3.3.2.1. Kiểm tra vòi phun
a)Các hư hỏng vòi phun
Vòi phun có nhiệm vụ phun nhiên liệu vào buồng cháy động cơ dưới dạng sương mù để đảm bảo hoà trộn tốt nhiên liệu và không khí, hình thành hỗn hợp cháy. Vòi phun dùng trong động cơ ô tô máy kéo, phụ thuộc vào kết cấu buồng cháy, hầu hết là loại vòi phun kín một lỗ hoặc nhiều lỗ phun.
Để phun sương, nhiên liệu trước lỗ phun phải có áp suất lớn, vòi phun một lỗ kiểu kín, có áp suất phun trong phạm vi 110÷125Kg/cm2, loại nhiều lỗ có áp suất phun 170÷180Kg/cm2, có những động cơ yêu cầu áp suất phun trên 200Kg/cm2.
Hình dạng chùm tia phun cũng phải cân đối và phân bố đều đặn theo cách bố trí lỗ phun, đánh giá hình dạng chùm tia phun thông qua góc đỉnh chùm tia và nếu là vòi phun nhiều lỗ phải đảm bảo cả góc nghiêng các chùm tia so với đường trục
Hư hỏng vòi phun làm chất lượng chùm tia phun xấu đi do các nguyên nhân sau: • Bộ đôi kim phun và đế kim phun mòn
Khi mòn các lỗ phun trên đầu kim phun, chùm tia phun sẽ không giữ được hình dạng cân đối ban đầu, đồng thời độ phun sương sẽ giảm hẳn, hạt nhiên liệu phun ra khó được xé tơi, làm quá trình hoà trộn rất kém, khiến động cơ bị khói.
Mòn mặt côn đậy kín trên đầu kim phun và lỗ trên đế kim phun làm tăng hành trình nâng cực đại của kim, do đó làm giảm tốc độ của nhiên liệu qua lỗ phun cũng gây nên sự giảm chất lượng phun sương. Nếu mặt này không kín, sẽ xuất hiện hiện tượng phun nhỏ giọt: sau khi kết thúc quá trình phun vẫn còn một vài giọt nhiên liệu rỉ ra tạo thành muội than đọng bám trên đầu vòi phun làm quá trình phun xấu đi.
Mòn thân kim và lỗ dẫn hướng làm tăng mức độ rò rỉ nhiên liệu qua khe hở giữa chúng, vì thế lượng dầu hồi từ vòi phun về thùng nhiên liệu sẽ nhiều hơn, chính sự tăng lượng dầu hồi này làm giảm lượng dầu cung cấp vào động cơ, khiến máy khó đạt công suất cần thiết (hình 3).
Hình 3.7. Mòn kim phun
• Kẹt tắc kim phun
Hiện tượng kẹt kim phun trong lỗ cũng thường xảy ra khi nhiên liệu bị bẩn, hoặc khi mặt côn đậy không kín làm khí cháy lọt vào khe hở giữa thân và lỗ dẫn hướng gây ra muội làm bó kẹt. Kim bị kẹt treo sẽ làm vòi phun làm việc như một vòi phun hở, chất lượng phun rất tồi, máy khói và tiêu hao nhiều nhiên liệu. Nếu kim kẹt trong trạng thái đóng kín, vòi phun đó sẽ không làm việc và động cơ bị bỏ máy. Cũng do muội than mà hiện tượng tắc một vài lỗ phun trong vòi phun nhiều lỗ thường hay xẩy ra. Tuy không làm chết máy vì vẫn còn các lỗ khác phun nhiên liệu song sẽ làm giảm sự đồng đều hỗn hợp cháy khiến động cơ bị khói và yếu máy.
• Lò xo vòi phun yếu
Lò xo vòi phun bị yếu do mất đàn hồi hay do điều chỉnh sai làm áp suất phun thấp là một trong những nguyên nhân làm giảm chất lượng phun sương, vì vậy động cơ sẽ bị khói và tăng tiêu hao nhiên liệu. Nếu áp suất phun cao hơn quy định sẽ cho độ phun sương tốt hơn. Tuy có làm ảnh hưởng ít nhiều đến độ bền cơ học và mài mòn của bơm cao áp, nhưng tăng cao áp suất phun trong phạm vi có thể được, lại là một giải pháp để cải thiện chất lượng làm việc của động cơ điêden.
