Kết quả điều tra bằng phiếu điều tra:

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoại khóa có nội dung ứng dụng kỹ thuật về cảm ứng điện tử vật lý 11 theo hướng phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 43 - 106)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

2.2.4.1. Kết quả điều tra bằng phiếu điều tra:

Với câu hỏi: “Trong các năm học qua, thầy cô có tổ chức các hoạt động ngoại khóa môn vật lí không” thì 100% số phiếu trả lời là “Không”.

Kết quả trả lời cho nguyên nhân “Không tổ chức các hoạt động ngoại khóa ” là:

Nguyên nhân Tỉ lệ chọn

Không được trả thù lao 60%

Không tổ chức cũng không sao 100%

Không có thời gian 90%

Không có kinh phí 60%

Không được BGH ủng hộ 40%

Không có cơ sở vật chất 25%

HS không tham gia 40%

Trình độ tổ chức còn hạn chế 75%

Bảng 2.1: Kết quả điều tra 2.2.4.2. Kết quả điều tra bằng phƣơng pháp phỏng vấn:

Ngoài việc tìm thông tin qua phiếu điều tra, chúng tôi còn trực tiếp trò chuyện, phỏng vấn trực tiếp một số giáo viên để tìm thông tin một cách chính xác hơn về việc tổ chức hoạt động ngoại khóa môn vật lí ở trường phổ thông hiện nay. Đa số giáo viên được hỏi đều cho rằng: Trong giai đoạn hiện nay, đổi mới phương pháp dạy học là điều cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học vật lí là một hình thức hay, phù hợp với đặc thù bộ môn. Tổ chức hoạt động ngoại khóa sẽ làm cho học sinh hứng thứ học tập, củng cố và mở rộng kiến thức, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh. Tuy nhiên khi được hỏi: “ Thầy (cô) có tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh không” thì câu trả lời nhận được là “ không ”. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các nhà trường chưa chú trọng đến các hoạt động ngoại khóa, tuy nhiên theo tìm hiểu của chúng tôi thấy có những nguyên nhân chính sau:

- Do hình thức thi cử: Với hình thức thi cử hiện nay nặng nề về kiểm tra kiến thức, do đó giáo viên chỉ quan tâm về việc dạy học sinh những kiến thức liên quan để phục vụ thi cử, không hoặc dành ít thời gian cho các hoạt động ngoại

khóa. Bên cạnh đó, BGH các trường cũng quan tâm đến thành tích thi cử của học sinh, xem hoạt động ngoại khóa chỉ là việc phụ nên chưa có kế hoạch cụ thể và chỉ đạo đúng mức. Điều đó dẫn đến giáo viên có tâm lí “ Không tổ chức cũng không sao” do vậy không tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh - Do việc đánh giá kết quả học tập hiện nay chỉ thiên về đánh giá kiến thức, kĩ năng giải bài tập của học sinh chứ chưa quan tâm đến việc đánh giá những kĩ năng khác cũng như thái độ học tập của học sinh. Từ đó nhiều học sinh cho rằng việc tham gia hoạt động ngoại khóa sẽ mất thời gian mà kết quả của nó không được tham gia và việc tính điểm tổng kết của bộ môn.

- Do số giờ dạy chuyên môn của giáo viên ở trường còn nhiều, cộng với khối lượng kiến thức trong giờ dạy chính khóa quá lớn, bên cạnh đó giáo viên còn phải tham gia rất nhiều hoạt động khác trong nhà trường nên không có nhiều thời gian, công sức cho việc tổ chức hoạt động ngoại khóa.

- Do khối lượng kiến thức học sinh phải tiếp thu trong giờ học chính khóa rất nhiều, về nhà các em còn phải tiếp tục học để theo kịp chương trình do đó không còn nhiều thời gian để tham gia các hoạt động ngoại khóa.

- Do kinh phí tổ chức các hoạt động ngoại khóa tại trường phổ thông rất hạn chế nên việc tổ chức hoạt động ngoại khóa chưa đạt hiệu quả mong muốn. Chính vì kinh phí hạn hẹp nên không hỗ trợ được giáo viên cũng như khen thưởng xứng đáng cho học sinh nên không tạo được động lực cho việc tổ chức hoạt động ngoại khóa.

