Kết quả thực nghiệm sƣ phạm

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoại khóa có nội dung ứng dụng kỹ thuật về cảm ứng điện tử vật lý 11 theo hướng phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 83 - 106)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.5.Kết quả thực nghiệm sƣ phạm

Sau khi tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh chúng tôi đã tiến hành 1 bài kiểm tra để đối chứng giữa 2 lớp có tổ chức hoạt động ngoại khóa và không tổ chức hoạt động ngoại khóa chúng tôi thu được kết quả như sau:

Chất lượng học tập của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng năm học trước

Lớp Tổng

số

Kết quả học môn Vật lí lớp 11 (%)

Giỏi khá Trung bình Yếu, kém

Lớp thực nghiệm

(11A1) 42 02 39 01 0

Lớp đối chứng

(11A2) 43 02 36 05 0

Bảng 3.1 Chất lƣợng HS của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Chất lượng học tập của HS nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng năm học trước

Nhóm Tổng

số

Kết quả học môn Vật lí lớp 11 (%)

Giỏi khá Trung bình Yếu, kém

Nhóm thực nghiệm

(11A1) 39 02 36 01 0

Nhóm đối chứng

(11A2) 39 02 36 01 0

Xếp loại kiểm tra Nhóm Số HS Kém Yếu T. Bình Khá Giỏi 0 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm 39 0 01 11 23 04 % 0 2,56 28,20 58,97 10,26 Đối chứng 39 0 04 16 17 02 % 0 10,26 41,02 43,59 5,13

Bảng 3.3. Xếp loại kiểm tra

Điểm trung bình cộng: Nhóm thực nghiệm: X = 6,95 Nhóm đối chứng: Y= 6,33

Phân phối tần suất kết quả kiểm tra

Điểm Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng

Xi(Yi) ni  (%) 2 ( ) i i n XX ni  (%) 2 ( ) i i n YY 0 0 0,0 0,00 0 0,0 0,00 1 0 0,0 0,00 0 0,0 0,00 2 0 0,0 0,00 0 0,0 0,00 3 1 2,6 15,60 0 0,0 0,00 4 0 0,0 0,00 4 10,3 21,78 5 3 7,7 11,41 4 10,3 7,11 6 8 20,5 7,22 12 30,77 1,33 7 15 38,4 0,04 15 38,46 6,67 8 8 20,5 8,82 2 5,13 5,55 9 4 10,3 16,81 2 5,13 14,22 10 0 0,0 0,00 0 0,0 0,0 Tổng 39 100 59,90 39 100 56,66

0 10 20 30 40 50 60 70 Yếu Kém T.Bình Khá Giỏi Thực nghiệm Đối chứng

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ xếp loại kiểm tra

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm Đối chứng Đồ thị 3.1: Đồ thị đƣờng phân bố tần suất Các tham số thống kê: - Phương sai: S2 X = n ) X X ( n 2 i i   = 1,54 S2 Y = n ) Y Y ( n 2 i i   = 1,45 - Độ lệch chuẩn: X = 2 X S = 1,24 Y = 1,20 - Hệ số biến thiên: VX = X 100% = 22,16% % Xếp loại ω X(Y)

VY = Y Y  100% = 19,02% - Hệ số Student: ttt = 2 2 ) ( Y X S S n Y X   = 3,18

Tra bảng hệ số Student với hệ số ý nghĩa  = 0,01; n = 78 > 60 ta có t(n,) = t(78;0,01) = 2,36 < ttt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, giá trị của hệ số Student theo tính toán lớn hơn giá trị trong bảng lý thuyết với độ tin cậy 99%. Điều này khẳng định giá trị trung bình cộng điểm kiểm tra là có ý nghĩa.

Đồng thời chúng tôi nhận thấy:

+ Ở lớp tổ chức hoạt động ngoại khóa phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh hơn so với lớp không tổ chức hoạt động ngoại khóa. Các em học sinh tích cực tham gia và cổ vũ nhiệt tình trong suốt quá trình buổi ngoại khóa diễn ra.

+ Ngoại khóa giúp học sinh nắm bắt kiến thức nhanh hơn, học sinh tiếp thu kiến thức một cách hào hứng hơn áp dụng đúng cho tâm lý lứa tuổi của học sinh để " học mà chơi, chơi mà học". Qua đó học sinh sẽ cảm thấy hứng thú hơn trong học tập bộ môn vật lý nói chung và chương " Cảm ứng điện từ " nói riêng tránh cảm giác khô khan, nhàm chán, khó tiếp thu kiến thức như khi học nội khóa.

