Phương pháp kiểm tra

Một phần của tài liệu THIẾT kế, lắp đặt mô HÌNH hệ THỐNG CUNG cấp NHIÊN LIỆU ĐỘNG cơ DIESEL DÙNG bơm CAO áp dãy (Trang 27 - 77)

1.4.2.1. Phương pháp kiểm tra trên xe

Muốn kiểm tra phát hiện pan của hệ thống nhiên liệu diezel trước tiên ta phải quan sát từ thu`ng chứa nhiên liệu , các đường ống , bầu lọc bơm thấp áp, bơm cao áp , các vòi phun xem có bị nứt, vỡ, dò rỉ nhiên liệu không.

Sau khi khởi động động cơ cho động cơ chạy ở chế độ không tải trong khoảng10 phút để các hệ thồng hoạt động ổn định sau đó ta quan sát.

- Tốc độ của động cơ , nghe tiếng nổ , tiếng gõ bất thường (nếu có) phát ra ở động cơ, quan sát khí xả để nắm được tình hình phát triển của động cơ.

- Dùng cờ lê để lới lỏng một vòi phun bất kì nào đó mà tiếng nổ của động cơ khác thường số vòng quay giảm hẳn chứng tỏ bộ đôi píttông,xilanh, van cao áp, ổđặt vào vòi phun còn tốt.Còn nếu khi lới lỏng mà võ~n không có ảnh hưởng gì đến sự hoạt động của động cơ thì chứng tỏ một trong các chi tiết píttông, xilanh, van cao áp , đế van hỏng.

1.4.2.2. Kiểm tra trực tiếp trên hệ thống a) Nguyên tắc tìm pan nhiên liệu.

Trong quá trình làm việc hệ thống cung cấp nhiên liệu thường có những hư hỏng đột xuất làm ảnh hưởng đến hoạt động của động cơ.

Muốn phát hiện một cách chính xác và sửa chữa nhanh chóng đòi hỏi người thợ , người sử dụng phải bình tĩnh thân trọng , dựa trên cơ sở khoa học, nguyên lí làm việc của ca´c bộ phận và tuân theo một nguyên tắc nhất định .Trước tiên ta phải kiểm tra từ thùng chứa dầu , các đường ống, đến bơm nhiên liệu, bầu lọc, bơm cao áp, sau đó mới đến vòi phun . Phải loại dần nguyên nhân đơn giản đến phức tạp, từ ngoài vào trong. Tránh tháo lung tung khi chưa xác định rõ nguyên nhân.

b) Các bước thực hiện.

Bước 1: Kiểm tra thùng chứa nhiên liệu

- Kiểm tra mức nhiên liệu trong thùng chứa nếu thiếu phải đổ them. - Các đường dẫn , mối ghép, đầu tuy ô.

- Kiểm tra xem thùng chứa có bị dò rỉ nhiên lịêu không. Nếu có ta phải khắc phục bằng cách :Xả hết nhiên liệu trong thùng chứa , rửa sạch sẽ rồi lau khô , hàn gắn chỗ dò rỉ.

Bước 2: Kiểm tra đườn ống cao áp

- Trực giác quan sát đường ống dẫn nhiên liệu thấp áp và các chỗ nối nếu thõ´y nhiên liệu chảy ra thì đường ống dẫn đó bị nứt và các mối ghép ren bị hở. - Quan sát xem các đường ống có bị móp , bẹp hay không.

- Quan sát ta thấy bầu lọc có bị nứt vỡ không. - Các đệm làm kín bị rách.

- Mòn hỏng mặt côn đường ống.

Bước 3: Kiểm tra bơm chuyển nhiên liệu

- Kiểm tra hiện tượng dò rỉ của bơm.

- Kiểm tra các van xem có đóng kín không (Bằng cách sử dụng bơm tay để kiểm tra )

- Kiểm tra áp suất của bơm. Thông thường áp suất của bơm từ 1 đến 6 KG/cm2.

- Kiểm tra khả năng lọt khí.