- Do trình độ tổ chức hoạt động ngoại khóa của giáo viên còn hạn chế, chưa được bồi dưỡng một cách chính quy mà chỉ chủ yếu thông qua kinh nghiệm bản thân là chính. Từ đó dẫn đến việc tổ chức hoạt động còn đơn điệu, chưa thực sự cuốn hút học sinh. Bên cạnh đó các giáo viên chưa thực sự tâm huyết, không có ý tưởng tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh vì tâm lí “ Không làm cũng không sao ” hoặc nếu được yêu cầu thì chỉ tổ chức một cách qua loa, chiếu lệ nên chưa thu hút được học sinh, dẫn đến hiệu quả không cao.

- Do trình độ cũng như năng lực của một số học sinh còn yếu, phương pháp học tập còn thụ động do đó rất ngại tham gia các hoạt động ngoại khóa đòi hỏi tính tự giác, chủ động cao của học sinh.

2.2.5. Nguyên nhân của những suy nghĩ sai lầm của học sinh, sự thiếu tích cực, sáng tạo của HS và một số giải pháp khắc phục. cực, sáng tạo của HS và một số giải pháp khắc phục.

2.2.5.1. Nguyên nhân

Nguyên nhân của những suy nghĩ sai lầm của học sinh chủ yếu là do các em không nắm được bản chất kiến thức mà chỉ áp dụng một cách máy móc, chỉ ghi nhớ một cách hình thức các nội dung, các hiện tượng,... mà chưa có sự mở rộng đào sâu liên hệ với đời sống và kĩ thuật. Bên cạnh các nguyên nhân này còn phải kể đến một nguyên nhân sâu xa hơn, đó là bản thân quá trình tổ chức dạy học của giáo viên. Khi giáo viên tổ chức dạy học kiến thức mới, do hiện tượng (quá trình) vật lí diễn ra quá trừu tượng, giáo viên lại không dùng thí nghiệm để hỗ trợ tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh, giúp học sinh quan sát các hiện tượng vật lí, vì vậy học sinh chỉ có thể hình dung một cách mơ hồ, thiếu khách quan về các hiện tượng vật lí đó, dẫn đến sự hiểu không đầy đủ, thiếu chính xác về hiện tượng vật lí, kiến thức vật lí.

2.2.5.2. Biện pháp khắc phục

- Thường xuyên đổi mới phương pháp dạy và học trong dạy học vật lý nói chung và dạy học chương " Cảm ứng điện từ " ở lớp 11 nói riêng

- Tăng cường sử dụng các thí nghiệm thực hoặc thí nghiệm ảo để mô phỏng cho hiện tượng vật lí, kiến thức vật lí cần truyền đạt cho học sinh.

- Thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa để học sinh tìm hiểu thêm về các hiện tượng vật lý, nắm vững hơn các kiến thức đã học và quan trọng hơn là giúp học sinh phát hiện cũng như ứng dụng các kiến thức vật lý đã học vào trong thực tế cuộc sống nhằm biến lý thuyết trên giấy thành những sản phẩm có thực.

- Tổ chức các câu lạc bộ, những cuộc thi tìm hiểu về vật lí, về " cảm ứng điện từ " có các phần thưởng hấp dẫn và dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm thu hút sự tham gia hưởng ứng của học sinh.

2.3. Xây dựng nội dung, quy trình hoạt động ngoại khóa về “Cảm ứng điện từ” ở lớp 11 THPT. từ” ở lớp 11 THPT.

2.3.1. Mục tiêu sƣ phạm chung khi xây dựng quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa. ngoại khóa.

- Củng cố khắc sâu và mở kiến thức đã học về phần “ Cảm ứng điện từ ” của trương trình vật lí 11 THPT .

- Kích thích sự say mê hứng thú học tập của học sinh đối với môn học, phát huy tính tích cực sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức của học sinh.

- Hình thành năng lực và kĩ năng hoạt động nhóm,

- Tạo môi trường để phát huy tính tích cực, yếu tố tự tin mạnh dạn trước đám đông của các em học sinh.

2.3.2. Nội dung hoạt động ngoại khóa về ứng dụng kĩ thuật của kiến thức “Cảm ứng điện từ”. “Cảm ứng điện từ”.

Chương trình ngoại khóa được tổ chức trong một buổi gồm hai phần chính là biểu diễn mô hình về ứng dụng kĩ thuật và gameshow “Rung chuông vàng”.

2.3.2.1. Thiết kế và biểu diễn mô hình về ứng dụng kĩ thuật.

* Mục đích:

- Rèn cho học sinh kĩ năng lắp ráp, chế tạo các thiết bị kĩ thuật đơn giản có ứng dụng kiến thức vật lí được học.

