6. Cấu trúc của luận văn
3.4.1. Đánh giá về nội dung
Việc thay thế phƣơng pháp giảng bài tập, bổ sung các câu hỏi, bài tập vào giờ giảng đã làm cho giờ học trở nên phong phú, sinh động, phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh. Các câu hỏi, các bài tập bổ sung đã phát huy và khai thác đƣợc tính tích cực học tập của học sinh, đồng thời làm cho học sinh nắm đƣợc kiến thức và kỹ năng về giải bài toán Đại số 8 một cách chắc chắn, có khả năng vận dụng chúng vào việc giải các bài tập toán tổng hợp, thông qua đó bồi dƣỡng năng lực giải toán cho học sinh.
3.4.2. Đánh giá về phương pháp dạy học khi thực nghiệm
Thông qua dạy học thực nghiệm, dựa trên nội dung và phƣơng pháp đã xây dựng trong giáo án, giáo viên đã dần dần làm quen với việc dạy học sinh giải bài toán Đại số 8 và tích luỹ đƣợc kinh nghiệm sử dụng, khai thác hệ thống câu hỏi, bài tập một cách hợp lý. Qua đó giáo viên dạy thực nghiệm cũng đã phát hiện đƣợc những hạn chế về kiến thức và kỹ năng giải bài toán Đại số 8 của HS. Từ đó, thông qua dạy giải các bài tập với cách đặt câu hỏi gợi mở thích hợp, giáo viên đã giúp học sinh rèn luyện đƣợc các kỹ năng giải bài tập Đại số 8. Tuy nhiên, mỗi giáo viên cần chú ý bố trí thời gian hợp lý cho từng dạng bài tập để đạt các yêu cầu giảng dạy trên lớp, đồng thời hƣớng dẫn cho học sinh cách làm bài tập ở nhà để rèn luyện kỹ năng.
3.4.3. Đánh giá về khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh
Việc sử dụng lợp lý các bài tập trong hệ thống phƣơng pháp, đã lôi cuốn đƣợc sự chú ý, tìm tòi của học sinh, giờ dạy trở nên sinh động và hấp dẫn. HS
rất hứng thú và nhanh chóng làm quen với các phƣơng pháp rèn luyện kỹ năng. Dƣới sự hƣớng dẫn của giáo viên, nhiều học sinh đã giải đƣợc những bài tập cùng dạng với bài tập mẫu hoặc một số bài tập khác và lời giải lại ngắn gọn sáng sủa. Với kiến thức và kỹ năng đƣợc hình thành nhƣ vậy, học sinh hoàn toàn có thể làm đƣợc những bài tập đại số tổng hợp.
Điều đó càng khích lệ học sinh phấn khởi, tự tin, chủ động tích cực học tập. Sau đợt thực nghiệm, học sinh thấy yêu thích môn toán hơn.
3.4.4. Kết quả kiểm tra
* Đề kiểm tra (thời gian 45 phút). 1. Mục tiêu:
Đánh giá kết quả tiếp thu kiến thức đã học ở dạng toán phân tích đa thức thành nhân tử.
2. Chuẩn bị:
- GV: Đề kiểm tra
- HS: Ôn tập kiến thức của dạng toán phân tích đa thức thành nhân tử. 3. Kiểm tra:
A/ Trắc nghiệm: (3 điểm) Chọn và ghi vào giấy kiểm tra câu trả lời đúng nhất. 1. Kết quả của phép nhân
(x2 - 2x + 1)(-2x2) là:
a) -2x4 +4x3 -2x2 b) 2x4 -4x3 +2x2 c) -2x4 -4x3 -2x2 d) Kết quả khác
2. Kết quả của phép chia (x3 - 1) cho (x - 1) là: a) x2+x+1 b) x2 - x+1 c) x2 d) Kết quả khác 3. Phân tích đa thức y2 -2y +1 thành nhân tử kết quả là: a) y2 -1 b) (y + 1)2 c) (y -1)2 d) y2 + 1 4. Kết quả phép (x +5) (x -5) là: a) 25 - x2 b) x2 - 25 b) 2x - 25 d) x2 - 5
5. Muốn cho đẳng thức (A +B)2 = * là một hằng đẳng thức, thì phải thay dấu * bởi: a) A2 + 2AB + B2 b) (A + B)(A - B) c) A2 - 2AB + B2 d) A2 - B2 6. Kết quả phép chia (4x2 - 9y2) cho (2x + 3y) bằng: a) 2x + 3y b) 2x - 3y c) 3x + 2y d) 3x - 2y B/ Tự luận: (7 điểm)
Bài 1: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử.
