Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu hoàn thiện môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh hà tĩnh (Trang 35 - 42)

2.1.1.1. Điều kiện tƣ nhiên

- Vị trí địa lý: Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, có toạ độ từ 17054' đến 18050' vĩ độ Bắc và 103048' đến 108o00' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp với nƣớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, với hơn 137km đƣờng bờ biển. Hà Tĩnh có 12 đơn vị hành chính (01 thành phố Hà Tĩnh, 01 thị xã Hồng Lĩnh và 10 huyện; có 262 xã, phƣờng, thị trấn (2010). Diện tích đất tự nhiên 5.997,18 km2 chiếm khoảng 1,8% diện tích cả nƣớc, dân số 1.223.000 ngƣời. Nguồn: Cục thống kê Hà Tĩnh - Năm 2010.

- Về đường giao thông: từ Bắc vào Nam có 127 km đƣờng Quốc lộ 1A chạy qua địa bàn 7 huyện, thị, thành phố, có 70 km đƣờng sắt đi qua địa bàn 4 huyện và 87 km đƣờng Hồ Chí Minh đi qua địa bàn 3 huyện. Theo phía Đông - Tây có đƣờng quốc lộ 8A nối quốc lộ 1A đi từ Thị xã Hồng Lĩnh sang Lào qua cữa khẩu quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85 km và quốc lộ 12 đi từ cảng biển Vũng Áng sang Lào qua cửa khẩu Cha Lo với chiều dài 55 km.

- Đặc điểm địa hình: Hà Tĩnh nằm phía Đông dãy Trƣờng Sơn có địa hình hẹp và dốc nghiêng dần từ Tây sang Đông. Địa hình đồi núi chiếm gần 80% diện tích tự nhiên, đồng bằng có diện tích nhỏ, bị chia cắt bởi các dãy núi, sông suối. Vùng đồng bằng Hà Tĩnh nằm dọc theo ven biển với độ cao trung bình trên dƣới 3m, bị uốn lƣợn theo mức độ thấp ra cửa biển từ vùng

đồi núi phía Tây, càng về phía Nam càng hẹp.

- Đặc điểm khí hậu: Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trƣng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh. Tuy nhiên, do ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về bị suy yếu nên mùa đông đã bớt lạnh hơn và ngắn hơn so với các tỉnh miền Bắc và chia làm hai mùa rõ rệt (một mùa lạnh và một mùa nóng). Nhiệt độ không khí vào mùa đông chênh lệch thấp hơn mùa hè. Nhiệt độ đất bình quân mùa đông thƣờng từ 18-22oC, ở mùa hè bình quân nhiệt độ đất từ 25,5 - 33oC.

- Tài nguyên thiên nhiên và các lợi thế.

* Tài nguyên khoáng sản: Toàn tỉnh có 91 mỏ và điểm khoáng sản trong đó:

Nhóm kim loại: có quặng sắt nằm tại các huyện Hƣơng Khê, Hƣơng Sơn, Đức Thọ, Can Lộc. Đặc biệt là có mỏ sắt Thạch Khê có trữ lƣợng ƣớc tính 544 triệu tấn, đang xúc tiến đầu tƣ khai thác; có mỏ Titan chạy dọc theo bờ biển từ Nghi Xuân đến Kỳ Anh, trữ lƣợng khoảng 4,6 triệu tấn (chiếm hơn 1/3 trữ lƣợng của cả nƣớc). Mỏ vàng chủ yếu là dạng sa khoáng nằm rải rác ở các huyện Hƣơng Sơn, Hƣơng Khê, Kỳ Anh; mỏ nƣớc khoáng ở Sơn Kim thuộc huyên Hƣơng Sơn; ngoài ra còn có mỏ thiếc ở Hƣơng Sơn, chì, kẽm ở Nghi Xuân.

*Tài nguyên rừng

Hà Tĩnh hiện có 351.147 ha rừng. Trong đó rừng sản xuất chiếm lớn nhất 46%, rừng phòng hộ chiếm 33%, rừng đặc dụng chiếm 21%, độ che phủ của rừng đạt 52,8 %. Rừng sản xuất đƣợc khai thác để cung cấp gỗ, đặc biệt là gỗ nguyên liệu, rừng phòng hộ tập trung chủ yếu ở khu vực bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang. Ở đây trú ngụ các loại động thực vật đƣợc bảo vệ và là nơi đóng vai trò quang trọng trong bảo vệ môi trƣờng và kiểm soát lũ lụt.