- Biết vận dụng những dụng cụ có sẵn, dễ kiếm để chế tạo mô hình.

Để làm được điều này cần rèn luyện kĩ năng hợp tác của các em trong một nhóm, khiếu thẩm mĩ, sự khéo léo, tỉ mỉ trong công việc.Tạo hứng thú cho học sinh giúp các em thư giãn trong học tập, chơi mà học.

* Phương pháp: cho học sinh tự tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động sau đó thiết kế, lựa chọn, chế tạo máy phát điện, động cơ điện, bếp từ và biểu diễn,

trước nhóm, trước lớp trong buổi hoạt động ngoại khóa và đề xuất những cải tiến mới.

* Yêu cầu: Máy hoạt động được và có tính thẩm mĩ.

2.3.2.2. Thiết kế phần thi kiến thức dƣới hình thức gameshow “Rung chuông vàng”. chuông vàng”.

* Luật chơi:

+ Có 20 câu hỏi, thời gian suy nghĩ mỗi câu là 30s.

+ Thí sinh trả lời bằng bảng, nếu đúng thì tiếp tục cuộc chơi, nếu sai bị loại trực tiếp và tự động rời chỗ. Nếu đi đến hết câu 20 số thí sinh còn lại lớn hơn 1 sẽ có câu hỏi phụ để chọn người chiến thắng, thí sinh còn lại cuối cùng chính là người chiến thắng.

+ Khi chưa đến câu 20 mà số thí sinh còn lại ít hơn 8 thì sẽ đến phần cứu trợ. Các thí sinh bị loại sẽ được ban tổ chức bốc thăm, số bốc thăm được sẽ là số thí sinh trở lại sàn đấu. các thầy cô sẽ chơi một trò chơi vận động nhỏ để quyết định số thí sinh trở lại sàn đấu.

+ Khi chỉ còn một thí sinh thì thí sinh đó có quyền dùng phao cứu trợ, khán giả sẽ ném máy bay gởi câu trả lời gợi ý cho thí sinh.

* Bảng ma trận về hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan

+ Chủ đề: "Cảm ứng điện từ" + Số câu: 20 câu

+ Số điểm: 100 điểm (5 điểm/câu)

CÁCH LẬP BẢNG 1: Ghi nhớ Hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Số câu 1 6 9 4 Số điểm 5 30 45 20 phần trăm 5 % 30% 45 % 20 %

CÁCH LẬP BẢNG 2:

Câu Ghi nhớ Hiểu Vận dụng

Cấp độ thấp cấp độ cao 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 + 10 + 11 + 12 + 13 + 14 + 15 + 16 + 17 + 18 + 19 + 20 +

Bảng 2.3: ma trận câu hỏi trắc nghiệm 2

* Thiết kế câu hỏi cho gameshow:

Câu 1: Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B góc giữa vectơ cảm ứng từ và pháp tuyến là α . Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức?

A. Φ =B.S.sinα. B. Φ =B.S.tanα. C. Φ =B.S.cosα. D. Φ =B.S.ctanα.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Một khung dây hình chữ nhật chuyển động thẳng đều trong từ trường đều sao cho mặt phẳng khung dây luôn song song với các đường cảm ứng từ thì trong khung xuất hiện dòng điện cảm ứng.

B. Một khung dây hình chữ nhật chuyển động thẳng đều trong từ trường đều sao cho mặt phẳng khung dây luôn vuông góc với các đường cảm ứng từ thì trong khung xuất hiện dòng điện cảm ứng.

C. Một khung dây hình chữ nhật chuyển động thẳng đều trong từ trường đều sao cho mặt phẳng khung dây luôn hợp với các đường cảm ứng từ một góc nhọn thì trong khung xuất hiện dòng điện cảm ứng.

D. Một khung dây hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ hợp với các đường cảm ứng từ một góc nhọn thì trong

khung xuất hiện dòng điện cảm ứng.

Câu 3: Máy phát điện hoạt động trên nguyên tắc? A. Hiện tượng mao dẫn.

B. Hiện tượng cảm ứng điện từ. C. Hiện tượng điện phân.

D. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Dòng điện cảm ứng được sinh ra trong khối vật dẫn khi chuyển động trong từ trường hay đặt trong từ trường biến đổi theo thời gian gọi là dòng Fu-Cô. B. Dòng điện xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch điện kín gọi là dòng điện cảm ứng.