a. x2 - xy + 2x - 2y b.4x2 - 100 c. x2 + 6x + 8 d.x4 + 4 Bài 2: Tìm x biết a. 2x3 - 3x2 - 2x + 3 = 0 b.x3 + (x + 3)(x - 9) +27 = 0 4. Đáp án thang điểm
A/ Trắc nghiệm (3điểm), Mỗi câu đúng 0,5 điểm
1.a 2.a 3.c 4.b 5.a 6.b
B/ Tự luận: (7 điểm)
Bài 1: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử. (4 điểm) Mỗi câu đúng
1 điểm
a. x2 - xy + 2x - 2y = (x - y)(x + 2) b. 4x2 - 100 = 4(x - 5)(x + 5)
c. x2 + 6x + 8 = x2 + 2x + 4x + 8 = (x +2)(x + 4)
d. x4 + 4 = x4 + 4x2 + 4 - 4x2 = (x2 + 2x + 2)(x2 - 2x + 2)
a.2x3 - 3x2 - 2x + 3 = 0 (2x - 3)(x - 1)(x + 1) = 0 x = 3/2 hoặc x = ±1 b.x3 + (x + 3)(x - 9) +27 = 0 (x3 + 27) + (x + 3)(x - 9) = 0 (x + 3)(x - 2)x = 0 x = 0 hoặc x = 2 hoặc x = -3.
Lớp Sĩ số Điểm <5 Điểm 5,6 Điểm 7,8 Điểm 9,10
8B 40 0 0% 22 55% 13 32,5% 5 12,5%
8C 44 4 9,1% 27 61,4% 11 25% 2 4,5%
Kết luận về bài kiểm tra:
0 9.1 55 61.4 32.5 25 12.5 4.5 0 10 20 30 40 50 60 70
Dưới 5 Điểm 5, 6 Điểm 7, 8 Điểm 9, 10
Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
* Những nhận xét rút ra qua bài kiểm tra lớp thực nghiệm: - Phần trắc nghiệm khách quan, hầu hết học sinh đều làm đƣợc. - Phần tự luận:
Bài 1: Phần lớn các em giải đƣợc bài toán này, tuy nhiên có chỗ trình bày còn chƣa rõ ràng, qua đó thấy đƣợc học sinh nắm đƣợc phƣơng pháp giải nhƣng chƣa linh hoạt, dẫn đến kết quả chƣa cao.
Bài 2: Chỉ một số ít học sinh giải đƣợc bài này, nguyên nhân một phần là do bài toán khó hơn so với những bài khác, thời gian dành cho bài tập này còn hạn chế.
* Còn lớp đối chứng, do các ví dụ luyện tập chƣa đa dạng nên khi gặp các tình huống mới học sinh còn lúng túng khi tìm lời giải cho các bài toán đòi hỏi tƣ duy, biến đổi phức tạp hơn nên kết quả chƣa cao.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Qua kết quả của việc dạy thực nghiệm trên có thể đƣa ra kết luận sau: Việc tiến hành thực nghiệm sƣ phạm thông qua một số tiết dạy cụ thể và kiểm tra đánh giá HS đã bƣớc đầu thể hiện tính khả thi trong việc rèn luyện kỹ năng giải toán của học sinh. Đạt đƣợc mục đích sƣ phạm đề ra. Số HS nắm đƣợc kiến thức và vận dụng đƣợc vào kỹ năng giải toán tăng lên một cách đáng kể.
Thông qua dạy học thực nghiệm, dựa trên nội dung và phƣơng pháp đã xây dựng trong giáo án, GV đã dần dần làm quen với việc dạy HS giải bài toán Đại số 8 và tích lũy đƣợc kinh nghiệm sử dụng, khai thác hệ thống bài tập một cách hợp lý.
