Giải pháp chính sách giá cả hàng hoá nông sản.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ bốn mặt hàng nông sản chính là gạo, cà phê, chè , cao su của việt nam giai đoạn 2003-2010 (Trang 46 - 49)

II/ GIẢI PHÁP ĐIỀU TIẾT THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN.

3/ Giải pháp chính sách giá cả hàng hoá nông sản.

3.1/ Những đánhgiá chủ yếu về chính sách giá cả nông sản Việt Nam.

Chính sách giá nông sản có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo thu nhập ngọai tệ cho nhà xuất khẩu , bảo đảm ợi ích cho nhà sản xuất và ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện thương mại quốc gia cũng như hiệu quả xuất khẩu . Nếu giá hàng xuất khẩu thì hầu như các khoản lợi ích của các chủ thể liên quan đến xuất khẩu đều thấp . Tỷ suất ngoại tệ thu được từ xuất khẩu nông sản vẫn còn thấp. Vì vậy cần phải có chính sách giá thích hợpvừa đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ hàng hoá nông sản xuất khẩu , vừa bảo vệ lợi ích của các chủ thể tham gia xuất khẩu nông sản .

Việt nam chưa có một chính sách giá tổng quan cho mặt hàng nông sản xuất khẩu trong quá trình trong quá trình hội nhập quốc tế trên thực tế giá hàng hoá nông sản xuất khẩu chủ yếu do các doanh nghiệp xuất khẩu tự định giá theo quá trình đàm phán giữa các đối tác trên thị trường thế giới .

*Việc thực hiện chính sách giá hàng nông sản chưa gắn với quá trình cạnh tranh về giá so với các nước . Giá hàng hoá nông sản của Việt Nam thấp do không phải Việt Nam thực hiện chiến lược xuất khẩu giá thấp để cạnh tranh với các đối thủ mà chủ yếu do bị đối tác giao dich ép giá hoặc do chất lượng hàng hoá nông sản thấp và không ổn định , uy tín chưa cao cho nên khó đàm phán để nâng giá.

*Chưa có sự phối hợp giữa doanh nghiệp với chính phủ một cách thích hợp trong quá trình xuất khẩu nông dân . Xuất hiện tình trạng thả lỏng về giá

nông sản của chính phủ đối với doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu chính phủ chưa có biện pháp hỗ trợ hữu hiệu cho các doanh nghiệp thực thi chính sách giá nông sản để đạt tới lợi ích cao nhất .

*Phản ứng của các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam với sự thay đổi trong chính sách giá xuất khẩu hàng hoá nông sản của cả nước còn kém hiệu quả đặc biệt là phản ứng với việc bán sản phẩm với giá thấp hoặc với việc bán hàng với giá cao của các nước trong khu vực. Điều này có nghĩa việc sử dụng chính sách giá đối giá chưa thật hiệu quả . Hởu quả của chính sách này là khối lượng xuất khẩu có tăng lên song kim nghạch xuất khẩu không tăng hoặc tăng rất ít . từ tình trạng giá xuất khẩu nông sản thấp đã buộc những nhà kinh doanh nông sản chèn ép các nhà sản xuất nông sản chủ yếu là nông dân . Cuộc sống của người nông dân chưa thể cải thiện với chính sách giá tiêu thụ quá thấp như hiện nay.

*chính sách giá chưa gắn với việc cải thiện điều kiện thương mại mặc dù Việt Nam là một nước xuất khẩu nông sản lớn (đứng thứ 2 thế giới về gạo, thứ 3 về cà phê ) nhưng việc khai thác các ưu thế của một nước lớn trong xuất khẩu nông sản còn kém hiệu quả .

Nhìn chung chính sách giá nông sản xuất khẩu của Việt Nam chưa tương xứng với tiềm năng và vị trí xuất khẩu của 1 hàng hoá nông sản của đất nước trong nền kinh tế toàn cầu hoá hiện nay.

3.2/ Giải pháp hoàn thiện chính sách hàng nông sản xuất khẩu .

chính sách giá phải tạo được khả năng cạnh tranh về giá so với mặt hàng xuất khẩu của các nước trong khu vực . Đồng thời chính sách này phải triệt để khai thác những hạn chế của các quy định về thương mại quốc tế về thương mại hàng nông sản có lợi cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam . chính sách giá xuất khẩu phải thành cơ sở và phương tiện để khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh của đất nước trong phân công lao động quốc tế .

