Chính sách thị trường nông sản nội địa.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ bốn mặt hàng nông sản chính là gạo, cà phê, chè , cao su của việt nam giai đoạn 2003-2010 (Trang 50 - 54)

III/ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ NÔNG SẢN VIỆT NAM (2003-2010)

1.1/ chính sách thị trường nông sản nội địa.

Trên thị trường nội địa có hai lọi khách hàng lớn tiêu thụ nông sản hàng hoá : dân cư và doanh nghiệp công nghiệp chế biến . Về mặt chiến lược cũng như trước mắt để mở rộng kinh tế nông thôn cần phải hết sức chú trọng thị trường nội địa này . Với mỗi loại đối tượng tiêu dùng hàng hoá cúa kinh tế nông thôn , việc tăng sức mua phụ thuộc vào những yếu tố khác nhau.

1.1.1/ Khách hàng là dân cư bao gồm hai loại : Dân cư nông nghiệp và dân cư công nghiệp , với số dân gần 80 triệu có thể khẳng định thị trường nông sản hàng hoá có dung lượng lớn nhu cầu của 2 đối tượng này chủ yếu là lương thực thực phẩm đó là nhu cầu cơ bản , thiết yếu không thể loại hàng hoá nào có thể thay thế được . Khó khăn vướng mắc trong tiêu thụ chủ yếu có liên quan đến nông sản thực phẩm . Sản phẩm chăn nuôi(Cá , thịt, trứng, sữa...) một số loại rau quả (rau vụ đông , cam, quýt, vải thiều ...) chưa phải đạt đến mực sản lượng cao mà đã có sự ứ đọng trên thị trường gây thiệt hại không ít cho người sản xuất Đây không phải là tình trạng dư thừa hàng hoá của 1 nền kinh tế phát triển . Nguyên nhân của tình trnạg này nằm ở phía người sản xuất và phía khách hàng . Về phía người sản xuất đó là : Việc sản xuất xuất phát chủ yếu từ khả năng ; tình trạng chất lượng không phù hợp với yêu cầu khách hàng ... Về phía khách hàng đó là : tình trạng tự cung tự cấp nông sản thực phẩm còn phổ biến ở nông thôn sức mua của đại bộ phận dân cư còn thấp kém.

*/Giải pháp.

Đáp ứng nhu cầu của dân cư có liên quan đến chính sách an toàn lương thực(bao gồm cả thực phẩm ) theo nghĩa rộng . Nghĩa là khong chỉ đảm bảo đủ lương thực,thực phẩm thiết yếu cho dân cư , mà còn phải tính đến giá trị dinh

dưỡng và đảm bảo cho tất cả mọi người đều có khả năng có được lương thực ,thực phẩm theo nhu cầu của mình. Theo đó việc bảo đảm an toàn lương thực có liên quan thị trường trực tiếp đến chế độ dinh dưỡng của dân cư . Việc bảo đảm chế độ dinh dưỡng đó cần được coi là 1 trong những nội dung bồi dưỡng nguồn nhân lực cho xã hội. Chế độ dinh dưỡng cho dân cư cần được xác định phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Việt Nam trên các phương diện thành phần dinh dưỡng , điều kiện cụ thể của nhóm dân cư , phong tục tập quán của từng dân tộc , từng vùng . Đến lượt mình , việc bảo đảm dinh dưỡng cho dân cư trở thành 1 nhân tố quan trọng trong việc xác định cơ cấu sản xuất nông nghiệp .Đó là 1 trong những đòi hỏi của kinh tế thị trường : người sản xuất phải đưa ra thị trường cái mà thị trường cần chứ không thể ép buộc thị trường cái mà mình có sẵn . Rõ ràng là chính sách thị trường cần phát triển kinh tế nông thôn không chỉ hiểu một cách đơn giản là những nội dung liên quan đến trao đổi , mua bán hàng hoá , mà còn là chính sách sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường .

*/Nâng cao mức sống dân cư .

Để lamg tăng sức mua hàng hoá , trong đó có hàng hoá nông sản lương thực ,thực phẩm cần tăng mức sống của dân cư nhất là dân cư nông thôn . Song quan hệ giữa mức tăng và mức sống và tăng sức mua hàng lương thực chỉ là quan hệ tỷ lệ thuận trong giới hạn thời gian nhất định . Trong dài hạn tốc độ tăng sức mua hàng hoá này chậm hơn tốc độ cải thiện đời sống điều này có nghĩa là mức sống càng cao nhu cầu về lương thực chưa hắn đã tăng với tốc độ như nhau : nhu cầu lương thực trong bữa ăn sẽ giảm xuống một cách tương đối ,nhu cầu thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao sẽ vừa tăng lên tuyệt đối vừa tăng lên tương đối . Điều đó liên quan trực tiếp đến tập quán tiêu dùng hàng hoá nông sản của dân cư ở thành thị và nông thôn . Việc bố trí cơ cấu cây trồng và vật nuôi của sản xuất nông nghiệp xét trong dài hạn cũng cần có những thay đổi thích ứng.

Ngay từ bây giờ phải chú ý phát triển nền nông nghiệp sạch > Sự lạm dụng thuốc trừ sâu , phân hoá học và các chất kích thích tăng trưởng làm cho năng suất cây trồng vật nuôi tăng lên nhanh chóng nhưng lại có thể gây nên những tác động tiêu cực đến người tiêu dùng. Hiện nay khi mà nhu cầu thị trường nội địachưa cao , người tiêu dung đã có những dấu hiệu e dè khi chọn mua và sử dụng hàng nông sản thực phẩm . Đó chính là yếu tố hạn chế khả năng mở rộng thị trường nông sản .

Cuối cùng , trong giai đoạnhiẹnnay việc tăng sức mua của dân cư , nhất là dân cư nông thôn , với hàng hoá nông sản lương thực , thực phẩm có liên quan hữu cơ với việc thực hiện chính sách xoá đói giảm nghèo , và phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế để nâng cao mức sống của dân cư .

1.1.2/ Doanh nghiệp chế biến nông sản .

Đây là khách hàng lớn nhất tiêu thụ nông sản khae năng mở rộng phạm vi thị trường này phụ thuộc trực tiếp vào quy mô trình độ và cơ cấu các doanh nghiệp công nghiệp chế bién nông sản . Bởi vậy để tạo thị trường ngày càng rộng và ổn định cho sản xuất nông nghiệp , cần chú trọng phát triển các doanh nghiệp công nghiệp này cùng với việc tháo gơc những khó khăn mà chúng đang gặp phải . Giải quyết điều này lại liên quan đến chủ trương và chính sách phát triển công nghiệp chế bién nông sản . Việc đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản theo hướng chuyên canh nâng cao tỷ suất nông sản hàng hoá . Giữa phát triển công nghiệp chế biến nông sản và nông nghiệp tồn tại mối ràng buộc sau.

*Mọt mặt công nghiệp chế bién nông sản phải được phát triển trên cơ sở gắn với sản xuất nông nghiệp của từng vùng . Điều dó có nghĩa là cơ cấu sản xuất nông nghiệp chi phối trực tiếp cơ cấu sản xuất của công nghiệp sản phẩm của công nghiệp chế biến không thể thoát li chủng loại nguyên liậu do nông nghiệp bảo đảm .

*Mặt khác sự phát triển sản xuất công nghiệp đặt ra những đòi hỏi nông nghiệp phải có sự thay đổi làm cho sản xuất của mình tương thích với nhu cầu

của công nghiệp chế biến . Nhu cầu của thị trường với sản phẩm của công nghiệp chế biến và công nghiệp chế biến yêu cầu sự phù hợp của nông sản đưa vào chế biến (về chủng loại , về chất lượng...) . như vậy việc tạott rộng và ổn định cho sản xuất nông nghiệp đòi hỏi phải có sự thay đổi của cả sản xuất nông nghiệp và sản xuất công nghiệp chế biến . Chứ không thể chỉ nóimột chièu đến sản xuất công nghiệp chế biến như lâu nay.