TNSP góp phần nâng cao chất lượng như thế nào?

+ Bên cạnh đó tổ chức học tập cho học sinh theo hướng "TỔ CHỨC HOẠT

ĐỘNG NGOẠI KHÓA CÓ NỘI DUNG ỨNG DỤNG KĨ THUẬT VỀ CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ VẬT LÍ 11 THEO HƢỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC VÀ NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH" sẽ giúp học sinh tự tìm ra những khó khăn mà mình gặp phải khi tìm hiểu kiến thức, sau khi được giáo viên giải đáp thắc mắc học sinh sẽ nắm kiến thức sâu và vững chắc hơn.

Kết luận chƣơng 3.

Thông qua quá trình thực nghiệm sư phạm về việc tổ chức hoạt động ngoại khóa về "Cảm ứng điện từ" cho học sinh lớp 11 trường THPT Lương Phú, Phú Bình theo nội dung, hình thức và phương pháp dạy học như đã dự kiến, đặc biệt là qua kết quả mà học sinh biểu hiện trong đợt ngoại khóa này chúng tôi nhận thấy việc tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh theo hình thức trên là có hiệu quả.

Nội dung và các vấn đề được đưa ra của hoạt động ngoại khóa đã khắc phục được một số nhược điểm trong dạy học nội khóa mà chúng tôi đã nêu ra như ở trên. Học sinh có thể tự tay thiết kế, chế tạo các sản phẩm. Qua đó học sinh được rèn luyện kĩ năng tổng hợp, khả năng ngôn ngữ, phát triển tư duy và óc sáng tạo. Bên cạnh đó học sinh sẽ nắm chắc và hiểu sâu kiến thức, vấn đề, biết áp dụng kiến thức đã được tiếp thu trong học tập nội khóa vào thực tiễn. Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa mà chúng tôi đã xây dựng khá hấp dẫn thu hút được nhiều học sinh tham gia nhiệt tình, có hiệu quả, phù hợp với hầu hết các đối tượng học sinh ( học sinh khá giỏi, đam mê học hỏi, tìm hiểu về vật lý có thể phát huy óc sáng tạo và lòng yêu thích của mình, học sinh yếu kém có thể học hỏi, nắm được kiến thức thông qua thực hành cùng các bạn khác; mọi học sinh đều phải hoạt động, phát huy tính tích cực chủ động thể hiện quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với tập thể), phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh. Quá trình hoạt động cũng chính là quá trình học sinh học tập, rèn luyện nhưng do hình thức tổ chức mang tính mới lạ, phát huy được tính chất " học mà chơi, chơi mà học" của học sinh nên học sinh thấy thoải mái, không bị gò bó, không bị áp lực như các giờ học nội khóa. Chính điều này giúp các em có thể chiếm lĩnh kiến thức một cách tự nhiên, hiệu quả đồng thời khiến các em tìm được mối liên hệ giữa kến thức trên sách vở và thực tiễn thuận lợi cho việc áp dụng kiến thưc đã học vào thực tiễn. Ngoài ra, còn giúp các em rèn luyện tác

phong làm việc khoa học, tinh thần đoàn kết và tinh thần làm việc theo nhóm, khả năng giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc chung và khả năng làm việc tự lực.

Thông qua việc để các em tự đề xuất các ý tưởng, các phương án chế tạo dụng cụ, thiết bị, tìm ra các giải pháp kĩ thuật độc đáo, đưa ra được các dự đoán về kết quả của sản phẩm....giúp cho các em có thể phát triển được khả năng sáng tạo. Vì vậy có thể khẳng định rằng phương pháp hướng dẫn học sinh học tập kiến thức theo hướng gợi mở này giúp kích thích học sinh tham gia vào các hoạt động một cách tích cực, chủ động hơn.