Bước 4: Kiểm tra bầu lọc nhiên liệu

- Kiểm tra độ kín của bầu lọc khi chưa tháo rời các chi tiết - Kiểm tra xem bầu lọc có bị nứt vỡ , do rỉ nhiên liệu không.

- Kiểm tra các đai ốc liên kết giữa đường ống với bầu lọc xem có lỏng hoặc trờn ren không .

- Kiểm tra chất lượng lọc của bầu lọc thông qua nút xả dầu .Nếu thấy có nhiều cặn bẩn thì phải tháo ra rửa lại bầu lọc.

- Kiểm tra lưu lượng qua bầu lọc. • Bước 5: Kiểm tra bơm cao áp

- Kiểm tra các đai ốc liên kết giữa bơm cao áp với các đường ống cao áp.

- Kiểm tra áp suất bơm cao áp ( thông thường áp suất từ 80 đến 600 KG/cm2 ) .Đặc biệt có một số loại từ 1.500 đến 2.500 KG/cm2.

- Kiểm tra lượng cung cấp nhiên liệu bằng cách : Cho động cơ làm việc rồi quan sát khí xả .Nếu khí xả có màu đen thì chứng tỏ lượng nhiên liệu cung cấp là thừa.

- Kiểm tra hiện tượng lọt khí: Ta cũng kiểm tra hiện tượng này bằng cách quan sát khí xả. cho động cơ làm việc rồi quan sát : Nếu khí xả có màu trắng thì chứng tỏ bơm cao áp bị lọt khí (vì khả năng các đường ống, bơm nhiên liệu, bầu lọc bị lọt khí là không xảy ra vì ta đ• kiểm tra ở trên ) hoặc hệ thống nhiên liệu có lẫn nước.

- Kiểm tra sự làm việc của bộ điều tốc: Bằng cách thay đổi các chế độ làm việc của động cơ.

Bước 5: Kiểm tra vòi phun

-Kiểm tra sự rò gỉ nhiên liệu trên vòi phun. -Kiểm tra bề mặt bên ngoài vòi phun.

1.4.2.3. Giám định chất lượng

Sau khi dã kiểm tra phát hiện những hư hỏng và khắc phuc những hư hỏng đó ta tiến hành vận hành động cơ rồi quan sát

Khí xả phải đảm bảo các yêu cầu sau : Không có màu đen , màu trắng , không có khói màu xanh . Nếu vẫn còn các hiện tượng trên xảy ra thì ta phải tiến hành kiểm tra lại

+ Tiếng nổ

Cho động cơ làm việc và nghe tiếng nổ (Bằng kinh nghiệm ) ở các chế độ tải khác nhau ( Tiếng nổ phải đanh , liền không được ngắt qu•ng ) .Nếu còn xảy ra các hiện tượng trên thì ta cần kiểm tra lại sau đó mới vận hành lại .Khi nào đạt yêu cầu thì thôi .

Chương 2. THIẾT KẾ MÔ HÌNH 2.1. Các yêu cầu của mô hình

2.1.1. Yêu cầu về tính kỹ thuật

- Các mối hàn, lắp ghép phải đảm bảo được độ chắc chắn. - Mô hình phải chịu được tải trọng của động cơ khi đặt lên.

- Phải chịu được lực xoắn, chịu được rung rật khi động cơ làm việc.

2.1.2.Yêu cầu về độ an toàn khi sử dụng

Đảm bảo động cơ làm việc ổn định, chắc chắn. Đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như động cơ trong quá trìng vận hành, kiểm tra, điều chỉnh.

2.1.3 Yêu cầu về độ thẩm mĩ

- Mô hình sau khi hoàn thiện phải có sự cân đối giữa động cơ và khung gá lắp. - Các mối hàn lắp ghép phải nhẵn, không được xù xì.

- Sơn phủ bề mặt phải nhẵn đẹp.