triệu m3, 282 trạm bơm có tổng lƣu lƣợng 338.000m3/s, 15 đập dâng tổng lƣu lƣợng cơ bản 6,9m3/s với trữ lƣợng này hiện tại đã phục vụ tƣới cho 47.737 ha/vụ. Hiện nay Hà Tĩnh đang triển khai xây dựng Hồ chứa nƣớc Ngàn Trƣơi với trữ lƣợng 900 triệu m3 đảm bảo cung cấp đủ nƣớc cho phát triển công nghiệp và cuộc sống dân sinh. Có nƣớc khoáng ở Sơn Kim - huyện Hƣơng Sơn, cạnh đƣờng quốc lộ 8A và gần cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo rất có điều kiện để phát triển thành khu du lịch dƣỡng bệnh.

*Tài nguyên biển: Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km, có nhiều tiềm năng về khoáng sản nhƣ cát quặng và nhiều vị trí có thể xây dựng cảng (hiện đã có 2 cảng vận tải, 2 cảng cá). Nhiều bãi biển đẹp nhƣ Thiên Cầm, Xuân Thành, Thạch Hải, Đèo Con, đã đƣợc khai thác phục vụ nghỉ dƣỡng và du lịch.

*Tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn: Trong chiến lƣợc phát triển chung của cả nƣớc, du lịch Hà Tĩnh đƣợc xác nhận là một điểm quan trọng trên tuyến xuyên Việt có tính chất trung chuyển. Vào đời nhà Nguyễn, Núi Hồng, Sông Lam đã đƣợc xếp là danh thắng quốc gia và khắc vào Anh Đỉnh. Về Hà Tĩnh, du khách có thể đi thăm các khu du lịch sinh thái và lịch sử văn hoá nỗi tiếng nhƣ khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quang, hồ Kẻ Gỗ, khu di tích đại thi hào Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Hải Thƣợng Lãn Ông… ;ngã ba Đồng Lộc; du khách có thể nghỉ ngơi tại bãi biển Xuân Thành, Thiên Cầm, tham quan các di tích danh thắng; tiếp cận với nhƣỡng gia trị văn hoá phi vật thể, nhất là những làn điệu dân ca nỗi tiếng nhƣ hát ví dặm, hát ca trù, các làn điệu dân ca…

2.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ở tỉnh Hà Tĩnh

* Điều kiện về kinh tế: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân từ 2008 đến 2012 bình quân đạt 11,6%/năm. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng từ 25,56% (năm 2008) lên 36,7% năm 2012; nông - lâm - ngƣ nghiệp từ 43,15% (năm 2008) xuống còn 32,2%; thƣơng mại - dịch vụ giảm từ 31,29%

(năm 2008) giảm xuống còn 31,1%. Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2012 đạt 19,6 triệu đồng. Nguồn: Cục thống kê Hà Tĩnh.

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 26,5%, trong đó khu vực DN ngoài quốc doanh phát triển nhanh, cơ cấu sản phẩm có bƣớc chuyển dịch về chất lƣợng; tỷ trọng công nghiệp khai khoáng từ 24,4% (năm 2008) giảm xuống còn 19,5%, công nghiệp chế biến và phân phối điện, nƣớc tăng từ 75,6% lên 78,3%. Tổng thu ngân sách đạt 4.100 tỷ đồng. Các khu kinh tế trọng điểm và khu, cụm công nghiệp, làng nghề đƣợc chú trọng đầu tƣ, bƣớc đầu phát huy hiệu quả, nhƣ: Khu kinh tế(KKT) Vũng Áng, KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, Làng nghề Thái Yên (Đức Thọ), Làng nghề Trung Lƣơng (Thị xã Hồng Lĩnh)... Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Tĩnh.

- Hoạt động ngân hàng cơ bản đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tƣ phát triển và sản xuất, kinh doanh. Tổng nguồn vốn các ngân hàng thƣơng mại huy động và quản lý năm 2012 đạt 15.000 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm 30,3%; tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ chiếm dƣới 2%.

- Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn trong 5 năm đạt 98.700 tỷ đồng, riêng năm 2012 đạt trên 34.037 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2008. Cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách hàng năm giảm dần từ 70,25% (năm 2008) xuống còn 44% (năm 2012); nguồn vốn đầu tƣ từ DN và dân cƣ tăng, chiếm 34% tổng vốn đầu tƣ xã hội năm 2012.