KẾT LUẬN CHUNG CỦA LUẬN VĂN

* Qua quá trình thực hiện đề tài, đối chiếu với mục đích nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi đã đạt được những kết quả sau:

- Vận dụng được cơ sở lý luận về việc đổi mới phương pháp dạy học và việc tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lý cho học sinh THPT vào việc tổ chức hoạt động ngoại khóa về " Cảm ứng điện từ " cho học sinh lớp 11 THPT

- Trên cơ sở điều tra thực tiễn tình hình dạy và học hoạt động ngoại khóa, tình hình thiết bị thí nghiệm phục vụ cho việc dạy và học chương "Cảm ứng điện từ " chúng tôi đã tìm ra được những khó khăn và hạn chế khi tổ chức hoạt động ngoại khóa. Từ đó, chúng tôi đề xuất quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa về phần kiến thức này cho học sinh lớp 11 để khắc phục những hạn chế trong dạy học hoạt động ngoại khóa.

- Chúng tôi cũng đã chế tạo thành công một số sản phẩm ứng dụng hiện tượng " Cảm ứng điện từ " từ những vật liệu đơn giản, dễ kiếm, rẻ tiền để phục vụ cho hoạt động dạy học, có thể bổ xung cho phòng thí nghiệm của nhà trường và làm mẫu cho học sinh trong giờ học nội khóa...

- Chúng tôi đã xây dựng được nội dung tổ chức hoạt động ngoại khóa là hướng dẫn học sinh thiết kế, chế tạo các dụng cụ để tạo ra các sản phẩm đồng thời tổ chức một buổi để các em có thể giới thiệu sản phẩm của mình và tham dự một Gameshow với nội dung chính là các kiến thức về " Cảm ứng điện từ ". Qua buổi này, Các em cớ cơ hội tái hiện lại các kiến thức đã học trong giờ nội khóa đồng thời vận dụng các kiến thức đó vào giải quyết các bài tập, vận dụng vào đời sống...

- Chúng tôi cũng đã dự kiến hình thức tổ chức và phương pháp hướng dẫn các hoạt động ngoại khóa nói trên. Đồng thời chúng tôi cũng dự kiến những khó khăn mà học sinh có thể gặp phải và dự kiến phương pháp giúp đỡ các em vượt qua những khó khăn.

- Kết quả của quá trình thực nghiệm sư phạm cho thấy việc tổ chức hoạt động ngoại khóa về chủ đề " Cảm ứng điện từ " ở lớp 11 THPT là khả thi và đạt được những mục tiêu mà đề tài đã đặt ra.

Tuy nhiên, do thời gian thực hiện đề tài không nhiều, tài liệu về tổ chức hoạt động ngoại khóa còn ít, điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí ở trường phổ dành cho hoạt động ngoại khóa chưa đáp ứng được yêu cầu nên đề tài không thể tránh khỏi những hạn chế như: Các phương án thiết kế sản phẩm chưa nhiều, sản phẩm học sinh làm ra mang tính thẩm mĩ và chính xác chưa cao, chưa có điều kiện thực nghiệm trên nhiều đối tượng khác nhau.

* Để cho việc tổ chưc hoạt động ngoại khóa phát huy hết tác dụng của nó trong việc dạy và học chương " Cảm ứng điện từ " nói riêng và chương trình vật lí THPT nói chung, chúng tôi đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo:

- Tổ chức thực nghiệm sư phạm với số lượng học sinh lớn, ở nhiều trình độ để có được sự đánh giá tổng quát.

- Tập trung nghiên cứu kỹ hơn về các thí nghiệm để chế tạo ra những dụng cụ thí nghiệm bền, đẹp, chính xác hơn và có thể sử dụng trong dạy học nội khóa. - Vận dụng quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa với các nội dung khác trong chương trình vật lý phổ thông để kích thích hứng thú của học sinh trong học tập vật lý, giúp phát huy tính tích cực và phát triển năng lực sáng tạo của học sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi

Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2009), Sách giáo khoa vật lí 11, Nxb Giáo dục. 2. Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi

Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2009), Sách giáo viên vật lí 11, Nxb Giáo dục. 3. Hồ Văn Liên-Vũ Thị Sai(2006), Hoạt động ngoài giờ lên lớp ở trường

trung học phổ thông, Tài liệu bồi dưỡn giáo viên cốt cán trường trung học phổ thông, Trường Đại học Sư Phạm TP.HCM. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Nguyễn Quang Đông (2003), Phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khóa

vật lí ở trường THPT. Đề tài nghiên cứu khoa học, Đại học thái nguyên. 5. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biể toàn quốc lần

thứ X, Nxb Chinh trị Quốc gia, Hà Nội. 6. Quốc hội khóa XI(2005), Luật giáo dục.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA Ý KIẾN GIÁO VIÊN VỀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đã tham gia nhiệt tình cung cấp những thông tin cho phiếu điều tra ý kiến sau.