2.2. Mục đích của mô hình

- Mục đích chính của việc xây đựng mô hình hệ thống nhiên liệu diesel là nhằm: - Tạo ra một mô hình hệ thống nhiên liệu diesel hoạt động có giá trị sử dụng cao, phục vụ trong công tác giảng dạy và học tập và nghiên cứu của học sinh , sinh viên khoa cơ khí động lực trường đại học sư phạm kỹ thuật Hưng Yên.

- Phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên cứu trong ngành công nghệ ô tô. - Quan sát cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các cơ cấu trên mô hình hệ thống nhiên liệu diesel đã được xây dựng.

-Thực hiện các phương pháp chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa các cơ cấu trên các hệ thống nhiên liệu diesel của ô tô, giúp học sinh, sinh viên khi học sẽ rèn luyện được các kỹ năng và thao tác thực hành.

- Mô hình kết hợp với tài liệu giảng dạy về hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ diesel là một chuyên đề tham khảo bổ ích cho những người làm công tác chuyên môn đặc biệt là trong ngành công nghệ ô tô.

2.3. Đặc điểm của vòi phun, loc, bơm chuyển nhiên liệu gá lắp trên mô hình

- Áp suất mở vòi phun từ 95 -175KG/cm2 .Hiện nay có vòi phun áp suất lên tới 1000KG/cm2.

- Khe hở giữa các mặt trụ phần dẫn hướng kim phun nằm trong khoảng 0,003- 0,006 mm.

- Độ côn và độ ô van phần trụ không vượt quá 0,001 0,002mm.

- Với loại vòi phun kín lỗ tia hở có áp suất phun từ 150- 180 KG/cm2.

- Áp suất nhiên liệu do bơm chuyển nhiên liệu cung cấp thường đạt giá trị lớn dao động trong khoảng 1,5- 6 KG/cm2.

- Khe hở giữa trục con đội và con lăn từ 0,015-0,045 mm. - Lực ép lò xo của các van nạp , van xả từ 0,3 - 0,6 KG/cm2 . -Lọc dầu được sử dụng là loại lọc thô.

2.3.Các phương án thiết kế mô hình

2.4.1. Phương án 1

• Ưu điểm

- Bảng điều khiển nhỏ gọn, dễ chế tạo

- Mô hình sẽ thanh hơn khi đặt động cơ nằm ngang • Nhược điểm

- Không tạo được không gian thể hiện vòi phun.

- Thiết kế chế tạo ca đựng nhiên liệu khó

- Tính thẩm mỹ không cao

- Các đường dầu, điện bố trí dài, tính kinh tế không cao, khó kiểm tra sửa chữa

Hình 2.1. Phương án 1

2.4.2. Phương án 2.

• Ưu điểm :

- Sau khi mô hình hoàn thiện sẽ tạo một khoảng không gian phía sau vòi phun để khi tiến hành kiểm tra, sửa chữa, đo kiểm các thông số được dễ dàng.

• Nhược điểm :

- Khó nắp đặt bơm cao áp .

- Nắp đặt, bố trí các vòi phun khó . - Thiết kế bộ phận điều khiển tốc độ khó.

- Không đảm bảo an toàn cân bằng cho hệ thống khi vận hành. - Khó chế tạo giá thành cao.

Hình 2.2.Phương án 2

2.4.3. Phương án 3

• Ưu điểm:

-Diện tích không gian bố trí bảng điều khiển

-Sau khi mô hình hoàn thiện sẽ tạo một khoảng không gian phía sau vòi phun để khi tiến hành kiểm tra, sửa chữa, đo kiểm các thông số được dễ dàng.

-Các đường điện, đường dầu tới bảng điều khiển, thùng nhiên liệu ngắn sẽ tiết kiệm được vật liệu, kiểm tra dễ dàng.

-Nắp đặt, bố trí các vòi phun dễ dàng, thuận tiện. -Nắp đặt bơm cao áp và đặt động cơ lai dễ dàng . • Nhược điểm :

Hình 2.3. Phương án 3

=> Kết luận lựa chọn phương án lắp đặt.

