Qua nghiên cứu về thực trạng môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Hà Tĩnh, có thể rút ra những nhận xét nhƣ sau:
- Lãnh đạo các cấp tỉnh Hà Tĩnh đã khá năng động trong việc vận dụng các chủ trƣơng, chính sách, luật pháp của Nhà nƣớc vào điều kiện cụ thể của Hà Tĩnh, ban hành đƣợc một số văn bản về chính sách thu hút đầu tƣ, về ƣu tiên, khuyến khích phát triển doanh nghiệp. Nhìn chung, các quy định về ƣu đãi đầu tƣ, kinh doanh riêng có của Hà Tĩnh thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ về tƣ duy trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội và trong việc rộng quan hệ, hợp tác đầu tƣ phát triển thời kỳ CNH, HĐH trên địa bàn Hà Tĩnh. Những ƣu đãi về đầu tƣ và những kết quả đạt đƣợc của việc cải cách thủ tục hành chính đã đƣợc các doanh nghiệp trong nƣớc và
nƣớc ngoài đón nhận nhƣ “một làn gió mới”, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tƣ, các doanh nghiệp.
- Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Tĩnh có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân từng bƣớc đƣợc nâng cao, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh đƣợc đảm bảo đã tạo ra tiền đề để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH ở Hà Tĩnh. Đó là yếu tố rất quan trọng khi các doanh nghiệp xem xét, quyết định đầu tƣ.
- Cơ sở hạ tầng nhƣ: hệ thống đƣờng giao thông, điện, nƣớc, dịch vụ bƣu chính viễn thông, cầu, bến cảng, hạ tầng các KKT, KCN đƣợc đầu tƣ nâng cấp đáng kể tạo ra sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tƣ.
- Về nguồn nhân lực: Hà Tĩnh đã quan tâm phát triển nguồn nhân lực cả về số lƣợng và chất lƣợng thông qua chiến lƣợc phát triển giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá - thể dục thể thao của tỉnh.
- Nhìn chung, các chỉ số về môi trƣờng kinh doanh của tỉnh Hà Tĩnh trong các năm 2008 đến 2012 bao gồm: Chi phí gia nhập thị trƣờng; tiếp cận đất đai; tính minh bạch; chi phí về thời gian; chi phí không chính thức; tính năng động; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp; đào tạo lao động; thiết chế pháp lý đã có sự tiến bộ nhất định, làm hoàn thiện đƣợc thứ hạng.
Bảng 2.4. Xếp hạng các chỉ số thành phần về môi trƣờng kinh doanh qua các năm 2007- 2012
Năm Điểm tổng hợp PCI Kết quả xếp hạng Nhóm điều hành
2012 56,27 35/63 Khá 2011 65,97 7/63 Tốt 2010 57,22 37/63 Khá 2009 55,26 47/63 Khá 2008 47,48 49/63 Tƣơng đối thấp 2007 45,56 57/63 Tƣơng đối thấp
Nguồn: Kết quả điều tra PCI năm 2012 của VCCI, khảo sát tại 63 tỉnh về môi trường kinh doanh)
Điểm số PCI (môi trƣờng kinh doanh) năm 2012 của Hà Tĩnh là 56,27 (trên 100 điểm), năm 2011 là 65,97, năm 2010 là 57,22, năm 2009 so với 2008 là 47,48. Điểm số và thứ hạng PCI từ 49/63 năm 2008 lên 47/63 năm 2009, năm 2010 là 37/63 và cao nhất năm 2011 là 7/63 còn năm 2012 là 35/63. Điểm tích cực là Hà Tĩnh là tỉnh duy nhất của khu vực miền Trung có thay đổi điểm số trong hai năm giữa 2007 và 2008 (mức thay đổi thấp, đạt 1,92 điểm) trong khi nhiều tỉnh, thành phố khác đều sụt giảm điểm số (xu hƣớng chung trong PCI 2008 là mức giảm điểm khá phổ biến của hầu hết các tỉnh, thành phố), trong các năm 2009-2012 điểm số có sự thay đổi lớn nhờ sự nỗ lực của Hà Tĩnh, nhất là năm 2010 tăng 10 bậc (37/63) và 2011 tăng 30 bậc (7/63). Dù tiến triển chậm nhƣng xu hƣớng qua 5 năm là Hà Tĩnh có mức độ thay đổi theo hƣớng tích cực và khá ổn định, khác với nhiều tỉnh, thành phố khác.
Đi sâu nghiên cứu về từng chỉ số cụ thể của môi trƣờng kinh doanh của tỉnh Hà Tĩnh trong các năm 2010, 2011 thu đƣợc kết quả nhƣ sau:
Bảng 2.5. Kết quả điều tra 09 chỉ số thành phần năm 2010, 2011 Các chỉ số thành phần
Năm 2010 Năm 2011 Tăng
giảm thứ hạng Điểm số Thứ hạng Điểm số Thứ hạng 1. Chi phí gia nhập thị trƣờng 5,82 54 8,87 15 39 2. Tiếp cận đất đai 6,66 20 7,89 3 17 3. Tính minh bạch 6,02 26 6,51 9 17
4. Chi phí về thời gian 6,34 31 7,99 5 26 5. Chi phí không chính thức 4,86 61 7,01 27 34
6. Tính năng động 5,42 27 6,32 10 17
7. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp 5,77 29 3,84 26 3 8. Đào tạo lao động 5,48 22 5,00 21 1 9. Thiết chế pháp lý 4,79 38 5,43 40 (2)
Nguồn: Kết quả điều tra PCI năm 2012 của VCCI, khảo sát tại 63 tỉnh về môi trường kinh doanh)
Từ sự cố gắng hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh ở tỉnh Hà Tĩnh, nên một số chỉ số thành phần về môi trƣờng kinh doanh có sự chuyển biến tích cực, trong đó những chỉ số quan trọng nhất đã có sự tăng điểm khá nhƣ: Chi phí gia nhập thị trƣờng; tiếp cận đất đai; tính minh bạch; chi phí về thời gian; chi phí không chính thức; tính năng động; dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp;… Vì vậy mà trong những năm qua, số lƣợng DNNVV tỉnh Hà Tĩnh không ngừng tăng lên. Nếu nhƣ năm 2008 tỉnh Hà Tĩnh có số lƣợng 1.865 DNNVV thì đến nay đã có gần 3000 doanh nghiệp hoạt động trên địa, chiếm trên 98% số lƣợng doanh nghiệp toàn tỉnh và 59% tổng số vốn đăng ký đầu tƣ, góp phẩn chuyển dịch cơ bản cơ cấu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh theo hƣớng CNH, HĐH.