- Trong những năm gần đây, các DNNVV thuộc kinh tế ngoài quốc doanh nhƣ: Doanh nghiệp tƣ nhân (DNTN), Công ty trách nhiệm hữu hạn (CTTNHH), Công ty cổ phần (CTCP) có xu hƣớng tăng dần qua các năm về mặt số lƣợng, quy mô kinh doanh lớn dần, ngành nghề kinh doanh ngày càng đa dạng và mở rộng thị trƣờng. Theo báo cáo tổng kết của UBND tỉnh Hà Tĩnh, số lƣợng DNNVV hàng năm trên địa bàn tỉnh tăng khá, nếu năm 2000 chỉ có 57 doanh nghiệp thì năm 2008 con số đó đã là 1.865 doanh nghiệp,

tăng gấp 33 lần so với năm 2000, đến năm 2012 toàn tỉnh có 2.502 DNNVV hoạt động trên địa bàn, với tổng số vốn đăng ký đạt 431,4 ngàn tỷ đồng, trong đó 12 doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với sô vốn đăng ký 131.323 tỷ đồng. Về bình quân số vốn đăng ký trên doanh nghiệp thì năm 2000 là 460 triệu đồng/trên doanh nghiệp thì đến năm 2008 là 2,7 tỷ đồng/doanh nghiệp, năm 2012 là 7,7 tỷ đồng.

- DNNVV đã có sự phân bổ thích hợp với lợi thế so sánh của từng vùng, cụ thể: Xây dựng 525 DN, chiếm 27,6%; Công nghiệp, khai thác chế biến nông, lâm sản 372 doanh nghiệp, chiếm 19,55%; Kinh doanh thƣơng mại: 634 doanh nghiệp, chiếm 33,3%; Các loại hình dịch vụ: 367 doanh nghiệp, chiếm 19,29%.

- DNNVV đƣợc thành lập và hoạt động ở 12/12 huyện, thành, thị. Tuy nhiên số lƣợng lớn doanh nghiệp tập trung ở thành phố Hà Tĩnh: 837 doanh nghiệp; Kỳ Anh: 350 Doanh nghiệp; Thị xã Hồng Lĩnh: 244 Doanh nghiệp...

* Tiềm lực của DNNVV ở Hà Tĩnh:

- Mặc dù có sự tăng lên đáng kể về số vốn đƣợc đầu tƣ và kinh doanh, nhƣng so với nhu cầu vốn thực tế cần thiết, để đơn vị có đủ điều kiện mua sắm trang thiết bị hiện đại, cải tiến công nghệ… thì lƣợng vốn còn quá thấp. Là một tỉnh nghèo, thu nhập bình quân đầu ngƣời rất thấp nên lƣợng vốn nhần rỗi trong dân cƣ không lớn.

- Khả năng tiếp cận các nguồn vốn của doanh nghiệp tƣ nhân rất hạn chế. Bởi vì, ngoài nguồn vốn tự có, DN tƣ nhân trong tỉnh chủ yếu vay tín dụng ngân hàng để đầu tƣ vào sản xuất và mở rộng sản xuất kinh doanh, còn các nguồn vốn khác nhƣ: vốn vay ƣu đãi từ Quỹ hỗ trợ phát triển, các dự án Chính phủ, các nguồn vốn từ nƣớc ngoài, DNNVV hầu nhƣ chƣa đƣợc tiếp cận.

chƣa cao, phần lớn chƣa qua đào tạo đầy đủ nên khả năng liên doanh, liên kết trong kinh doanh còn nhiều hạn chế.

- Do khả năng kinh doanh thấp, lợi nhuận thấp nên tích lũy vốn của DNNVV còn hạn chế.

- Trình độ công nghệ của DNNVV ở Hà Tĩnh

Do hạn chế về thông tin công nghệ nên hầu hết các dây chuyền sản xuất mới đầu tƣ xây dựng đều khá lạc hậu so với công nghệ tiên tiến hiện thời của thế giới. Mặt khác, do kinh doanh kém hiệu quả, khả năng tích lũy chƣa có, nên nguồn vốn đầu tƣ, cải tiến trang thiết bị còn rất hạn chế, nhìn chung máy móc thiết bị và công nghệ ở các doanh nghiệp còn lạc hậu, chậm đổi mới. Qua số liệu khảo sát năm 2008 đối với 1.865 doanh nghiệp (DNTN, CTTNHH, CTCP) thì có 231 doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến, chiếm 12,38%; 569 doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật và công nghệ trung bình, chiếm 30,50% và 1065 doanh nghiệp sử dụng trình độ kỹ thuật và công nghệ lạc hậu, chiếm 57,12% (xem bảng 2.1).