Sau khi tiến hành tham khảo và đưa ra những phương án thiết kế mô hình em nhận thấy phương án 3 là phương án tối ưu nhất và chúng em đã lựa chọn phương án này để tiến hành xây dựng mô hình cho hệ thống nhiên liệu diesel.

2.5. Thiết kế lắp đặt mô hình

2.5.1. Xây dựng mô hình chi tiết

Nhiệm vụ của mô hình chủ yếu là thiết kế khung mô hình để lắp đặt và vận hành và mô phỏng hệ thống cung cấp nhiên liệu diesel dung bơm cao áp dãy.

2.5.1.1.Lựa chọn vật liệu và chế tạo khung mô hình

Chọn vật liêu chế tạo khung mô hình là sắt mạ crôm 190 hộp 30 x 20 mm ở đây ta chọn sắt mạ crôm 190 hộp 30x 20 mm để có mô hình gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo độ cứng vững và chắc chắn của mô hình.

Khung được chế tạo làm hai phần :

- Phần thứ nhất là giá đỡ toàn bộ mô hình

Gồm 6 thanh sắt mạ crôm 190 hộp 30x20 mm có chiều dài a = 50 cm cát phẳng

2 đầu ( hình 2.4a) Và 2 thanh sắt mạ crôm 190 hộp 30x20 có chiều dài 70 cm cắt phẳng 2 đầu (hình 2.4b). 6 thanh sắt mạ crôm 190 hộp 30x20 mm có chiều dài 100 cm cắt phẳng 2 đầu ( hình2.4c), 2 thanh sắt mạ crôm 190 hộp 30x20mm có chiều dài 150 cm cắt phẳng 2 đầu ( Hình 2.4d), 6 thanh sắt chữ V 30x30 mm có chiều dài 50 cm, 4 thanh sắt chữ V 30x30 có chiều dài 70 cm

Hình 2.4.Các thanh sắt thiết kế chế tạo khung

Hình 2.5.Bản vẽ chi tiết khung

Sau khi tiến hành thiết kế và chọn thép ta tiến hành ghép các thanh thép này lại bằng phương pháp hàn hồ quang sau đó tiến hành dùng máy mài nhẵn và tiến hành sơn nhủ mầu bac A300 ( A300 BRIGHT SILVED)

-Phần thứ hai là bắn tôn để trang trí và chứa các bộ phận của hệ thống -Tôn của mô hình là tôn được cắt theo khung có màu xanh da trời -Chiều dày tôn là k= 0.45 mm

-Tôn gồm 6 tấm : 3 tấm diện tích 0,25 ,1 tấm diện tích 0,7 ,1 tấm diện tích 0,5 và 1 tấm diện tích 0,125 .

Sau khi chế tạo xong 6 tấm tôn ta tiến ghép 6 tấm tôn vào khung bằng phương pháp bắt vít vào khung đã được chế tạo

Hình 2.6.Khung sau khi

hoàn thành 2.5.1.2. Lựa chọn vật liệu và thiết kế bảng nắp các bộ phận của hệ thống Hình 2.7. Sơ đồ bố trí các bộ phận của hệ thống

Hình 2.8.Sơ đồ lắp đặt và các chi tiết dàn trải của hệ thống

Nhiệm vụ chủ yếu của phần này là gá lắp và dàn trải các bộ phận của hệ thống diesel như vòi phun, bộ điều tốc, bộ điều chỉnh phun sớm, bơm tay... Bố trí chi tiết cho hợp lý.

Do vậy mặt trên được tấm bắn tấm tôn có diện tích là 0,7 , mặt dưới có diện tích là 0,5 và các mặt của khung.

Trước khi lắp chi tiết lên cần đánh dấu bố trí các chi tiết hợp lý sau đó tiến hành khoan lỗ để lắp đặt các chi tiết lên .

Lỗ bắt bộ vòi phun được khoan bằng mũi khoan co đường kính φ35mm.

Các lỗ bulông cố định bơm cao áp,bộ điều tốc,bộ phun sớm,bơm tay,thân bơm được khoan bằng mũi khoan có đường kính φ10 mm.

