Tổ chức công tác nghiên cứu Marketing.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ bốn mặt hàng nông sản chính là gạo, cà phê, chè , cao su của việt nam giai đoạn 2003-2010 (Trang 60 - 63)

III/ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ NÔNG SẢN VIỆT NAM (2003-2010)

2/ Giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.

2.11 Tổ chức công tác nghiên cứu Marketing.

Nghiên cứu thị trường giá cả hàng nông sản thế giới: bao gồm nghiên cứu nhu cầu của từng thị trường, khu vực thị trường về từng loại mặt hàng nông sản; dung lượng tưng thị trương đối với mỗi loại hàng hoá đó; những đối thủ cạnh tranh với ta( về sản xuất, khả năng xuất khẩu của các nước có cùng cơ cấu xuất khẩu hàng nông sản như ta) các điều kiện cụ thể của các thị trương(Điều kiện cơ sở hạ tâng hoạt động dịch vụ vận tải, thanh toán…) luật lệ, pháp luật của từng nước, phong tục tập quán, thị hiếu sử dụng các loại hàng nông sản; đưa ra các dự đoán về xu hướng phát triển thị trường hàng nông sản thế giới.

Nghiên cứu thiết kế bao bi, nhãn hiệu hàng hoá. Tăng cường hoạt động quảng cáo cho hàng nông sản bằng nhiều hình thức phương tiện. Tham gia tích cực vào các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước về hàng nông sản, qua đó giơí thiệu, chào bán hàng nông sản Việt Nam.

Để làm tốt công tác này, Nhà nước cần thành lập cơ quan chuyên trách về Marketing ở cấp quốc gia. Ơ các Bộ, các doanh nghiệp cũng nên có cơ quan bộ phận làm công tác này đồng thời xúc tiến thành lập các tổ chức hỗ trợ xuất khẩu. Các tổ chức này ngoài việc hỗ trợ cho các công ty thương mại về mặt tài chình còn làm chức năng tư vấn mô giới thu thập thông tin và phân phối thông tin với doanh nghiệp giúp cho việc tiếp thị xuất khẩu tổ chức trao đổi giữa các

nhà hoạch định chính sách với các nhà xuất khẩu để thống nhất mục tiêu xuất khẩu.

Nhà nước cũng cần thiết lập một hệ thống thông tin thương mại quốc gia có thể hoà nhập vào hệ thống thông tin thương mại khu vực và thế giới, giúp các doanh nghiệp cập nhật thông tin về thị trường, giá cả hàng nông sản trên thế giới để khỏi bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh.

III/ KẾT LUẬN

Kinh nghiệm của các nước chỉ ra rằng : “Nền nông nghiệp phải được nuôi dưỡng có hiệu quả nhằm làm cho các bộ phận còn lại của qúa trình phát triển kinh tế bám rễ nhanh hơn. Các nước có nền nông nghiệp lành mạnh tăng trưởng nhanh hơn các nước phân biệt đối xử nặng nề với nông nghiệp “ theo quan điểm kinh tế của mác xít lao động trong nông nghiệp là lao động tất yếu. Đây là điều kiện để có lao động thặng dư , lao động thặng dư là cơ sở để thực hiện qúa trình tái sản xuất mở rộng. Vì vậy phát triển được thị trường nông sản là một trong những điều kiện thuận lợi thúc đẩy cho qúa trình phát triển nông nghiệp để làm được điều này cần có sự phối hợp giữa các cấp các nghành và phải có hàng loạt các giải pháp đồng bộ . Hoàn thiện được sự phát triển của thị trường nông sản sẽ giúp cho qúa trình phát triển kinh tế trong nước một cách vững vàng thời gian hội nhập kinh tế thế giới cho Việt Nam cũng sắp tới, gần nhất là qúa trình hội nhập của Việt Nam vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 2006. Việt Nam vừa kí hiệp định thương mại Việt –Mỹ và đến năm 2020 diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á -Thái Bình Dương (APEC) sẽ hoàn thành qúa trình tự do hoá thương mại đồng thời Việt Nam đang trong qúa trình đàm phán gia nhập tổ chức thương mại thế giới(WTO) đây là qúa trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới . Trong qúa trình hội nhập Việt Nam cũng giống như các nước trong khu vực có đặc điểm tương đồng rất lớn vêg điều kiện phát triển những mặt hàng nông sản , cơ cấu kinh tế còn lạc hậu để thực hiện chiến lược công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu , cạnh tranh trong thu hút đầu tư và công nghệ nước ngoài... tính chất tương đồng giữa các nền kinh tế nói chung và mặt hàng xuất khẩu nói riêng sẽ làm tăng mức độ gay gắt của tình trạng xuất khẩu nông sản giữa các nước hội nhập quốc tê diễn ra trong điều kiện nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn toàn cầu hoá. Xu hướng tự do hoá thương mại được đề cao và cạnh ranh quốc tế càng găy gắt tuy nhiên mặt hàng nông sản chưa phải là mặt hàng đưa vào danh mực đàm phán để cắt giảm

thuế quan trong qúa trình hội nhập và đây được coi là mặt hàng nhạy cảm trong danh mục các mặt hàng giảm thuế (AFTA) do đó vẫn còn tình trạng trả đũa lẫn nhau trong thương mại quốc tế về mặt hàng này vì vậy phát triển thị trường tiêu thụ vững chắc nhằm khai thác những điểm chưa hoàn chỉnh trong các cam kết quốc tế để tạo ra kợi ích cho quốc gia và các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu nông sản . Cuộc cách mạng khoa học công nghệ tác động mạnh tới qúa trình phân công lao động quốc tế. Điều này làm tăng giá trị trong chế biến hàng hoá nông sản xuất khẩu và làm tăng tỷ trọng khoa học công nghệ trong sản phẩm nông sản xuất khẩu , khả năng cạnh tranh phần tỷ lệ gia tăng sản phẩm chế biến sẽ quyết định vị thế của các quốc gia xuất khẩu nông sản . Đồng thời, cuộc cách mạng khoa học công nghệ làm xuất hiện nhiều triết lí kinh doanh mới , những phương thức điều hành mới của nền kinh tế và của doanh nghiệp . Vì vậy Việt Nam cần phải vận dụng nó và khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh để tạo ra khả năng cạnh tranh tổng hợp tìm vị trí thích hợp trên thị trường nông sản xuất khẩu thế giới .

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ bốn mặt hàng nông sản chính là gạo, cà phê, chè , cao su của việt nam giai đoạn 2003-2010 (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w