ thống, khi lượng không kí trong đường ống không còn ta tiến hành vân hành mô hình.
Xả e các vòi phun, ta tiến hành xả lần lượt từ ngoài vào trong. - Khởi động bơm.
- Dùng cle 17 nới nỏng đầu ống cao áp cho khí thoát ra ngoài. - Dùng cle vặn chặt lại.
4.4. Quy trình đặt bơm
Việc đặt bơm cao áp dẫy trong hệ thống cung cấp nhiên liệu diezel đóng vai trò rất quan trọng. Nó quyết định chỉ tiêu kinh tế, sự ổn định hoạt động của động cơ. Bơm cao áp cần được đặt một cách chính xác.
4.4.1. Cách đặt bơm cao áp có dấu :
Xác định thời kì cuối nén đầu nổ của xilanh số 1 bằng (nhiều phương pháp) nút dẻ, bịt tay vào lỗ vòi phun số 1. Xoay động cơ theo chiều làm việc. Khi nào dẻ bật ra thì quay chậm và quan sát dấu ở bánh đà, khi nao dấu ghi góc quay cung cấp nhiên liệu sớm trùng là được.
Hình 4.2. Vị trí dấu
Quay trục cam của bơm cao áp theo chiều làm việc và quan sát phân bơm của xilanh số 1, khi nào dấu con đội xilanh 1 bắt đầu tác động vào đuôi pittong của phân bơm thì dừng lại.
Lắp trục cam vao trục truyền động theo dấu và bắt chặt bơm vào động cơ. Lắp các vòi phun vào động cơ (chú ý đệm làm kín).
Lắp các đường ống cao áp, các đường ống dẫn của hệ thống vào các vị trí của nó. Dùng bơm tay bơm nhiên liệu và xả e.
Khởi động cho động cơ làm việc. Nếu động cơ khó nổ, khi nổ có nhiều khói đen thì chứng tỏ góc cung cấp nhiên liệu muộn. Nếu động cơ có tiếng gõ đanh khi làm việc thì góc cung cấp nhiên liệu sớm quá.
Cả hai trường hợp đều phải điều chỉnh lại bằng cách. Nới lỏng bu lông bắt bơm cao áp xoay bơm cao áp theo chiều cần chính 1 góc nhỏ sau đó bắt chặt nổ sau đó bắt chặt nổ máy kiểm tra lại. Khi nào động cơ làm việc bình thường thì thôi.
4.4.2. Cách đặt bơm không dấu :
Xác định đúng thời kì cuối nén đầu nổ của xi lanh (1) bằng cách nút dẻ hoặc bịt tay vào lỗ vòi phun số1 quay động cơ theo chiều làm việc khi nào dẻ bật ra thì quay từ từ.quan sát dấu ơ bánh đà khi nào dấu ghi góc cung cấp nhiên liệu trùng với nhau là được (trên bánh đà và vỏ bánh đà )
Quay trục cam của bơm cao áp theo chiều làm việc và quan sát phần bơm của xi lanh số 1 khi nào đầu con đội của xi lanh 1 bắt đầu tác động vào đuôi piston của phần bơm đó thì dừng lại
Lắp bơm liên động với bộ truyền động và bắt chặt hơn vào động cơ.
Lắp đường ống cao áp của máy vuông góc vào vị trí của nó sao cho đầu ống ngửa lên trên .
Kiểm tra bằng cách quay trục khuỷu và quan sát đầu ống cao áp khi máng dầu chuyển động thì dấu trên bánh đà phải trùng với dấu trên thân động cơ (tùy theo trường hợp cụ thể mà ta xoay và điều chỉnh bơm sớm hay muộn ).
Lắp các vòi phun và các đường ống cao áp vào động cơ .
Khởi động cho động cơ làm việc. nếu động cơ khó nổ , khi nổ có nhiều khói đen chứng tỏ góc cung cấp nhiên liệu muộn .Nếu động cơ có tiếng gõ đanh khi làm việc thì góc cung cấp nhiên liệu mở quá sớm .
Cả hai trường hợp đều phải chỉnh lại bằng cách. Nới lỏng bulông bắt bơm cao áp, xoay bơm cao áp theo chiều cần chỉnh 1 góc nhỏ sau đó bắt chặt .Nổ máy kiểm tra lại .làm khi nào máy chạy bình thường thì thôi.