Sau khi khoan tiến hành lau sạch sẽ rồi lắp hoàn chỉnh các bộ phận của hệ thống. Lỗ bắt bảng điều được khoan bằng mũi khoan φ8 ở bên cạnh phải của khung. • Lưu ý:

- Khi khoan lỗ bắt các chi tiết cần chú ý khoan đúng tâm đã định sẵn tránh gây chầy xước gây xấu cho bề mặt ma két làm mất mĩ quan.

- Khi tiến hành khoan phải luôn giữ cho tay sạch sẽ. - Phải mặc quần áo bảo hộ trước khi khoan và bắn tôn

2.5.2. Phương pháp dẫn động mô hình

a) Chọn động cơ

Hình 2.9. Động cơ điện xoay chiều 1 pha

- Động cơ điện xoay chiều 1 pha 220V, 50hz - Số vòng quay 1400 vòng/phút

- Công suất tiêu thụ điên 1,1KW - Công suất 3,6Hp

- Hệ số cos 0,8

b) Cơ cấu dẫn động

- Dùng đai răng 1500-18-30.

- Bộ căng đai dùng cơ cấu ren vuông 1.750-6-ACME-4C.

Hình 2.10. Đai răng

- Dùng thép cữ V 3x3, có kích thước 17x40

Hình 2.11. Giá đỡ động cơ

d) Cơ cấu dẫn động bơm cao áp dùng động cơ lai

Cơ cấu trục ren

Khi quay tay quay ren quay quanh đai ốc làm đai ốc dịch chuyển lên trên kéo theo động cơ điện di chuyển lên.

Hình 2.12. Cơ cấu hoạt động của thanh ren

Hình 2.13. Thanh ren

2.5.3. Phương pháp điều khiển mô hình2.4.3.1. Bảng điện 2.4.3.1. Bảng điện

Hình 2.14. Sơ đồ bảng điện

- Dùng At khối vừa làm công tắc vừa có chức năng bảo vệ động cơ lai khi xảy ra sự cố

- Sơ đồ thiết kế bảng điều khiển gồm 1 đèn báo và 1 Át khối

2.4.3.2 Cần ga

2.5.4. Mô hình hoàn thiện

Chương 3:XÂY DỰNG NÔI DUNG CHO VÒI LỌC DẦU, VÒI PHUN VÀ BƠM CHUYỂN NHIÊN LIỆU TRÊN MÔ HÌNH

3.1. Lọc nhiên liệu

3.1.1. Quy trình tháo lắp lọc nhiên liệu trên ô tô3.1.1.1. Công việc chuẩn bị 3.1.1.1. Công việc chuẩn bị

- Vệ sinh sơ bộ xung quanh lọc - Tháo các đườn ống dầu ra khỏi lọc

3.1.1.2. Quy trình tháo lọc nhiên liệu ra khỏi xe

- Dùng cle 17 tháo các đường ống dầu trên vòi phun. - Dùng cle 14 tháo vít giữ lấy lọc ra khỏi xe.

Hình 3.1. Tháo lọc ra khỏi xe

3.1.2. Các dạng hư hỏng của bầu lọc3.1.2.1. Các phần tử lọc bị rách, mủn 3.1.2.1. Các phần tử lọc bị rách, mủn

Nguyên nhân

- Do làm việc lâu ngày

- Rách trong quá trình tháo lắp, bảo dưỡng • Hậu quả

- Nhiên liệu không được lọc sạch làm hỏng các chi tiết như cặp piston xi lanh bơm cao áp, tắc vòi phun…

3.1.2.2. Các phần tử lọc bị tắc

Nguyên nhân

- Do họat động lâu ngày.

Một phần của tài liệu THIẾT kế, lắp đặt mô HÌNH hệ THỐNG CUNG cấp NHIÊN LIỆU ĐỘNG cơ DIESEL DÙNG bơm CAO áp dãy (Trang 27 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w