doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Trong điều kiện hội nhập và phát triển nền kinh tế thị trƣờng, vấn đề hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh đối với DNNVV có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là tất yếu khách quan trong quá trình CNH, HĐH ở nƣớc ta và các địa phƣơng, bởi vì:
Một là, do trong một thời gian dài, đất nƣớc ta thực hiện cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp nên không chú trọng đến môi trƣờng kinh doanh, đặc biệt là không quan tâm đến phát triển kinh tế tƣ nhân, cá thể, tiểu chủ.
Hai là, vì sự phát triển quá nhanh của thế giới và tổ chức WTO nên chúng ta chƣa thật sự chủ động bƣớc vào hội nhập kinh tế quốc tế, phần lớn DNNVV phải đối mặt với những khó khăn, thách thức chủ yếu sau:
- Về môi trƣờng pháp lý, mặc dù đã có Luật doanh nghiệp và Chính phủ đã ban hành chính sách trợ giúp phát triển DNNVV, nhƣng trên thực tế, quá trình triển khai chính sách này chƣa đồng bộ, thiếu cụ thể, chƣa kịp thời nên một số DN mất cơ hội kinh doanh và chƣa thật sự đƣợc bình đẳng trong môi trƣờng cạnh tranh với một số thành phần kinh tế khác.
- Thủ tục hành chính cấp cơ sở vẫn còn rƣờm rà, thời gian thủ tục đăng ký kinh doanh còn kéo dài, chi phí thời gian và các chi phí không chính thức
để doanh nghiệp khởi sự vẫn còn cao.
- Khả năng tiếp cận nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn từ ngân hàng vẫn còn khó khăn, một số DNNVV chƣa hội đủ điều kiện để vay vốn theo quy định của ngân hàng, do một số định chế của ngân hàng chƣa sát hợp với điều kiện của đối tƣợng DNNVV. Vì thế trên thị trƣờng tài chính ít DN có khả năng tham gia phát hành cổ phiếu, trái phiếu và huy động vốn qua lại giữa cộng đồng doanh nghiệp còn hạn chế.
Ba là, môi trƣờng kinh doanh là cơ sở quyết định đến kết quả phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng của DNNVV. Đồng thời, việc hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNNVV.
Bốn là, hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh đối với DNNVV nhằm tạo ra sự phù hợp giữa môi trƣờng kinh doanh của DNNVV và môi trƣờng kinh doanh của các loại hình DN khác. Phải đặt ra vấn đề này bởi vì, để phát triển đất nƣớc theo định hƣớng CNH, HĐH cần có sự vào cuộc của tất cả các loại hình đầu tƣ, sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên mỗi loại hình đầu tƣ và sản xuất kinh doanh có những đặc điểm, vai trò, vị trí riêng, nhƣng tất cả đều phải tuân thủ các quy định, định chế của pháp luật Việt Nam và các cơ chế, chính sách hiện hành. Tất cả đều vì mục tiêu chung là thúc đẩy mạnh mẽ việc phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội.