Đánh giá mức độ khắc nghiệt của nhiệt độ thấp đối với cây cao su

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng bản đồ phân bố nhiệt độ thấp phục vụ quy hoạch trồng cây cao su ở lai châu bằng công nghệ viễn thám và gis (Trang 46 - 48)

7. Bố cục luận văn

2.3. Đánh giá mức độ khắc nghiệt của nhiệt độ thấp đối với cây cao su

Theo kết quả tổng hợp bảng 2.4, khi nhiệt độ xuống dƣới 100C cây cao su sẽ bị rối loạn hoạt động trao đổi chất và chết nếu nhiệt độ này kéo dài. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu và thực tế trồng cao su ở các tỉnh Tây Bắc cho thấy: cây cao su ngừng sinh trƣởng, phát triển khi nhiệt độ tối thấp xuống dƣới 100C và kéo dài liên tục trong 3 ngày trở lên (gọi là đợt rét hại đối với cao su).

Trên cơ sở số liệu nhiều năm, tác giả đã tính toán số đợt rét hại đối với cao su, kết quá tính toán đƣợc thể hiện ở bảng 2.8.

Bảng 2.8. Các đợt rét hại đối với cây cao su theo các đai độ cao ( Đơn vị: đợt)

Đai độ cao Số đợt có Tmin<10oC 3 ngày liên tục < 300m 1.6 300 - 600m 2.9 600 - 800m 6.3 800 - 1000m 10.8 1000 - 1500m 18.2 > 1500m 24.6

Để đánh giá mức độ khắc nghiệt của nhiệt độ thấp tới sự sinh trƣởng, phát triển của cao su, tác giả đã sử dụng chỉ tiêu đợt rét hại, số đợt rét hại trong năm càng nhiều mức độ khắc nghiệt càng lớn. Căn cứ thực tiễn các đợt rét hại đối với cao su ở Lai Châu, tác giả đã phân ngƣỡng mức độ khắc nghiệt của nhiệt độ thấp đối với cao su (bảng 2.9).

Bảng 2.9. Phân ngƣỡng mức độ khắc nghiệt của nhiệt độ thấp đối với cây cao su

Số đợt có Tmin<10oC 3 ngày liên tục Mức độ khắc nghiệt 0.0 - 2.0 Không ảnh hƣởng 2.1 – 4.0 Ảnh hƣởng nhẹ 4.0 - 6.0 Ảnh hƣởng trung bình 6.0 - 8.0 Ảnh hƣởng nặng > 8.0 Ảnh hƣởng rất nặng Dựa trên bảng 2.8 và 2.9 cho thấy:

- Ở đai độ cao dƣới 300m: số đợt rét hại xảy ra rất ít, trung bình năm chỉ 1.6 đợt vì vậy rét hại gần nhƣ không ảnh hƣởng đến cây cao su khi trồng ở độ cao này.

- Ở độ cao từ 300m đến 600m: trung bình hàng năm cũng chỉ xảy ra gần 3 đợt nên mức độ ảnh hƣởng của nhiệt độ thấp đối với cây cao su ở cấp độ nhẹ.

- Ở độ cao 600 - 800m: số đợt rét hại cho cây cao su tăng lên đến 6.3 đợt/năm và mức độ ảnh hƣởng ở cấp độ trung bình.

- Ở độ cao trên 800m: trung bình hàng năm số đợt rét hại trên 10 đợt tƣơng đƣơng 1 tháng rét hại, mức độ ảnh hƣởng của rét hại từ mức độ nặng đến rất nặng vì vậy khả năng gieo trồng cao su ở độ cao này là không an toàn.

CHƢƠNG 3. NỘI SUY DỮ LIỆU KHÔNG GIAN BẰNG THÔNG TIN VIỄN THÁM VÀ GIS PHỤC VỤ XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN BỐ

NHIỆT ĐỘ THẤP KHU VỰC NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng bản đồ phân bố nhiệt độ thấp phục vụ quy hoạch trồng cây cao su ở lai châu bằng công nghệ viễn thám và gis (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)