2.1/chính sách mở rộng thị trường quốc tế.

Với điều kiện của 1 nền nông nghiệp nhiệt đới phát triển trên cơ sở khai thác tài nguyên sinh học đa dạng . Việt Nam có khả năng cung cấp cho thị trường quốc tế chủng loại hàng hoá nông sản đa dạng , từ lương thực,thực phẩm đến các loại nguyên liệu cho công nghiệp chế biến . Đồng thời việc hội nhập vào đời sống kinh tế khu vực và thế giới . Việc phát triển xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp hoặc sản phẩm có nguồn gốc nông nghiệp trở thành yêu cầu tất yếu . Trong những năm qua , việc xuất khẩu các loại hàng hoá này có những kết quả tích cực trên cae phương diện chủng loại hàng hoá khối lượng và phạm vi thị trường . Nhiều sản phẩm đã thâm nhập vào thị trường có đòi hỏi khắt khe về chất lượng như thị trường EU , Nhật Bản , tuy vậy việc mở rộng thị trường quốc tế cho phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến vấn đang là vấn đề nan giải.

Để mở rộng thị trường quốc tế , tăng khă năng cạnh tranh của hàng hoá nông sản trên thị trường quốc tế . Trước mắt cũng như lâu dài , cùng với việc mở rộng hợp tác liên doanh với nước ngoài , ưu đai các dự án nông nghiệp và công nghiệp chế biến xuất khẩu ,tăng cường công tác tiếp thị quốc tế , đánh giá lại thực chấtt lợi thế phát triển nông nghiệp để có định hướng thị trường và sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trường quốc tế . Đây là 1 yêu cầu quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt độnh thương mại quốc tế hàng nông sản . Tài nguyên sinh học đa dạng và nhâncông dồi dào , với giá rẻ không phải là là lợi thế riêng có ở nước ta mà còn của nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới. Hơn nữa nhiều nước lại có điều kiện hơn nước ta trong việc khai thác lợi thế đó

(trình độ công nghệ cao hờn, vốn liếng dồi dào hơn, có kinh nghiệm hoạt động trên thị trường quốc tế hơn) . Để tham gia có hiêuh quả và các quan hệ thương mại quốc tế đòi hỏi chi phí sản xuất hàng hoá nông sản trong nước phải thấp hơn, hoắc ngang bằng với những nước có điều kiện tương tự. Để đạt yêu cầu này đòi hỏi phải có sự chuyển biến mạnh mẽ về năng suất lao động nông nghiệp , năng suất ruộng đất và vật nuôi .

Đồng thời phải xác định rõ hơn cơ cấu sản phẩm nông nghiệp và spr có nguồn gốc nông nghiệp xuất khẩu phù hợp với yêu cầu thị trường trong từng giai đoạn phát triển , trong đó xác định rõ các sản phẩm chủ lực xuất khẩu . Phải phấn đấu làm cho các sản phẩm xuất khẩu có khả năng đáp ứng toàn diện nhucầu của thị trường , trong đó chú ý đến những thị trường có đòi hỏi đặc biệtkhắt khe như Nhật bản , Tây âu , Bắc Mỹ . Chỉ có lấy những yêu cầu của những thị trường đó làm đích mới có quyết tâm chiến lược với những bước di thích hợp tạo cho hàng nông sản nước ta có thế cạnh tranh cao trên thị trường khu vực và thế giới .

Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu của sản phẩm nông nghiệp , không thể dừng lại ở trình độ xuất khẩu thô như hiện nay . Bởi vậy việc mở rộng thị trường quốc tế là gắn bó với việc phát triển công nghiệp chế biến cả về quy mô lẫn trình độ kĩ thuật .

Như vậy 1 lần nữa có thể thấy việc mở rộng thị trường cho các sản phẩm nông nghiệp là bài toán mang tính tổng hợp .

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ bốn mặt hàng nông sản chính là gạo, cà phê, chè , cao su của việt nam giai đoạn 2003-2010 (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w