4.5. Vận hành mô hình
- Đặt cần ga về vị trí nhỏ nhất, tức vị trí không tải. - Bật khoá điện để vận hành bơm cao áp.
- Điều chỉnh tốc độ của bơm.
- Quan sát hoạt động của bơm cao áp, vòi phun, tia phun. - Dùng cần ga điều chỉnh để quan sát lượng phun.
4.6. Những hư hỏng thường gặp đối với mô hình
4.6.1. Hư hỏng thường gặp
- Bơm cao áp, vòi phun, bơm chuyển bị e không hút được nhiên liệu lên. - Rò rỉ đường ống.
- Tắc lọc nhiên liệu.
- Các vòi phun ở các phân bơm không đều.
4.6.2. Kiểm tra và khắc phục
- Tiến hành xả e trước khi vân hành mô hình - Kiểm tra độ kín khít của đường ống, các đầu nối.
- Kiểm tra lọc, nếu nhiều cạn thì tiến hành sục rửa hoặc thay màng lọc mới. - Điều chỉnh áp suất vòi phun đều nhau và vị trí thanh răng đều nhau.
Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
Sau một thời gian nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu thực tế cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo hướng dẫn, cùng các thầy cô giáo trong khoa Cơ Khí Động Lực trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên, chúng em đã hoàn thành đề tài của mình với nội dung: “Thiết kế chế tạo, lắp đặt vòi phun, bơm chuyển và lọc dầu trên mô
hình hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ Diezel dung bơm cap áp dãy.”.Chúng em
đã nhận thức được và hiểu thêm nhiều điều về hệ thống cung cấp nhiên liệu diesel nói chung và hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bơm cao áp nói riêng
Về mặt lý thuyết
- Hiểu về mặt cấu tạo, vai trò của các chi tiết trong hệ thống cung cấp nhiên liệu. - Kết cấu, nguyên lý làm việc cúa bơm cao áp dãy và các bộ phận cấu thành. - Các hư hỏng thường gặp và phương pháp khắc phục trong hệ thống.
Về mặt thực hành
- Hiểu được cách xây dựng thiết kế một mô hình hoàn chỉnh - Cách làm một mô hình hoàn chỉnh
Trong quá trình xây dựng đề tài do kiến thức và thời gian có hạn còn có nhiều sai sót, em mong nhận được sự thong cảm sẻ chia từ các thầy cô để đề tài của chúng em ngày càng hoàn thiện hơn
Kiến nghị
Sau quá trình nghiên cứu em thấy lượng kiến thức của mình vẫn còn rất hạn chế. Kiến thức thực thế và lý thuyết vẫn còn xa với với sinh viên. Em xin đề suất một số kiến nghị sau
Về phía sinh viên:
- Tham gia nghiên cứu khoa học, sân chơi dành cho sinh viên. - Cần chủ động tìm hiểu lắm vững kiến thức, nâng cao tay nghề.
Về phía nhà trường
- Cần đổi mới pương pháp dạy gắn liền với thực tế hơn
- Đầu tư thêm nhiều trang thiết bị mới phù hợp với công nghẹ hiện đại - Xây dựng nhiều đề tài nghiên cứu khoa học dành cho sinh viên. - Cần đi đôi với việc học và hành
Hưng Yên, ngày…..tháng 6, năm 2013 Sinh viên thực hiện
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] GS.TS Nguyễn Tất Tiến, Giáo trình kĩ thuật sữa chữa ô tô, máy nổ, NXB Giáo Dục.
[2] Phan Văn Mão, Kỹ thuật máy dầu cặn máy Diesel, NXB Giao Thông Vận Tải.
[3] GS.TS Nguyễn Tất Tiến, Nguyên lý động cơ đốt trong, NXB Giáo Dục.
[4] Lê Viết Lượng, Lý thuyết động cơ Diesel, NXB Giáo Dục.
[5] Toyota service training, Bơm cao áp giai đoạn 3.
[6] Công ty ISUZU VIỆT NAM, Động cơ Diesel tài liệu huấn luyện cơ bản.
[7] Các trang wed tìm kiếm
www.oto-hui.com www.tailieu.vn
www.otofun.com www.benhvienoto.vn