Tiền lương là biểu hiện bằng tiền phần sản phẩm xã hội mà doanh nghiệp trả cho người lao động tương ứng với số lượng, chất lượng và kết quả lao động mà họ đã cống hiến cho doanh nghiệp.
* Chứng từ:
- Bảng chấm công. - Giấy phép nghỉ ốm - Giấy xin nghỉ thai sản
- Giấy tạm ứng và thanh toán tạm ứng. * Sổ kế toán:
- Bảng thanh toán lương.
- Bảng tổng hợp phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương. - Bảng thanh toán BHXH.
- Bảng thanh toán tiền thưởng. - Sổ cái TK 334, 338. * Tài khoản sử dụng:
- TK334: Phải trả người lao động. - TK338: Phải trả, phải nộp khác.
* Các hình thức tính lương: Việc tính trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp được thực hiện theo các hình thức hình thức tiền lương theo thời gian và hình thức tiền lương theo sản phẩm.
- Hình thức tiền lương thời gian: Theo hình thức này, tiền lương trả cho người lao động tính theo thời gian làm việc, cấp bậc hoặc chức danh hoặc thang lương theo quy định.Trong mỗi thang lương lại tùy theo trình độ nghiệp chuyên môn mà lại chia ra làm nhiều bậc lương, mỗi bậc lương có một tiền lương nhất định. Đơn vị để tính tiền lương thời gian là lương tháng, lương ngày và lương giờ.
Lương tháng được quy định sẵn đối với từng bậc lương trong các thang lương. Lương tháng thường được áp dụng để trả lương cho công nhân viên làm công tác quản lý kinh tế, quản lý hành chính và các nhân viên thuộc ngành không có tính chất sản xuất.
Lương ngày là lương trả cho người lao động theo mức lương và số ngày làm việc thực tế trong tháng. Mức lương ngày được tính bằng cách lấy mức lương tháng chia cho số ngày làm việc theo chế độ. Lương ngày thường được áp dụng để trả lương cho người lao động trực tiếp hưởng lương theo thời gian, tính trả lương cho người lao động trong những ngày hội họp, học tập làm nghĩa vụ khác và làm căn cứ để tính trợ cấp, bảo hiểm xã hội.
Mức lương giờ tính bằng cách lấy mức lương ngày chia cho số giờ làm việc trong ngày theo chế độ. Lương giờ thường được áp dụng để trả lương cho lao động trực tiếp hưởng lương trong thời gian làm việc không hưởng lương theo sản phẩm.
- Hình thức tiền lương sản phẩm: Là hình thức trả lương cho người lao động theo số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc công việc đã hoàn thành hoặc khối lượng công việc đã làm xong được nghiệm thu. Để tiến hành trả lương theo sản phẩm cần phải xây dựng được định mức lao động, đơn giá hợp lý trả cho từng loại sản phẩm, công việc được cơ quan có thẩm quyền được phê duyệt, phải kiểm tra nghiệm thu sản phẩm chặt chẽ.
Hình thức tiền lương sản phẩm gồm:
+ Trả lương theo sản phẩm trực tiếp: Theo hình thức này tiền lương trả cho người lao động trực tiếp được tính theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá lương sản phẩm ( không hạn chế số lượng hoàn thành).
+ Trả lương theo sản phẩm gián tiếp: Được áp dụng để trả lương cho công nhân làm các công việc phục vụ sản xuất ở các bộ phận ( phân xưởng) sản xuất như: công nhân vận chuyển vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị. Trong trường hợp này, căn cứ vào kết quả sản xuất của lao động trực tiếp (công nhân trực tiếp sản xuất) để tính lương cho lao động phục vụ sản xuất.
* Chu trình kế toán nghiệp vụ tính lương và trợ cấp BHXH và thanh toán lương
Việc tính lương, trợ cấp BHXH và các khoản khác phải trả cho người lao động được thực hiện tại phòng kế toán của doanh nghiệp. Hàng tháng, căn cứ vào các tài liệu hạch toán về thời gian, kết quả lao động và chính sách xã hội về lao động, tiền lương, BHXH do nhà nước ban hành, kế toán tính tiền lương, trợ cấp BHXH và các khoản phải trả khác cho người lao động, cụ thể:
- Căn cứ vào: Bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành, hợp đồng giao khoán, kế toán tính tiền lương, tiền ăn ca cho người lao động.
Tiền lương được tính cho từng người và tổng hợp cho từng bộ phận sau đó ghi vào bảng thanh toán tiền lương. Bảng thanh toán tiền lương lập cho mỗi tổ sản xuất, mỗi phòng ban trong đó kê tên và các khoản được lĩnh của từng người.
Riêng tiền ăn ca doanh nghiệp trả cho người lao động bằng việc tổ chức bữa ăn giữa ca.
- Căn cứ vào các chứng từ như: Phiếu nghỉ hưởng BHXH, biên bản điều tra tai nạn lao động…kế toán tính số tiền trợ cấp BHXH phải trả cho người lao động và phản ánh vào bảng thanh toán lương.
- Đối với khoản tiền thưởng của người lao động: Căn cứ vào tình hình phân loại lao động của doanh nghiệp và mức thưởng quy định để tính tiền thưởng cho từng người và lập bảng thanh toán tiền thưởng.
Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương của từng bộ phận để chi trả, thanh toán tiền lương cho công nhân viên, đồng thời tổng hợp tiền lương phải trả trong kỳ theo từng đối tượng sử dụng lao động, tính toán trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ quy định, lập bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Số liệu của bảng phân bổ tiền lương và BHXH là cơ sở để kế toán ghi
sổ kế toán có liên quan. - Thanh toán lương:
Thông thường việc trả lương cho người lao động trong các doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH Dịch Vụ Thương Mại và Xuất Nhập Khẩu Việt Anh nói riêng được tiến hành theo 2 kỳ trong tháng:
+ Kỳ 1: Tạm ứng lương cho công nhân viên với những người có tham gia lao động trong tháng.
+ Kỳ 2: Thanh toán lương và các khoản phải trả cho công nhân viên trong tháng sau khi đã trừ đi các khoản khấu trừ: như khoản tạm ứng kì 1, bồi thường vật chất, tạm ứng, BHXH, BHYT…
Đến kỳ trả lương, kế toán làm các thủ tục rút tiền về quỹ. Thủ quỹ căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán BHXH để chi trả lương và các khoản khác cho công nhân viên và người lao động trong doanh nghiệp. Nếu trong tháng vì một lý do nào đó người lao động chưa nhận lương, kế toán phải theo dõi riêng trên sổ bảng kê thanh toán với công nhân viên chưa nhận lương
Sơ đồ 2.3.1: Sơ đồ luân chuyển chứng từ kế toán tiền lương