Tình hình phát triển cây cao su ở tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng bản đồ phân bố nhiệt độ thấp phục vụ quy hoạch trồng cây cao su ở lai châu bằng công nghệ viễn thám và gis (Trang 28 - 83)

7. Bố cục luận văn

1.3. Tình hình phát triển cây cao su ở tỉnh Lai Châu

a) Định hƣớng quy hoạch

Cây cao su đang đƣợc tỉnh Lai Châu coi là loại cây chiến lƣợc, đột phá mạnh mẽ nhằm làm chuyển hƣớng phát triển kinh tế nông thôn, nhất là những vùng bị ảnh hƣởng của các công trình thủy điện (chủ yếu tại huyện Sìn Hồ).

Cây cao su đƣợc quy hoạch phát triển trên địa bàn huyện Sìn Hồ, Phong Thổ và Mƣờng Tè. Định hƣớng đến 2020, toàn tỉnh có trên 20.000 ha cao su tập trung. Trong đó:

+ Giai đoạn 2008 - 2010 đã trồng 6.000 ha. + Giai đoạn 2011 - 2015 có 16.000 ha. + Giai đoạn 2016 - 2020 có 20.000 ha. - Địa bàn quy hoạch trồng:

+ Vùng I: Bao gồm 8 xã thuộc vùng thấp của huyện Sìn Hồ: Ma Quai, Nậm Tăm, Nậm Cha, Noong Hẻo, Căn Co, Nậm Mạ, Nậm Cuổi, Nậm Hăn với quy mô diện tích trên 15.000 ha.

+ Vùng II: Bao gồm 4 xã thuộc lƣu vực sông Nậm Na của huyện Sìn Hồ: Lê Lợi, Chăn Nƣa, Pa Tần, Nậm Ban với quy mô diện tích trên 2.000 ha.

+ Vùng III: Bao gồm 8 xã lƣu vực sông Nậm Na của huyện Phong Thổ: Thị trấn Phong Thổ, xã Mƣờng So, Nậm Xe, Khổng Lào, Hoang Thèn, Ma Ly Pho, Bản Lang, Huổi Luông với quy mô diện tích trên 2.000 ha.

+ Vùng IV: Bao gồm 3 xã dọc theo sông Đà gồm các xã Mƣờng Mô, Nậm Hàng, Kan Hồ của huyện Mƣờng Tè với quy mô diện tích trên 2.000 ha.

Bảng 1.2. Phân kỳ đầu tƣ trồng mới

STT Giai đoạn (năm) Vùng trồng Chỉ tiêu (ha)

I Giai đoạn 1 (2008 - 20010) I 6000 Năm 2008 I 1000 Năm 2009 I 2500 Năm 20010 I 2500 II Gai đoạn 2 (2011 - 2015) 10000

Năm 2011 I,II, III, IV 2000

Năm 2012 I,II, III, IV 2000

Năm 2013 I,II, III, IV 2000

Năm 2014 I,II, III, IV 2000

Năm 2015 I,II, III, IV 2000

III

Giai đoạn 3 (2016 - 2020) 4000

Năm 2016 I,II, III, IV 1500

Năm 2017 I,II, III, IV 1500

Năm 2018 I,II, III, IV 1000

Tổng diện tích 20000

b) Phát triển cây cao su từ trƣớc đến nay

Lai Châu là một tỉnh đi đầu trong việc phát triển cây cao su trên diện rộng trong thời gian vừa qua tại vùng miền núi phía Bắc. Trên địa bàn tỉnh tại huyện Phong Thổ và Than Uyên đã có diện tích cây cao su đƣợc trồng từ năm 1993. Hai vƣờn cây này đã đƣợc Viện Khoa Học Kiến Thiết Nông Lâm Nghiệp (KHKT NLN) miền núi phía Bắc đánh giá sơ bộ về khả năng sinh trƣởng và cho mủ. Kết quả cho thấy cây cao su tại Phong Thổ sinh trƣởng tốt hơn ở Than Uyên trong điều kiện bỏ hoang dại. Cây cao su có khả năng cho mủ trên 1 tấn/ha/năm.

* Năm 2006: Thực hiện kế hoạch trồng cây cao su trên địa bàn huyện Phong Thổ của UBND tỉnh Lai Châu, kết quả tổ chức triển khai năm 2006 trồng đƣợc 132,2 ha.