Bảng 2.1. Trình độ kỹ thuật và công nghệ của các DNNVV trên địa bàn Hà Tĩnh năm 2008

TT Loại hình doanh nghiệp

Tổng số Trình độ kỹ thuật và công nghệ

Số

lượng %

Tiên tiến Trung bình Lạc hậu

Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 DN tƣ nhân 599 100 55 9,18 296 49,41 248 41,4 2 Công ty TNHH 564 100 87 15,42 81 14,36 396 70,72 3 Công ty CP 702 100 89 12,67 192 27,35 421 59,97 Tổng cộng 1.865 100 231 12,38 569 30,5 1065 57,12

- Trình độ quản lý sản xuất kinh doanh của DNNVV ở Hà Tĩnh

Phần lớn các chủ DNNVV rất ít đƣợc trang bị kiến thức quản lý một cách hệ thống, nhiều chủ doanh nghiệp chƣa qua đào tạo, kiến thức quản lý hiện có chủ yếu tích luỹ qua kinh nghiệm. Chính vì vậy mà khả năng quản lý kinh doanh của họ còn nhiều hạn chế; chƣa mạnh dạn liên doanh, liên kết với doanh nghiệp khác. Tình trạng khá phổ biến trong các DNNVV là các chủ doanh nghiệp ít hiểu biết về pháp luật, chính sách kinh tế, chế độ kế toán, quản trị doanh nghiệp, maketting…

* Điều kiện về văn hoá - xã hội.

Chất lƣợng, hiệu quả hoạt động văn hoá, thể thao ngày càng tăng và phục vụ kịp thời, có hiệu quả các hoạt động chính trị, kinh tế, lễ hội truyền thống của quê hƣơng, đất nƣớc. Đã có 950 làng bản, cụm dân cƣ, khối phố đạt tiêu chuẩn văn hoá (33,5%); 220.000 gia đình văn hoá (71,2%). Có 67 di tích văn hoá đƣợc xếp hạng cấp quốc gia, 150 di tích cấp tỉnh.

Về giáo dục - đào tạo: là một trong những tỉnh dẫn đầu toàn quốc về duy trì chất lƣợng đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở (100% xã, phƣờng, thị trấn). Đẩy mạnh triển khai phổ cập bậc trung học; đến nay đã có 38,2% xã, phƣờng (100/262) đạt phổ cấp bậc trung học. Đến năm 2012, tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi bậc tiểu học đạt 99,8%, bậc trung học cơ sở đạt 99,5, bậc trung học đạt 89%.

Quan tâm triển khai quy hoạch, sắp xếp, nâng cao chất lƣợng đào tạo nghề. Đến nay, đã có 35 cơ sở đào tạo nghề (gồm: 3 trƣờng cao đẳng nghề, 4 trƣờng trung cấp nghề, 1 phân hiệu của Trƣờng Cao đẳng nghề Cơ điện - Luyện kim Thái Nguyên, 1 trƣờng Đại học và 3 trƣờng cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có đào tạo nghề, 22 trung tâm dạy nghề, xúc tiến việc làm), từng bƣớc đáp ứng nhu cầu dạy nghề cho nhân dân, bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho trên 3 vạn lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 20,8%

(năm 2008) lên 30,5% (năm 2012), trong đó, đào tạo nghề tăng từ 11,4% (năm 2008) lên 26% (năm 2012).

Các bệnh viện tuyến tỉnh đƣợc tập trung đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách, nguồn trái phiếu Chính phủ và nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA(Official Development) Assittance: Bệnh viện đa khoa tỉnh đang đƣợc đầu tƣ nâng cấp. Các bệnh viện đa khoa cấp huyện, thị, thành phố đang đƣợc đầu tƣ xây dựng và nâng cấp theo tiêu chuẩn bệnh viện loại 1.

Cải cách hành chính có bƣớc tiến bộ chuyển biến tích cực. Đã tích cực triển khai chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết TW5 (khoá X) và Quyết định số 93/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" đến cấp xã. Tiến hành thí điểm áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 trong hoạt động quản lý nhà nƣớc, rà soát và đơn giản thủ tục hành chính tại các sở, ngành cấp tỉnh và huyện, tạo điều kiện thuận lợi, công khai, minh bạch cho các tổ chức, cá nhân đến giao dịch.

Một phần của tài liệu hoàn thiện môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh hà tĩnh (Trang 35 - 42)