Những bài học kinh nghiệm về hoàn thiện môi trƣờng kinh

Một phần của tài liệu hoàn thiện môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh hà tĩnh (Trang 32 - 35)

doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể áp dụng cho tỉnh Hà Tĩnh

Qua nghiên cứu kinh nghiệm hoàn thiện môi trƣờng kinh doanh của DNNVV tỉnh Nghệ An và Bình Dƣơng, có thể rút ra những bài học áp dụng cho tỉnh Hà Tĩnh nhƣ sau:

- Thứ nhất, đối với Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay, khi các dự án trọng điểm quốc gia đã và đang đƣợc triển khai sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho đầu tƣ phát triển, DNNVV trở thành lực lƣợng “vệ tinh” sản xuất cung cấp các mặt hàng thiết yếu phục vụ các dự án lớn, yêu cầu phát triển mạnh mẽ

DNNVV ở tỉnh Hà Tĩnh trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Tuy nhiên phải xây dựng và hoàn thiện mạnh mẽ các yếu tố về môi trƣờng kinh doanh của DNNVV. Trong đó cần tạo cơ chế, chính sách thuận lợi hơn nữa cho DNNVV tiếp cận các nguồn vốn. Quan tâm đúng mức công tác giải phóng mặt bằng các khu vực đã đƣợc quy hoạch, đồng thời ƣu tiên đầu tƣ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh tại các KCN, cụm công nghiệp (CN) và các dịch vụ khác để mời gọi các nhà dầu tƣ nhƣ tỉnh Bình Dƣơng và tỉnh Nghệ An đã làm. Cải cánh hành chỉnh phải đƣợc tiến hành cƣơng quyết hơn, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào giải quyết các thủ tục hành chính. Tại các sở ban, ngành liên quan, việc giải quyết thủ tục hành chính, thủ tục đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp phải niêm yết công khai về quy trình, giảm tối đa về chi phí thời gian cho các DN.

- Thứ hai, trên cơ sở hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách của Trung ƣơng, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh năng động, sáng tạo trong việc vận dụng vào tình hình cụ thể của Hà Tĩnh. Trên cơ sở khung khổ pháp luật có thể ban hành những cơ chế, chính sách riêng của Hà Tĩnh phù hợp với tình hình của tỉnh và điều kiện khởi sự của doanh nghiệp. Các chính sách về đất đai, cung cấp thông tin, gia nhập thị trƣờng, chính sách phát triển kinh tế tƣ nhân, đào tạo lao động... đƣợc công khai minh bạch, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp. Hệ thống cơ chế, chính sách đảm bảo tính ổn định, nhất quán, lâu dài. Giảm thiểu tối đa về các chi phí khác của doanh nghiệp nhƣ: chi phí không chính thức, gia nhập thị trƣờng...

- Thứ ba, Hà Tĩnh phải từng bƣớc chuẩn bị hệ thông cơ sở hạ tầng kinh kinh tế - xã hội hoàn chỉnh nhƣ: hệ thống đƣờng giao thông, sân bay, bến cảng, các dịch vụ điện, nƣớc, viễn thông; các dịch vụ vui chơi giải trí, khách sạn, nhà hàng, trƣờng học, bệnh viện; các dịch vụ tài chính, ngân hàng... Những yếu tố này thuận lợi sẽ có tác động rất lớn tới môi trƣờng đầu tƣ, kinh

doanh, tạo điều kiện để phát triển DN. Kinh nghiệm của tỉnh Nghệ An, Bình Dƣơng cho thấy, xây dựng đƣợc hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh; công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đi trƣớc một bƣớc, tạo mặt bằng và hạ tầng kỹ thuật các KCN, cụm CN sẽ là tiền đề rất tốt để các DN lựa chọn địa điểm, không mất nhiều thời gian cho việc đền bù giải phóng mặt bằng mà có thể xây dựng nhà xƣởng tiến hành sản xuất kinh doanh đƣợc ngay. Các dịch vụ tài chính ngân hàng tốt sẽ thuận lợi trong công việc giao dịch, thanh toán đối với DN, nhất là đối tƣợng DNNVV đang khó khăn về nguồn vốn. Bên cạnh các yếu tố về hạ tầng kỹ thuật, thì các yếu tố hạ tầng xã hội nhƣ: hệ thống trƣờng học, bệnh viện, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, các dịch vụ vui chơi giải trí cũng đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng.

- Thứ tư là xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn và đáp ứng tốt yêu cầu công việc, đồng thời quan tâm xây dựng chiến lƣợc đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề, kỹ thuật đảm bảo cung cấp đủ về số lƣợng và chất lƣợng đội ngũ công nhân làm việc trong các DN... Vấn đề này tỉnh Bình Dƣơng và tỉnh Nghệ An đã có những thành công nhất định. Đối với Hà Tĩnh, lực lƣợng lao động dồi dào, năng động, chịu khó và giá cả rất cạnh tranh. Tuy nhiên trình độ, tay nghề của lao động Hà Tĩnh còn nhiều yếu kém, cần phải quan tâm đầu tƣ phát triển.

- Thứ năm, việc quản lý điều hành và phát triển DN chỉ có thể đạt đƣợc kết quả mong muốn nếu nhƣ có sự tham gia tích cực và phối hợp tích cực từ cả 02 phía: Nhà nƣớc và các DN. Trong đổi mới quản lý, điều hành và phát triển kinh doanh, Chính quyền có vai trò tạo ra cơ chế khuyến khích và thúc đẩy các DN giám nghỉ, giám làm, giúp DN tìm cách tiếp cận mới trong kinh doanh. Các DN phải tìm hiểu và biết cách khai thác những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, những tiềm năng sẳn có của địa phƣơng, những điều kiện mà Nhà nƣớc đã tạo ra cho các DN trong từng thời kỳ, trên cơ sở đó DN tự do phát triển, tự tìm con đƣờng phát triển hiệu quả nhất.

Chƣơng 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở TỈNH HÀ TĨNH

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hƣởng đến môi trƣờng kinh doanh của DNNVV ở tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu hoàn thiện môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở tỉnh hà tĩnh (Trang 32 - 35)