* Năm 2007: Sau khi có kế hoạch của UBND Tỉnh, nghị quyết của HĐND huyện, UBND huyện đã giao cho phòng kinh tế làm chủ đầu tƣ. Ngày 11 tháng 4 năm 2007, UBND Huyện đã mở hội nghị giao kế hoạch trồng cây cao su cho 7 xã, 1 thị trấn. Kết quả tổ chức triển khai năm 2007 trồng đƣợc 475,190 ha.

* Giai đoạn từ năm 2008 đến nay:

Năm 2008, Lai Châu chuyển sang hƣớng trồng cao su theo hƣớng đại điền do Công ty cổ phần cao su Lai Châu là chủ đầu tƣ. Ngày 18 tháng 6 năm 2008, Công ty cổ phần cao su Lai Châu thuộc tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam đƣợc thành lập với vốn điều lệ 200 tỷ đồng. Kế hoạch trồng cao su năm 2008 của công ty là 1.000 ha. Diện tích tập trung ở vùng thấp huyện Sìn Hồ. Kết thúc năm 2008, công ty cổ phần cao su Lai Châu trồng đƣợc 912 ha.

Năm 2009, kế hoạch trồng cao su trên địa bàn tỉnh là 2.500 ha (huyện Sìn Hồ 2.290 ha, huyện Phong Thổ 210 ha). Diện tích cao su trồng đƣợc năm 2009 là 2.211 ha. Trong đó huyện Sìn Hồ đạt 2001 ha, huyện Phong Thổ là 210 ha.

Năm 2010 tỉnh có kế hoạch trồng 2.211 ha cao su. Ngày 26 tháng 5 năm 2010 đã ra mắt công ty cổ phần cao su Lai Châu 2, trong đó công ty cổ phần Cao su số 2 Lai Châu đƣợc giao trồng 1.000 ha trên địa bàn các xã Chăn Nƣa (Sìn Hồ), Nậm Hàng (Mƣờng Tè).

Năm 2011 trồng mới đƣợc 298,5 ha, nâng tổng diện tích trồng từ năm 2006 đến 2011 là 6.531,4 ha.

CHƢƠNG 2. NGHIÊN CỨU VỀ NHIỆT ĐỘ THẤP VÀ ĐÁNH GIÁ ĐẶC TRƢNG NHIỆT ĐỘ THẤP CÓ HẠI CHO CÂY CAO SU Ở TỈNH

LAI CHÂU

2.1. Tổng quan nghiên cứu nhiệt độ thấp có hại cho cây trồng 2.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới

Nhiệt độ thấp vào mùa đông là yếu tố khống chế quan trọng nhất, ảnh hƣởng đến sống còn của vƣờn cây trồng mới và kiến thiết cơ bản, ảnh hƣởng bất lợi đến sinh trƣởng và sản lƣợng. Thiệt hại do lạnh ở cây cao su chƣa phân cành > cây đã phân cành > cây khai thác. Tại vùng Xishuangbanna (Vân Nam, Trung Quốc) vào mùa đông năm 1973/1974 có đến 67,5% diện tích cao su bị hại do lạnh và sƣơng muối ở các cấp độ hại khác nhau với nhiệt độ tối thấp 1,9-3,70

C; mùa đông năm 1999/2000 với nhiệt độ tối thấp 1,90C nhƣng tỷ lệ diện tích cao su bị hại là 36,2% với cấp độ hại nhẹ hơn do nhiều diện tích đã đƣợc trồng với giống chịu lạnh.

Ở trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về giá lạnh, sƣơng muối, sƣơng giá của các nƣớc nhƣ Nga, Trung Quốc, Mỹ, Brazil,... Cụ thể ở Mỹ: Các tác giả đã đƣa ra mức độ tổn thƣơng do giá lạnh của các loại rau và hoa quả (bảng 2.1).

