7. Bố cục luận văn
3.2.3. Phƣơng pháp tính toán LST tại các điểm có mây
Từ trên không gian, các vệ tinh với các đầu đo quang học không thể thu đƣợc các giá trị phản xạ cũng nhƣ phát xạ từ bề mặt trái đất khi bị mây bao phủ, vì vậy không thể tính toán giá trị LST theo các thuật toán nhƣ trên. Đối với các nghiên cứu có liên quan đến bề mặt các vị trí (pixel) bị mây che phủ thƣờng bị loại ngay giá trị trong khi tiền xử lý ảnh, vì vậy cần phải bổ sung các giá trị LST tại các vị trí này.
Trong nhiều nghiên cứu đã chứng minh về mối quan hệ giữa nhiệt độ và độ cao địa hình, thông thƣờng (nếu không có nghịch nhiệt) thì càng lên cao nhiệt độ càng thấp, căn cứ vào quy luật này đề tài đã tiến hành xem xét mối liên hệ giữa các giá trị LST với độ cao địa hình tại các điểm có dữ liệu từ đó làm căn cứ để bổ sung dữ liệu còn thiếu do mây che phủ.
Các phƣơng trình hồi quy giữa giá trị LST và độ cao địa hình đƣợc tính toán cho từng ảnh viễn thám, và đƣợc nội suy cho tất cả các điểm mây che phủ. Hình 3.2, và hình 3.3 là ví dụ về kết quả một số ảnh viễn thám đƣợc xử lý theo phƣơng pháp trên.
Từ hình 3.2 và 3.3 nhận thấy mối quan hệ giữa giá trị LST và độ cao trên khu vực Lai Châu là khá tốt, hệ số tƣơng quan R đều > 0.8 .
a) Chƣa nội suy điểm thiếu LST b) Đã nội suy những điểm thiếu LST Hình 3.3. Bản đồ LST đêm 3 tháng 1 năm 2004