Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Một phần của tài liệu tổng quan về đặc điểm kinh tế- kĩ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh dịch vụ thương mại và xuất nhập khẩu việt anh (Trang 34 - 37)

Tiêu thụ thành phẩm là quá trình tiếp theo của giai đoạn sản xuất. Để thực hiện giá trị sản phẩm, hàng hóa lao vụ, dịch vụ doanh nghiệp phải chuyển giao hàng hóa sản phẩm hoặc cung ứng lao vụ, dịch vụ cho khách hàng.

* Chứng từ:

- Phiếu xuất kho thành phẩm. - Hóa đơn GTGT .

- Bảng thanh toán hàng đại lý. - Phiếu thu.

* Sổ kế toán:

- Bảng kê bán hàng.

- Sổ chi tiết giá vốn hàng bán.

- Sổ chi tiết thanh toán với khách hàng. - Sổ chi tiết giá vốn hàng bán.

- Sổ chi tiết doanh thu bán hàng. - Sổ nhật ký bán hàng. - Sổ nhật ký thu tiền. * Tài khoản sử dụng: - TK 155: Thành phẩm. - TK156: Hàng hóa. - TK157: Hàng gửi bán.

- TK 333: Thuế và các khoản phải nộp nhà nước. - TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, - TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ.

- TK 521: Chiết khấu thương mại. - TK531: Hàng bán bị trả lại. - TK532: Giảm giá hàng bán. - TK632: Giá vốn hàng bán. - TK641: Chi phí bán hàng.

- TK642: Chí phí quản lý doanh nghiệp. * Nhiệm vụ hạch toán tiêu thụ thành phẩm:

- Phản ánh kịp thời chính xác tình hình xuất bán thành phẩm, tính chính xác các khoản bị giảm trừ và thanh toán với ngân sách các khoản thuế phải nộp.

- Tính toán chính xác các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ thành phẩm.

* Các phương thức tiêu thụ: - Phương thức tiêu thụ trực tiếp:

Là phương thức giao hàng cho người mua trực tiếp tại kho, tại các phân xưởng sản xuất (không qua kho) của doanh nghiệp. Sản phẩm khi bàn giao cho khách hàng được chính thức được coi là tiêu thụ và đơn vị đánh mất quyền sở hữu về số hàng này.

- Phương thức chuyển hàng theo hợp đồng:

Theo phương thức này bên bán chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm ghi trong hợp đồng. Số hàng chuyển đi này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Khi được người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng chuyển giao (một phần hay toàn bộ) thì số hàng chấp nhận mới được coi là tiêu thụ.

- Phương thức tiêu thụ qua các đại lý (ký gửi):

Do hàng ký gửi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cho đến khi chính thức tiêu thụ, bởi vậy nội dung hạch toán giống như tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng. Bên dại lý sẽ được hưởng thù lao đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.

- Phương thức bán hàng trả góp:

Theo phương thức này, khi giao hàng cho người mua, thì lượng hàng chuyển giao được coi là tiêu thụ, người mua sẽ thanh toán lần đầu ngay tại thời điểm mua một phần. Số tiền còn lại người mua sẽ trả dần và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định. Thông thường số tiền trả ở các kỳ bằng nhau, trong đó bao gồm một phần doanh thu gốc và một phần lãi suất trả chậm.

Ngoài các phương thức tiêu thụ trên, các doanh nghiệp còn sử dụng vật tư, hàng hóa, sản phẩm để thanh toán lương, tiền thưởng cho cán bộ công nhân viên chức, để biếu tặng, quảng cáo, chào hàng hay sử dụng sản phẩm phục vụ sản xuất kinh doanh, để trao đổi lấy hàng hóa khác.

* Chu trình kế toán tiêu thụ thành phẩm: - Cập nhật các hóa đơn bán hàng.

- Theo dõi chi tiết và tổng hợp hàng bán ra. - Tính thuế GTGT của hàng bán ra.

- Theo dõi các khoản phải thu, tình hình thu tiền và tình trạng công nợ của khách hàng.

2.4.Công tác kiểm tra, kiểm soát

Tổ chức kiểm tra kế toán là một trong những mặt quan trọng trong tổ chức kế toán nhằm đảm bảo cho công tác kế toán được thực hiện đúng quy định, có hiệu quả và cung cấp đầy đủ thông tin phản ánh đúng thực trạng của doanh nghiệp.Vì vậy, Công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Việt Anh thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát.

Một phần của tài liệu tổng quan về đặc điểm kinh tế- kĩ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tnhh dịch vụ thương mại và xuất nhập khẩu việt anh (Trang 34 - 37)