7. Bố cục luận văn
1.2. Đặc điểm sinh thái cây cao su
Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis, thuộc họ thầu dầu Euphorbiacea. Cao su là cây đa tác dụng, trồng cây cao su cho hiệu quả kinh tế cao, ngoài khai thác mủ, thân cây còn là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, đồng thời có thể giúp cải thiện khí hậu, giữ ẩm cho đất, phát triển chăn nuôi dƣới tán rừng, vv...
Mủ cây cao su có giá trị kinh tế cao, 1 ha khai thác mủ bình quân đạt 1,5 tấn/ha/năm, có nơi có thể đạt 1,8-2,0 tấn/ha/năm; sản phẩm mủ xuất khẩu có thể đạt tới 36 triệu đồng/tấn. Cây cao su có chu kỳ kinh doanh khoảng trên 20 năm, gỗ sử dụng trong công nghiệp chế biến, giá hiện tại đang xuất khẩu bình quân đạt 1.200 USD/m3 gỗ thành khí .
Hạt cao su dùng làm giống, làm nguyên liệu tẩy rửa, thức ăn gia súc, hoá chất sơn và các loại phụ kiện khác. Cành lá dùng làm củi đun, lá cao su dùng làm phân bón khi phân huỷ.
Giá trị về môi trƣờng, sinh thái: cây cao su trồng tập trung có khả năng giữ và tạo đƣợc nguồn nƣớc, có độ che phủ lớn, chống xói mòn và có giá trị cảnh quan sinh thái du lịch.
Đặc điểm sinh thái của cây cao su:
Đất đai: Cây cao su có thể sống trên hầu hết các loại đất khác nhau ở vùng nhiệt đới ẩm, thích hợp với các vùng đất có bình độ tƣơng đối thấp: dƣới 200m. Càng lên cao thì nhiệt độ càng thấp và ảnh hƣởng của gió càng mạnh không thuận lợi cho cây cao su. Bình độ lý tƣởng đƣợc khuyến cáo để trồng cao su là: vùng xích đạo, trong đó có Việt Nam, có thể trồng cao su ở độ cao đến 500–600m.
Độ dốc: Cây cao su thƣờng đƣợc trồng trên nền đất có độ dốc nhỏ hơn 8%. Với độ dốc 8 - 30% thì vẫn trồng đƣợc nhƣng chú ý đến các biện pháp chống xói mòn. Độ dốc liên quan đến độ phì nhiêu của đất. Đất càng dốc thì xói mòn càng mạnh, khiến các chất dinh dƣỡng trong đất, nhất là trong lớp đất mặt mất đi nhanh chóng. Khi trồng cao su trên đất dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đất, chống xói mòn rất tốn kém nhƣ đê, mƣơng, đƣờng đồng mức…. Hơn nữa, các diện tích cao su trồng trên đất dốc sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác trồng mới, chăm sóc, thu mủ và vận chuyển mủ về nhà máy chế biến.
Độ sâu tầng đất: độ sâu lý tƣởng cho trồng cây cao su là 2m, tuy nhiên trong thực tế nếu độ sâu tầng đất là 0,8 - 2m thì vẫn có thể trồng đƣợc, độ pH trong đất thích hợp cho cây cao su là 4,5- 5,5, giới hạn pH đất có thể trồng cây cao su là 3,5 - 7,0. Đất trồng cao su phải có cấp hạt sét ở lớp đất mặt (0 - 30cm) tổi thiểu là 20%, ở lớp đất sâu hơn (>30cm) tối thiểu là 25%. Đất nơi có mùa khô kéo dài, thì thành phần sét phải đạt 30 - 40%. Ở các vùng khí hậu khô, đất có tỉ lệ sét từ 20 - 25% (đất cát pha sét) đƣợc xem là giới hạn cho cây cao su. Đất có thành phần hạt thô chiếm trên 50% trong 0,8m lớp đất mặt là ít thích hợp cho việc trồng cao su. Các thành phần hạt thô sẽ gây trở ngại cho sự phát triển của rễ cao su và ảnh hƣởng bất lợi đến khả năng dự trữ nƣớc của đất.
Nhiệt độ: Cây cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình nên sinh trƣởng bình thƣờng trong khoảng nhiệt độ 22-300
(nhiệt độ 250C là nhiệt độ mà năng suất cây có thể đạt mức tối đa). Ở nhiệt độ này, môi trƣờng sẽ mát dịu vào buổi sáng sớm (1giờ – 5giờ), giúp cây sản xuất mủ cao nhất. Các vùng đất trồng cao su hiện nay trên thế giới phần lớn ở vùng khí hậu nhiệt đới, có nhiệt độ trung bình 20-280
C.
Nhiệt độ thấp hơn 180C, sẽ ảnh hƣởng đến sức nảy mầm của hạt, tốc độ sinh trƣởng của cây chậm lại. Nếu nhiệt độ thấp hơn 100
C, hạt mất sức nảy mầm hoàn toàn, đối với cây ngoài vƣờn thì bị rối loạn hoạt động trao đổi chất và chết nếu nhiệt độ này kéo dài. Nhiệt độ thấp hơn 50
C, cây sẽ bị nứt vỏ, chảy mủ hàng loạt, đỉnh sinh trƣởng bị khô và cây chết. Nếu nhiệt độ lớn hơn 300
C, sẽ gây ra hiện tƣợng mủ chảy dai trong khai thác, làm giảm năng suất mủ. Nhiệt độ mà cao hơn 400C, gây ra hiện tƣợng khô vỏ ở gốc cây và dẫn đến cây chết.
Lƣợng mƣa và ẩm độ: Cây cao su thƣờng đƣợc trồng trong những vùng có lƣợng mƣa 1800- 2500mm/năm, số ngày mƣa thích hợp là 100 – 150 ngày/năm. Ẩm độ không khí bình quân thích hợp cho sự sinh trƣởng và phát triển của cây cao su là trên 75%, đồng thời ẩm độ không khí cũng thể hiện tƣơng quan tỷ lệ thuận với dòng chảy mủ khi khai thác. Bên cạnh lƣợng mƣa thì sự phân bố mƣa và tính chất cơn mƣa cũng rất quan trọng. Việc khai thác mủ tập trung vào buổi sáng, vì thế số ngày mƣa vào buổi sáng càng nhiều thì năng suất càng giảm.
Khả năng chịu hạn: Cây cao su có khả năng chịu hạn cao hơn một số cây công nghiệp khác nhƣ: tiêu, cà phê…. Tuy nhiên, cây cao su trồng mới từ 6 tháng trở xuống không thể chịu hạn tốt do bộ rễ chƣa đƣợc phát triển đầy đủ, cao su trong vƣờn ƣơm thì không thể chịu hạn quá 1 tháng. Nhƣng cao su trồng mới trên 6 tháng có thể chịu hạn trên 4 – 5 tháng.
Khả năng chịu úng: Cây cao su cũng thể hiện một sức chịu đựng tốt. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng giống, đối với cây đang trong giai đoạn cạo mủ, nếu bị ngập sâu khoảng 30 - 40 ngày, thì 75% số cây trên vƣờn sẽ chết, số còn lại tăng trƣởng chậm, cây khô và bong vỏ nên không cạo mủ đƣợc nữa.