Biện pháp thực hiện.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ bốn mặt hàng nông sản chính là gạo, cà phê, chè , cao su của việt nam giai đoạn 2003-2010 (Trang 34 - 39)

I/ ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN.

1.2Biện pháp thực hiện.

1. Phát triển thị trường để tạo động lực phát triển kinh tế

1.2Biện pháp thực hiện.

1.2.1 Định hướng thị trường.

Xác định phát triển thị trường của các sản phẩm chính bao gòm thị trường nội địa và xuất khẩu. Ví dụ:

Lúa gạo: Tiêu thụ trong nước 80%, xuất khẩu 20% đi các thị trường chính gồm: Inđônêxia, Malaixia, Châu phi, Tung đông (IRắc,IRan), Cu Ba.

Ngô, khoai, sắn: làm thức ăn cho chăn nuôi trong nước, bột sắn xuất khẩu .

Cà phê: Tiêu dùng trong nước 5%, xuất khẩu 95% đi các nước thị trường chính: EU, Nhật, Mỹ, nền kinh tế Nga hồi phục đây sẽ là thị trường tiềm năng lớn.

Cao su: Sử dụng làm nguyên liêuh trong nước 30-50% (Hiện nay mới khoảng 15%) xuất khẩu nguyên liệu đã qua chế biến đi Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc. Các nước phát triển Mỹ, Nhật, Châu âu là thị trường lớn nhưng mức tăng chậm, Nếu thâm nhập được sẽ có thị trường rất lớn .

Chè: Sử dụng trong nước 50%, Xuất khẩu đi các thị trường chính gồm: Trung đông, Đông âu, EU, Nhật bản, Đài loan. Có nhiều thị trường tiềm năng như các nước Liên Xô cũ, Mỹ Anh, Pakixtan và ấn độ. Và Ai cập (Hiện chiếm 51% Chè nhập khẩu của thế giới ). ấn độ, Pakixtan, Ai cập sẽ tăng nhập.

Điề: Sử dụng trong nước 5%, xuất kẩu sản phẩm chế biến đi Mỹ, EU, Nhật, Úc, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài loan.

Hạt Tiêu: Tiêu dùng trong nước 10% Xuất khẩu đi Mỹ, EU, Đông á, ả rập.

1.2.2 Tổ chức nghiên cứu và thôn tin thị trường .

Xác định lợi thế cạnh tranh các loại mặt hàng chính, lơi thế của các vùng sinh thái, các địa phương, trên cơ sở đó tiến hành quy hoạch sử dụng tài nguyên một cách hợp lí theo yêu cầu của thị trường.

Nghiên cứu về quy mô nhu cầu tiêu chuẩn của thị trường trong nước và các thị trường chính quốc tế. Tìm hiểu các chính sách cuả các nước bạn hàng chính, nhất là Trung Quốc, Mỹ, EU, Nhật, thông tin kịp thời cho nông dân và doanh nghiệp trong nước .

Hình thành hồ sơ từng ngành hàng, hiểu rõ các đối tượng tham gia xuất khẩu kinh doanh, nắm bắt kênh tiếp thị, xác định các yếu tố hạn chế đẻ đề xuất giải pháp cải tiến lưu thông các nghành hàng.

Hỗ trợ các doanh nghiệp tìm hiểu đối tác, đối thủ cạnh tranh, nắm bắt các thông tin về khách hàng.

1.2.3 Phát triển mạng lưới kinh doanh nông, lâm sản và vật tư nông nghiệp

Khuyến khích mọi thành phàn kinh tế tham gia tiêu thụ nông sản và cung cấp vật tư nông nghiệp trong nước doanh nghiệp có khả năng tham gia xuất khẩu nông lâm sản. Không hạn ché các doanh nghiệp hạn chế trong việc nhập vật tư nông nghiệp băng các biện pháp hành chính .

Đổi mới và nâng cao năng lực hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước hiện có trong những lính vực lúa gạo, cao su, chè, cà phê, mía đường, rau quả chăn nuôi, lâm sản, làm lực lượng xung kích phát triển thị trường ở những vùng khó khăn trong nước xuất nhập khẩu.

Phát triển hợp tác xã tiêu thụ dưới nhiều hình thức thu gom sản phẩm cho nông nghiệp nhà nước tiêu thụ, hoắc đại lí thu gom nông sản cung ứng bán lẻ vật tư cho doanh nghiệp lớn; đảm bảo chất lượng hàng hoá, bảo vệ lợi ích người nông dân.

Khuyến khích và tạo điều kiện cho hộ gia đình có kinh nghiệm có khả năng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nônh thôn, các công ty tư nhân tham gia thị trường tiêu thụ nông sản, lâm sản, hàng hoá và cung ứng vật tư cho sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hinhd thức đầu tư trực tiếp , hoặc làm đại lí trong nước và xuất khẩu .

Phát huy vai trò điều hàn hướng dẫn xuất nhập khẩu các hiệp hội bằng các hoạt động: thống nhất giá cả, lập quỹ bảo hiểm , chuẩn hoá chất lượng, phối hợp tiếp thị nhằm hỗ trợ các hội vien tăng cường cạnh tranh xuất khẩu, đảm bảo uy tín lợi ích chung của mọi thành viên.

Từng bước cho phép các công ty nước ngoài tham gia kinh doanh xuất khẩu buôn bán , bán lẻ ttrong nước hàng hoá nông sản và vật tư nông nghiệp.

1.2.4 Phát triển cơ sở hạ tầng tiếp thị.

- Đầu tư phát triển hệ thống giao thông, các phương tiện vận tải cuyên dụng, kho tàng bến bãi, cảng, thông tin liên lạc, kho ngoại quan... nhằm giảm chi phí và thời gian vận chuyển, giảm hao hụt.