Bảng 2.1. Mức độ tổn thƣơng do giá lạnh của rau và hoa quả ở Mỹ Nhóm cây dễ bị tổn thƣơng Nhóm chịu ảnh hƣởng mức

trung bình Nhóm ít bị ảnh hƣởng 1. Cây ăn quả (mơ, bơ, chuối,

chanh vàng, đào, mận, các loại quả quả mọng trừ việt quấtviệt quất)

1. Cây ăn quả (táo tây, nho, cam, lê, bƣởi chùm)

1.Cây ăn quả: chà là

2. Cây rau (măng tây, dƣa chuột, cà dái dê, ớt, cà chua, khoai tây, các cây họ đậu, các cây họ bí)

2. Cây rau (lơ xanh, cà rốt, súp lơ, cần tây, hành tây, mùi tây, việt quất, đậu Hà lan, củ cải làm salat, rau bina, bí đỏ

2. Cây rau (cây cải, bắp cải, su hào, củ cải vàng, cây diếp củ, củ cải đƣờng

Năm 1957, Whiteman, tác giả ngƣời Mỹ đã xác định ngƣỡng nhiệt độ lạnh tối đa đối với các cây ăn quả và cây rau ở Mỹ (bảng 2.2).

Bảng 2.2. Nhiệt độ lạnh tối đa đối với cây ăn quả và cây rau ở Mỹ

Tên cây trồng Nhiệt độ (o

C) 1. Các cây ăn quả lâu năm (anh đào, táo tây và táo ta, mơ, na,

lê, đào, cam, chanh, quýt, mận, lựu, vú sữa, trứng gà, chuối, khế, nho, na, chà là, dừa, nho, táo dại, dâu tây, cây trứng gà (lê ki na), xoài; sung, ô liu)

(-1.0) đến (-3.0)

2. Cây rau, hoa (măng tây, các cây rau họ đậu, củ cải đƣờng cụm, cải bắp, củ cải đƣờng ngọn, cà rốt, súp lơ, cần tây, rau diếp, ớt, cải xoăn, dƣa chuột, tỏi tây, thì là, xu hào, các cây họ bí, dƣa, hành, đu đủ, tiêu, dứa, chuối lá, khoai tây sớm, đậu Hà Lan)

(-1.5) đến (-3.0)

4. Cây dƣợc liệu (Atisô, lá thơm, đại hoàng, mộc qua…) (-1.5) đến (-3.0)

Nguồn: Whiteman, 1957, báo cáo của trường đại học California (Hoa Kỳ)

Bảng 2.3. Nhiệt độ không khí (°C) theo hƣớng nhiệt độ bầu ƣớt Tw = 0 °C theo các mức nhiệt độ điểm sƣơng và độ cao.

Nhiệt độ điểm sƣơng Độ cao

(°C) 0 m 500 m 1000 m 1500 m 0 0.0 0.0 0.0 0.0 -2 1.2 1.3 1.4 1.5 -4 2.3 2.5 2.6 2.8 -6 3.3 3.5 3.7 3.9 -8 4.1 4.4 4.6 4.9 -10 4.8 5.1 5.4 5.8 -12 5.4 5.8 6.1 6.5 -14 6.0 6.3 6.7 7.1 -16 6.4 6.8 7.2 7.7 -18 6.8 7.2 7.7 8.1

Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới đƣợc tiến hành, sử dụng công nghệ GIS và dữ liệu viễn thám để theo dõi trạng thái sinh trƣởng phát triển của cây trồng, đánh giá tác hại của thiên tai trong đó có nhiệt độ thấp. Các nhà nghiên cứu đã trình bày kết quả theo các hƣớng, bao gồm: phân tích dữ liệu viễn thám là hàm của các thông số sinh lý của cây trồng và thay đổi theo thời gian của chúng, giải thích các quan sát bằng các mô hình lý thuyết, xác định các thuật toán phân loại, phát triển hoặc ứng dụng các phƣơng pháp phân loại, xác định các thông số sinh lý của cây trồng và kết hợp với các mô hình tăng trƣởng để giám sát trạng thái sinh trƣởng, phát triển, hình

thành năng suất và giám sát các yếu tố khí tƣợng bất lợi nhƣ: nhiệt độ thấp, sƣơng muối, sƣơng giá, hạn hán...đến sinh trƣởng phát triển của cây trồng bởi các modul phần mềm, sau đó tích hợp trong GIS để xây dựng các bản đồ chuyên đề.

Dƣới đây là một số hình ảnh về bản đồ nhiệt độ thấp của các nƣớc đã xây dựng.

Hình 2.1. Bản đồ phân vùng sức chịu đựng của cây trồng ở điều kiện nhiệt độ thấp vùng Bắc Mỹ

Hình 2.2. Bản đồ phân vùng sức chịu đựng của cây trồng ở điều kiện nhiệt độ thấp ở Australia

Từ những kết quả ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám, các nhà khoa học trên thế giới đều có chung đánh giá nhƣ sau: sử dụng công nghệ GIS và viễn thám

đã mang lại những hiệu quả rất rõ rệt đối với nền kinh tế xã hội. Đối với nông nghiệp nó mang lại hiệu quả kinh tế ở những điểm sau:

- Nâng cao độ chính xác khi thành lập các bản đồ. Ứng dụng viễn thám và GIS có thể nâng cao hiệu quả từ 140-190% so với các công nghệ khác. Thông tin viễn thám và GIS rất phong phú thậm chí nó còn cung cấp các thông tin dƣới dạng lập thể (không gian), vì vậy cho phép xác định chính xác và chi tiết đối tƣợng nghiên cứu. - Tiết kiệm đƣợc thời gian, việc ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiệp vụ có thể tiết kiệm đƣợc thời gian từ 4 – 10 lần so với công nghệ truyền thống hiện nay. - Tiết kiệm đƣợc kinh phí từ 70-80% so với các phƣơng pháp hiện nay.

- Ở Mỹ dùng viễn thám và GIS để dự báo năng suất tiểu mạch làm lợi 0,4 tỷ USD/ năm, phòng chống tác hại của thiên tai và sâu bệnh làm lợi 750 triệu USD.

- Tại Trung Quốc dùng viễn thám và GIS để dự báo năng suất tiểu mạch làm lợi 2 tỷ Nhân dân tệ/ năm…. Dùng số liệu viễn thám trong việc điều tra sử dụng đất chi phí là 0.04 tệ/Km2. Trong khi đó, phƣơng pháp truyền thống chi phí là 1 tệ/Km2.

Ở Châu Á, ngoài việc ứng dụng viễn thám để xem xét các quá trình tự nhiên xảy ra trên bề mặt trái đất có liên quan đến nông nghiệp, còn áp dụng viễn thám và GIS trong các nghiên cứu:

- Quan hệ giữa phổ của bƣớc sóng cận hồng ngoại IR với thực vật;

- Chỉ số chuẩn hoá thực vật (NDVI) và nhiệt độ ban ngày, trong đó có nghiên cứu mối quan hệ giữa NDVI với nhiệt độ bề mặt đất để xác định mức độ khắc nghiệt của thời tiết đối với cây trồng, nhƣ: nắng nóng, rét hại, rét đậm, sƣơng giá, sƣơng muối....

- Ấn Độ đã sử dụng viễn thám trong đánh giá diện tích cây trồng;

- Nhật Bản ứng dụng công nghệ viễn thám để xây dựng bản đồ cây trồng, bản đồ năng suất và dự báo năng suất cây trồng.

- Trung Quốc đã rất thành công trong việc sử dụng viễn thám và GIS để đánh giá năng suất, sản lƣợng và trạng thái phát triển của các cây trồng, và giám sát hạn hán, lũ lụt, sƣơng giá, sƣơng muối....

thái sinh trƣởng, phát triển của cây trồng và giám sát thiên tai.

- Các nƣớc trong khu vực gió mùa đã áp dụng viễn thám để phân loại lớp phủ thực vật và mùa sinh trƣởng.

- Những ứng dụng viễn thám trong đánh giá điều kiện sinh trƣởng và sự hình thành năng suất cây trồng đã đƣợc nghiên cứu thử nghiệm ở Ấn Độ, Nhật Bản. Các nƣớc này đã dùng số liệu viễn thám trong mô hình Xích macốp để dự báo năng suất cây trồng.

- Áp dụng chỉ số thực vật để giám sát hạn hán ở Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ cho kết quả chính xác 90- 95% so với thực tế;

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa NDVI với các tham số khí hậu ở vùng ôn đới khô hạn.

- Dự báo mùa sinh trƣởng, biến đổi khí hậu thông qua chỉ số NDVI. - Đánh giá thực trạng rừng qua số liệu viễn thám.