Trong các năm học qua, thầy cô có tổ chức các hoạt động ngoại khóa môn vật lí không?

Có Không

Nếu trả lời “có”, xin quý thầy cô trả lời tiếp các câu sau: Câu 1: Thầy cô tổ chức hoạt động ngoại khóa vì:

Nhà trường yêu cầu Thấy cần thiết cho học sinh

Câu 2: các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa mà thầy cô đã tổ chức là?

Tham quan học tập Cho HS làm mô hình

Tổ chức các hội thi về vật lí Cho HS thuyết trình

Tổ chức câu lạc bộ vật lí Tổ chức làm báo về vật lí

Cho học sinh làm các thí nghiệm vật lí Tổ chức hội vui vật lí Hoạt động khác……… Câu 3: Trong các hình thức ngoại khóa vật lí đã tổ chức, thầy cô nhận thấy học sinh thích những hình thức nào?

Tham quan học tập Cho HS làm mô hình

Tổ chức các hội thi về vật lí Cho HS thuyết trình

Tổ chức câu lạc bộ vật lí Tổ chức làm báo về vật lí

Cho học sinh làm các thí nghiệm vật lí Tổ chức hội vui vật lí Hoạt động khác………

Câu 4: Thầy cô thường tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lí bao nhiêu lâu một lần?

Một tháng một lần Một học kì một lần Hết mỗi chương một lần Một năm một lần

Khác……… Câu 5. Thầy cô thường tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lí với quy mô như thế nào?

Cho nhóm HS Cho từng lớp

Cho các lớp thầy cô dạy Cho cả một khối lớp Cho HS toàn trường

Khác………. Câu 6: Khó khăn thường gặp khi thầy cô tổ chức ngoại khóa vật lí?

Không có thời gian Không có kinh phí Không được BGH ủng hộ Không đủ cơ sở vật chất HS không tích cực Trình độ tổ chức còn hạn chế Khác……….. Câu 7: Theo thầy cô tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lí đối với việc dạy học môn vật lí:

Quan trọng Không quan trọng Có cũng được không có cũng không sao

Câu 8: Theo thầy cô hoạt động ngoại khóa giúp học sinh:

Củng cố và mở rộng kiến thức Giúp học sinh liên hệ thực tế

Rèn các kĩ năng sống Nâng cao khả năng sáng tạo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nâng cao hứng thú học tập

Mở rộng mối quan hệ, hiểu biết vè bạn bè thầy cô

Nếu trả lời “Không”, xin quý thầy cô trả lời tiếp các câu sau

K1: lý do thầy cô không tổ chức hoạt động ngoại khóa là:

Không được trả thù lao Không tổ chức cũng không sao

Không có thời gian không có kinh phí

Không được BGH ủng hộ Không có cơ sở vật chất

HS không tham gia Trình độ tổ chức còn hạn chế

Khác……… K2: Các lí do trên, hai lí do chính là:

Không được trả thù lao Không tổ chức cũng không sao

Không có thời gian không có kinh phí

Không được BGH ủng hộ Không có cơ sở vật chất

HS không tham gia Trình độ tổ chức còn hạn chế

PHỤ LỤC 2

PHIẾU ĐIỀU TRA Ý KIẾN HỌC SINH

Các em học sinh thân mến!

Trong chương trình học phổ thông hiện nay, có nhiều hình thức học tập, trong đó có hoạt động ngoại khóa là một hình thức học tập hấp dẫn và đem lại nhiều lợi ích cho các em. Để việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa nói chung và ngoại khóa môn vật lí nói riêng ngày càng được tốt hơn thì những ý kiến chia sẻ của các em sẽ giúp thầy cô có cái nhìn đầy đủ hơn về hoạt động ngoại khóa. Từ đó góp phần tổ chức các hoạt động ngoại khóa ngày càng hấp dẫn và hiệu quả.

Rất mong các em cung cấp thông tin đầy đủ theo mẫu phiếu điều tra dưới đây. Chân thành cảm ơn các em!

A.Về hoạt động ngoại khóa nói chung:

Em đã từng tham gia các hoạt động ngoại khóa nào trong những năm học

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoại khóa có nội dung ứng dụng kỹ thuật về cảm ứng điện tử vật lý 11 theo hướng phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 83 - 106)