- Xây dựng trung tâm giao dịch có đầy đủ các cơ sở hạ tầng và dich vụ phục vụ cho các hoạt động mua bán, như thông tin liên lạc, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tiếp thị , giám sát chất lượng gồm:

+ Chợ đấu giá nông sản, lâm sản tại các vùng chuyên canh cá mặt hàng nông sản chính .

+ Thị trường hàng hoá giao sau là nơi diễn ra dịch vụ đấu giá và thương lượng nhằm kí kết các hợp đồng mua bán theo các kì hạn trong tương lai .

+Các trung tâm thương mại cho tập thể người sản xuất(Hợp tác xã, người nông dân ...) các thị trường chính trong nước, như các thành phố lớn các khu công nghiệp.

+ Các trung tâm thương mại biên giới: tập trung dần hoạt động mua bán tiểu ngạch vào các trung tâm được tổ chức tại các vùng biên giới cửa khẩu.

+ Tiến tới xây dựng kho ngoại quan để trực tiếp bán, giới thiệu sản phẩm và giao dịch thương mại tại các thị trường quan trọng như Ng , Trung đông, Cu Ba.

1.2.5 phát triển dịch vụ thương mại.

Tổ chức trung tâm nghiên cứu và dự báo thị trường nông sản, lâm sản. Tổ chức hệ thống thông tin thị trường từ Trung ương đến địa phương với mọi phương tiện tuyên truyên thông tin đại chúng, Internet, kết hợp với hệ thống thông tin của các tờ tin, bản tin về sản xuất kinh doanh thị trường giá cả nông sản và vật tư nông nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phát triển các dịch vụ tiép thi quảng cáo, hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm, nghiên cứu thị trường …

Mở rộng nhiều hình thức thanh toán trong nước và quốc tế với phương châm đơn giản, nhanh cóng thuận lợi, giảm thiểu rủi ro thị trường .

Phát triển thương mại điện tử.

1.2.6 Đào tạo đội ngũ cán bộ.

Nhà nước càn đầu tư xây dựng hệ thống trường , giáo trình và đội ngũ giáo viên để đào tạo quản lí doanh nghiệp phát triển thị trường với nhiều trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu kinh doanh và có kĩ năng hoạt động thương mại.

Đội ngũ chuyên viên làm công tác thương mại nông lâm sản cho các doanh nghiệp để có kiến thức và kĩ năng cần thiết như ngoại ngữ, tin học, hiểu biết về pháp luật trong nước và quốc tế, hiểu biết thủ tục giao dịch thương mại quốc tế …

Đội ngũ cán bộ chuyên ngành phục vụ công tác quản lí nhà nước về phát triển thị trường như: nghiên cứu thị trường, đàm phán thương mại.

1.2.7 Thúc đẩy xuất khẩu.

Tiến hành đàm phán các hiệp định thương mại song phương tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước thâm nhập thị trường nước ngoài .

Thống nhất về thủ tục hải quan, vệ sinh dịch tế và các hình thức kiểm soát kĩ xuất khẩu thâm nhập thị trường mới có tiềm năng.

Bên cạnh hệ thống thanh toán thương mại của Bộ thương mại, tại các nước và thị trường quan trọng nên đặt tham tán nông nghiệp để thường xuyên theo dõi thông tin, biến đổi trong chính sách thương mại, nông sản và thực hiện các hoạt động giao dịch thương mại .

Trợ giúp các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động giới thiệu và tiếp thị các sản phẩm hàng hoá nông lâm hải sản thong qua hội chợ triển lãm ,quảng cáo timg kiếm và mở rộng thị trường nước ngoài.

Thành lập bộ phận dịch vụ hỗ trợ hoặc tưvấn kĩ thuật phục vụ các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trực tiếp tham gia xuất khẩu .

Thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm soát chất lượng hàng hoá xuất khẩu , xây dựng uy tín của nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới .

1.2.8 Khuyến khích các doanh nghiệp có điều kiện nhập khẩu:

Để tăng sản lượng nông sản, một trong những yếu tố quan trọng là phải đảm bảo đầy đủ các loại vật tư, giốn, phân bón, nguyên liệu, thiết bị, máy móc giá rẻ để phục vụ sản xuất nông nghiệp trong nước. Thực hiện chính sách bảo hộ hợp lí có thời hạn đối với một số mặt hàng nông sản (bông thuốc lá , dầu ăn , sữa, thịt, đường ) vật tư nông nghiệp (phân NPK, phân lân, máy nông nghiệp ) có triển vọng phát triển để thay thế nhập khẩu. Mặt hàng nông lâm sản là hàng tiêu dùng giá trong nước không cao hơn giá quốc tế 30%, nguyên liẹu sản xuất không cao hơn 20%.

1.2.9 Bình ổn thị trường trong nước .

Phân loại cấp độ đảm bảo ổn định giá trong nước.

- Loại I: Bảo đảm cao: Nhà nước can thiệp để duy trì giá trong nước khá ổn định: Lúa gạo, phân Urê.

- Loại II: Bảo đảm trung bình: nhà nước có biện pháp hỗ trợ nông dân giảm nhẹ tác động của thị trường: đường muối.

- Loại III: Bảo đảm thấp: nhà nước hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của ông sản hàng hoá , phòng tránh khắc phục rủi ro của thị trường: rau quả, cà phê, chè, cao su, điều, bông, dầu ăn, thuốc lá,chè, lạc,đỗ tương, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi , thịt, trứng , sữa , lâm sản.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ bốn mặt hàng nông sản chính là gạo, cà phê, chè , cao su của việt nam giai đoạn 2003-2010 (Trang 34 - 39)