C. Dòng điện Fu-cô được sinh ra khi khối kim loại chuyển động trong từ trường, có tác dụng chống lại chuyển động của khối kim loại đó.

D. Dòng điện Fu-cô chỉ được sinh ra khi khối vật dẫn chuyển động trong từ trường, đồng thời tỏa nhiệt làm khối vật dẫn nóng lên.

Câu 5: Khi sử dụng điện dòng điện Fu-cô xuất hiện trong? A. Bàn là.

B. Bếp điện. C. Quạt điện. D. Siêu điện.

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do chính sự biến đổi của dòng điện chạy trong mạch đó gây ra gọi là hiện tượng tự cảm.

B. Suất điện động được sinh ra do hiện tượng tự gọi là suất điện động tự cảm. C. Hiện tượng tự cảm là một trường hợp đặc biệt của hiện tượng cảm ứng điện từ.

D. Suất điện động cảm ứng cũng là suất điện động tự cảm.

Câu 7:Từ thông qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,2 s từ thông giảm từ 1,2 Wb xuống còn 0,4 Wb. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây có độ lớn bằng?

A. 6 V. B. 4 V. C. 2 V. D. 1 V.

Câu 8: Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,1H, cường độ dòng điện qua ống dây tăng đều đặn từ 0 đến 10 A trong khoảng thời gian 0,1 s. suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống trong khoảng thời gian đó là?

A. 0,1 V. B. 2 V. C. 10 V. D. 20 V.

Câu 9: Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,01 H có dòng điện 5 A chạy qua ống. Năng lượng từ trường trong ống là?

Câu 10: Một ống dây có độ tự cảm L; ống dây thứ hai có số vòng dây tang gấp đôi và diện tích mỗi vòng dây giảm một nửa so với ống dây thứ nhất. Nếu hai ống dây có chiều dài như nhau thì độ tự cảm của ống dây thứ hai là?

A. L. B. 2L. C. L/2. D. 4L.

Câu 11: một ống dây điện hình trụ có lõi chân không, chiều dài 20 cm, có 1000 vòng, diện tích mỗi vòng là 200 cm2. cho dòng điện 2 A chạy qua ống dây xác định năng lượng từ trường trong ống dây?

A. 25,12 J B. 25,12.10-4 J C. 25,12.10-3 J D. 25,12.10-2 J

Câu 12: Một ống dây có dòng điện 3 A chạy qua thì nó tích lũy một năng lượng từ trường là 10 mJ. Nếu có dòng điện 9 A chạy qua thì nó tích lũy một năng lượng là?

A. 30 mJ. B. 90 mJ. C. 60 mJ. D. 10/3 mJ.

Câu 13: Một khung dây dẫn cứng hình chữ nhật có diện tích 200 cm2, ban đầu ở vị trí song song vợi các đường sức của một từ trường đều có độ lớn là 0,01 T. khung quay đều trong thời gian 40 s đến vị trí vuông góc với các đường sức từ. Xác định độ lớn của suất điện động cảm ứng trong khung?

A. 0,5.10-5 V. B. 80 V. C. 8.10-5 V. D. 50 V.

Câu 14: Một ống dây hình trụ dài gồm 103 vòng dây , diện tích mỗi vòng dây là 100cm2 . Ống dây có điện trở 16 Ω, hai đầu nối đoản mạch và được đặt trong một trường đều: vec tơ cảm ứng từ song song với trục của hình trụ và độ lớn tăng đều 4.10-2

T/s. Tính công suất tỏa nhiệt trong ống dây?

A. 100 W B. 10 W C. 10-2 W D. 62,5.10-3 W.

Câu 15: Một vòng dây dẫn có diện tích 100cm2 nối vào một tụ điện C = 200 µF, được đặt trong một từ trường đều, vec tơ cảm ừng từ vuông góc với mặt phẳng chứa vòng dây, có độ lớn tăng đều 5.10-2 T/s. Tính điện tích của tụ điện?

A. 0,1 C. B. 0,1 µC. C. 1 C. D. 10 C.

Câu 16: Một cuộn dây dẫn dẹt hình tròn gồm N vòng mỗi vòng có bán kính 10 cm; mỗi mét dài của dây có điện trở 0,5 Ω. Cuộn dây được đặt trong một từ

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động ngoại khóa có nội dung ứng dụng kỹ thuật về cảm ứng điện tử vật lý 11 theo hướng phát huy tính tích cực và năng lực sáng tạo của học sinh (Trang 43 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)