2.1.2. Những nghiên cứu trong nƣớc

Ở Việt Nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về nhiệt độ thấp nhƣ : (1) Đánh giá nhiệt độ thấp có hại đối với cây trồng ở Việt Nam và chiến lƣợc ứng phó (Nguyễn Văn Viết, năm 2011); (2) Tài nguyên khí hậu nông nghiệp Việt Nam (Nguyễn Văn Viết, năm 2009); (3) Nghiên cứu đặc điểm diễn biến của hiện tƣợng rét hại khu vực Tây Bắc và khả năng dự báo (Dƣơng Văn Khảm, năm 2011); (4) Điều tra khoanh vùng sƣơng muối gây hại cây cà phê tỉnh Sơn La (Lại Văn Chuyển, Vƣơng Hải, Nguyễn Trọng Hiệu, năm 1999), (5) Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam (Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu, năm 2004 và còn nhiều các công trình nghiên cứu khác.

Những nghiên cứu trên đã góp phần không nhỏ trong việc phục vụ sản xuất và phát triển các cây trồng nói chung và cây công nghiệp nói riêng. Song trƣớc đây các nghiên cứu đƣợc tiến hành trong điều kiện số liệu và kỹ thuật tính toán còn nhiều hạn chế, việc nghiên cứu đánh giá chủ yếu chỉ tập trung khai thác số liệu của các trạm, trại và cơ quan nghiên cứu của ngành nông nghiệp, các trạm khí tƣợng

thuỷ văn, khí tƣợng nông nghiệp, mà chƣa có nghiên cứu nào có điều kiện xây dựng bản đồ phân bố nhiệt độ thấp, đặc biệt mức độ và quy mô tác hại của nhiệt độ thấp đối với cây trồng chi tiết đến các huyện. Hơn nữa trong các nghiên cứu trƣớc đây chƣa có các số liệu đƣợc thu nhận và tính toán từ các công nghệ và mô hình tiên tiến nhƣ: hệ thống thông tin địa lý (GIS), viễn thám (RS), hệ thống định vị toàn cầu (GPS) vì vậy kết quả thu đƣợc mang tính cục bộ, rất khó áp dụng trên diện rộng.

2.2. Đặc trƣng nhiệt độ thấp có hại cho cây cao su

Để đánh giá ảnh hƣởng của nhiệt độ thấp đến sự sinh trƣởng, phát triển và hình thành năng suất cao su tỉnh Lai Châu, trên cơ sở các ngƣỡng nhiệt độ thấp có hại đối với loại cây này (bảng 2.4), tác giả tiến hành đánh giá các đặc trƣng nhiệt độ thấp trên chuỗi số liệu đƣợc xem xét, bao gồm các đặc trƣng:

- Khả năng xuất hiện nhiệt độ thấp theo các ngƣỡng.

- Ngày bắt đầu và kết thúc nhiệt độ các ngƣỡng theo các suất bảo đảm.

2.2.1. Ngƣỡng nhiệt độ thấp có hại cho cây cao su

Các quá trình sinh lý diễn ra trong cơ thể thực vật (quá trình quang hợp, vận chuyển chất dinh dƣỡng...) chỉ có thể diễn ra ở một ngƣỡng nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ có ảnh hƣởng rất lớn đến quá trình sinh trƣởng, phát triển và hình thành năng suất của cây trồng. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều có ảnh hƣởng xấu đến cây trồng, khi nhiệt độ đạt đến ngƣỡng giới hạn so với sức chịu đựng của cây trồng thì cây trồng ngừng hẳn sinh trƣởng và phát dục, khi nhiệt độ tiếp tục giảm xuống hoặc tiếp tục tăng lên cao vƣợt qua ngƣỡng giới hạn đó thì thực vật sẽ chết từng bộ phận hoặc chết hoàn toàn [1].

Hình 2.3. Hình ảnh minh họa tác hại của nhiệt độ thấp đối với cây cao su Với tầm quan trọng của nhiệt độ nhƣ đã nêu ở trên, thì việc quy hoạch các vùng trồng cây trồng nói chung và cây lâu năm nhƣ cao su nói riêng rất cần phải

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng bản đồ phân bố nhiệt độ thấp phục vụ quy hoạch trồng cây cao su ở lai châu bằng công nghệ viễn thám và gis (Trang 28 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)