KẾT LUẬN
Qua những vấn đề trình bày trong luận văn có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Trong các nhiệm vụ của môn toán ở trƣờng THCS, cùng với việc trang
bị tri thức, rèn luyện kỹ năng là một nhiệm vụ quan trọng, là cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ khác. Để rèn luyện kỹ năng giải toán, góp phần bồi dƣỡng năng lực giải toán cho học sinh cần đƣa ra một hệ thống bài tập đa dạng, hợp lí, đƣợc sắp xếp từ dễ đến khó nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng phát triển tƣ duy và biết áp dụng toán học vào thực tiễn.
2. Luận văn đã hƣớng dẫn cho học sinh phƣơng pháp tìm lời giải của bài
toán theo bốn bƣớc trong lƣợc đồ của G.Pôlia.
3. Luận văn đã đề xuất đƣợc một số gợi ý sƣ phạm phù hợp nhằm xây
dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm rèn luyện kỹ năng giải bài tập Đại số 8 với nội dung phong phú đã đề cập đƣợc tới hầu hết các dạng toán chủ yếu mà học sinh hay gặp khi giải toán Đại số 8 nhƣ đa thức,phân thức,phƣơng trình… Đáp ứng đƣợc nhu cầu tự học của học sinh, điều đó có tác dụng rèn luyện năng lực giải toán cho học sinh THCS.
4. Kết quả thu đƣợc qua thực nghiệm đã chứng tỏ cho tính khả thi và
hiệu quả của các nội dung mà luận văn đề cập tới. Luận văn đã góp đƣợc phần nào trong việc nâng cao chất lƣợng dạy và học môn toán ở trƣờng THCS.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Hữu Bình và cs (2004), Sách giáo viên Toán 8, Tập 1, NXB Giáo dục. 2. Vũ Hữu Bình và cs (2008), SGK Toán 8 Tập 1, NXB Giáo dục
3. Vũ Hữu Bình và cs (2008), Sách bài tập Toán 8, Tập 1. NXB Giáo dục. 4. Vũ Hữu Bình (Chủ biên) (2012), Tài liệu chuyên Toán THCS toán 8.
NXB Giáo dục.
5. Hoàng Chúng (2002), Phương pháp dạy học Số học và Đại số ở trường THCS, NXB Giáo dục.
6. Danilôp M.A - Xcatkin M.N (Chủ biên) (1980), Lý luận dạy học các trường phổ thông (Bản dịch), NXB Giáo dục.
7. Nguyễn Huy Đoan và cs (2004), Sách giáo viên Toán 8, Tập 2, NXB Giáo dục.
8. Nguyễn Huy Đoan và cs (2008), SGK Toán 8 Tập 2, NXB Giáo dục.
9. Nguyễn Huy Đoan và cs (2008), Sách bài tập Toán 8, Tập 2, NXB Giáo dục 2008.
10. Phạm Gia Đức và cs (1998), Phương pháp dạy học môn Toán, tập 2, Giáo trình cao đẳng sƣ phạm, NXB Giáo dục.
11. Phạm Gia Đức (1995), Đổi mới PPDH Toán ở trƣờng THCS. Tạp chí nghiên cứu Giáo dục số 7, Hà Nội.
12. Nguyễn Bá Kim (2009), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
13. Lê Thị Xuân Liên (2009), Xây dựng hệ thống câu hỏi góp phần phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong dạy học môn Toán ở trường THCS, Luận án Tiến sĩ Giáo dục học.
14. Nguyễn Thị Tuyết Oanh (2008), Đánh giá kết quả học tập của học sinh, NXB Giáo dục Hà Nội.
15. Hoàng Phê (Chủ biên) (1996), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng
16. G. Pôlia (1975), Giải một bài toán như thế nào? (Bản dịch), NXB Giáo dục. 17. G.Pôlia (1997), Toán học và những suy luận có lý, NXB Giáo dục Hà Nội. 18. G.Pôlia (1997), Sáng tạo Toán học, NXB Giáo dục Hà Nội.
19. Phan Hữu Tham (Chủ biên) (1997) và tập thể các tác giả Khoa Tâm lý Giáo dục - Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên, Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý sư phạm, Thái Nguyên.
20. Thái Duy Tuyên (1992), Một số vấn đề hiện đại lý luận dạy học, Viện Khoa học Giáo dục.