*Duy trì chính sách giá thấp để chiếm lĩnh thị trường thế giới do những ưu thế về khối lượng hàng hoá nông sản tạo ra lớn . chính sách giá thấp sẽ khai

thác đượ hai lợi thế chủ yếu. Thứ nhất là lợi thế đạt được do mở rộng quy mô xuất khẩu nông sản đây là điều kiện để tăng thị phần xuất khẩu so với đối thủ cạnh tranh . Nếu có những cải tiến đáng kể về chất lượng và ổn định chất lượng chính sách giá cả này có thể chi phối rất lớn đến các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường nông sản thế giới. Do đó chính sách giá nông sản xuất khẩu cần đặt trong chiến lược cạnh tranh hữu hiệu . Nếu kiên trì áp dụng một chính sách giá cạnh tranh như vậy trong một thời gian dài , sẽ có không ít đối thủ cạnh tranh bị loại khỏi thị trường xuất khẩu nông sản .

*Cần có sự phối hợp giữa chính sách giá, chính sách thuế xuất khẩu vá các công cụ hỗ trợ khác để điều tiết về giá hàng nông sản xuất khẩu , điều này thể hiện việc phát huy vai trò của chính phủ trong việc bảo vệ lợi ích nhà xuất khẩu nông sản mà thực chất là việc bảo vệ lợi ích quốc gia trong quan hệ thương mại quốc tế. Đối với những mặt hàng nông sản Việt Nam có khối lượng xuất khẩu lớn , chính phủ cần sử dụng công cụ thuế xuất khẩu để chi phối lượng cung cấp này trên thị trường thế giới . Các nhà sản xuất và xuất khẩu nông sản cũng cần hiểu rằng chính phủ áp dụng mức thuế như vậy cũng chính là bảo vệ lợi ích quốc gia, thu lợi nhuận siêu nghạch trong điều kiện và những lợi thế cho phép chứ không phải là để hạn chế khả năng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp . Điều này đòi hỏi cần có 1 cơ chế phối hợp nhịp nhàng và hữu hiệu giữa doanh nghiệp và chính phủ .

*Trợ giá xuất khẩu nông sản theo từng mặt hàng và thị trường nhằm bảo đảmlợi ích cho nhà sản xuất trong điều kiện hàng nông sản chưa được đưa vào danh mục đàm phán để cắt giảm thuế nhập khẩu trong AFTA .

*chính sách giá hàng nông sản phải gắn với chính sách thị trường và nghiên cứu tình hình thị trường , xác định khối lượng khách hàng nhu cầu sở thích và mức thu nhập của họ. Trước mắt cần xách định khối lượng khách hàng ưa thích và những mặt hàng nông sản giá xuất khẩu thấp để tạo điều kiện xuất khẩu mạnh các mặt hàng nông sản của Việt Nam . Đây chính là yếu tố để khai thác lợi thế của chính sách giá thấp trong xuất khẩu nông sản voà thị trường

phù hợp . Như vậy công tác nghiên cứu thị trường , công tác quảng cáo , công tác chào hàng phải được đặcbiệt chú trọng.

*Từng bước tiến hành chiến lược giá cả xuất khẩu nông sản tích hợp trong từng giai đoạn trước mắt đối với giai đoạn 2000-2005 Việt Nam có thể chấp nhận xuất khẩu nông sản với giá thấp để cạnh tranh trên thị trường và cố gắng khai thác những lợi thế của chính sách giá thấp để mở rộng thị trường . Mục tiêu cụthể của chính sách giá nông sản xuất khẩu trong giai đoạn này là tìm được vị trí thích hợp ổn định vững chác của Việt Nam trên thị trường xuất khẩu nông sản . Trong giai đoạn tioếp theo từ 2006-2010 Việt Nam cần thựchiện chiến lược giá cao để tăng lợi nhuận từ việc xuất khẩu nông sản .

Tóm lại : chính sách giá xuất khẩu nông sản có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cải thiện điều kiện thương mại của quốc gia , bảo vệ lợi ích nhà sản xuất lợi ích của đất nước trong phân công lao động quốc tế. Chính sách giá nông sản xuất khẩu hợp lí sẽ góp phần giảm bớt chênh lệch về giá quá lớn giữa các mặt hàng nông sản với các mặt hàng công nghiệp. Để thực hiện thành công chính sách giá nông sản xuất khẩu , tiết kiệm chi phí sản xuất và tạo ra cơ chế thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản hoạt động có hiệu quả .

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ bốn mặt hàng nông sản chính là gạo, cà phê, chè , cao su của việt nam giai đoạn 2003-2010 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w