b)Các phương pháp kiểm tra vòi phun
Ta cho động cơ chạy ở chế độ ổn định nới lỏng đường nhiên liệu tới vòi phun cần kiểm tra và nghe tiếng nổ của động cơ . Nếu tiếng nổ thay đổi thì chứng tỏ vòi phun bị hư hỏng
• Kiểm tra lò xo
Sau một thời gian làm việc, lò xo vòi phun thường có hư hỏng sau :
Bị gãy mất đàn tính, cong…ta có thể biết được nhờ quan sát bằng mắt, và các dụng cụ đo chuyên dùng:
Hình 3.8. Kiểm tra lò xo
• Kiểm tra vòi phun và đót kim phun
Theo kinh nghiệm (Kiểm tra mòn)
Ngâm kim phun và đót kim phun trong dầu sạch, sau đó lắp kim phun vào đót kim phun. Nghiêng kim phun từ 450-600 rồi kéo kim phun lên 2/3 chiều dài buông tay và quan sátchuyển động của kim. Nếu kim chuyển động từ từ xuống phía dưới do tự trọng của kim thì khe hở đảm bảo theo yêu cầu.
-
Hình 3.9. Kiểm tra vòi phun và đót kim Kiểm tra lò xo
• Kiểm tra bằng dụng cụ đo:
Lắp vòi phun vào thiết bị kiểm tra sau đó tác động vào cần bơm tay của thiết bị cho áp suất nhiên liệu nhỏ hơn áp suất vòi phun khoảng 20kg/cm3 sau đó giữ bơm tay ở đó.Quan sát kim chỉ áp kế. Áp suất dầu không được tụt quá 14 kg/cm3 trong thời gian 10-20 (s) với vòi phun mới , 5-10 (s) với vòi phun cũ.
Kiểm tra bằng cách lắp vòi phun vào thiết bị, sau đó tác dụng vào cần tay để tạo áp suất…cho vòi phun hoạt động. Khi kim phun ngừng ta quan sát phía đầu vòi phun.Nếu có nhiên liệu bị dò rỉ thì đó là hiện tượng phun dớt.
Quan sát vết trầy xước ,vết xám mờ trên kim phun.Để hiệu quả được cao ta có thể dùng kính lúp.
• Kiểm tra dạng tia phun
Gắn vòi phun vào dụng cụ kiểm tra. Thông thường thì nó vào khoảng 125-210 (kg/cm3). Phụ thuộc vào từng loại xe, từng loại vòi phun, áp suất tiêu chuẩn này được ghi trên thân vòi phun hoặc trong sổ tay kỹ thuật.
Hình 3.10. Kiểm tra áp suất vòi phun
Ví dụ: áp suất vòi phun trên các động cơ TOYOTA
Động cơ B & 3B Vòi phun khi mới 115 đến 125KG/cm2. Đã xử dụng 105 đến 125 KG/cm2
Động cơ 11B & 14B Khi mới 200 đến 210KG/cm2. Dã sử dụng 180 đến 210 KG/cm2.
+ Kiểm tra hiện tượng phun rớt (Hình 1.13)
Tác động vào cần bơm cho vòi phun phun nhiên liệu , sau khi phun,vòi phun ngắt ta quan sát đầu vòi phun.
Nếu thấy những giọt nhiên liệu nhỏ giọt thì đó là hiện tượng phun rớt do mặt côn của đo´t kim và kim phun bị mòn , hở , Vòi phun tụ´t là vòi phun không có hiện tượng nhỏ giọt xuống hoặc trong một phút nhỏ giọt xuống không quá 1 giọt ( hình vẽ 45.3).
+ Kiểm tra góc chùm tia phun
Hình 3.12. Sơ đồ kiểm tra góc chum tia phun Hình 3.11. Kiểm tra hiện tượng phun rớt Đ ú n g Sai
Hình 3.13. Chùm nhiên liệu hình nón
Góc chùm tia phun được kiểm tra bằng cách đặt cách đầu vòi phun từ 200 đến 220mm một tờ giấy thấm để hứng chùm tia phun . Đo đường ki´nh viết chùm tia D (hình 45.6) và khoảng cách L từ tờ giấy đến đầu vòi phun.
Ta tính được góc đỉnh chùm tia ( thông qua tính tg /2= D/2L) .Với động cơ IFAW50 cần phải du`ng một thước đo cạnh vòi phun kiểm tra mo´i xa´c định được góc phun nghiêng của các chùm tia so với trục của vòi phun .
• Một số dạng tia phun có thể thấy khi kiểm tra
-