8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.3.2.2. Thiết kế phần thi kiến thức dƣới hình thức gameshow “Rung
chuông vàng”.
* Luật chơi:
+ Có 20 câu hỏi, thời gian suy nghĩ mỗi câu là 30s.
+ Thí sinh trả lời bằng bảng, nếu đúng thì tiếp tục cuộc chơi, nếu sai bị loại trực tiếp và tự động rời chỗ. Nếu đi đến hết câu 20 số thí sinh còn lại lớn hơn 1 sẽ có câu hỏi phụ để chọn người chiến thắng, thí sinh còn lại cuối cùng chính là người chiến thắng.
+ Khi chưa đến câu 20 mà số thí sinh còn lại ít hơn 8 thì sẽ đến phần cứu trợ. Các thí sinh bị loại sẽ được ban tổ chức bốc thăm, số bốc thăm được sẽ là số thí sinh trở lại sàn đấu. các thầy cô sẽ chơi một trò chơi vận động nhỏ để quyết định số thí sinh trở lại sàn đấu.
+ Khi chỉ còn một thí sinh thì thí sinh đó có quyền dùng phao cứu trợ, khán giả sẽ ném máy bay gởi câu trả lời gợi ý cho thí sinh.
* Bảng ma trận về hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan
+ Chủ đề: "Cảm ứng điện từ" + Số câu: 20 câu
+ Số điểm: 100 điểm (5 điểm/câu)
CÁCH LẬP BẢNG 1: Ghi nhớ Hiểu Vận dụng Cấp độ thấp Cấp độ cao Số câu 1 6 9 4 Số điểm 5 30 45 20 phần trăm 5 % 30% 45 % 20 %
CÁCH LẬP BẢNG 2:
Câu Ghi nhớ Hiểu Vận dụng
Cấp độ thấp cấp độ cao 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 + 10 + 11 + 12 + 13 + 14 + 15 + 16 + 17 + 18 + 19 + 20 +
Bảng 2.3: ma trận câu hỏi trắc nghiệm 2
* Thiết kế câu hỏi cho gameshow:
Câu 1: Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B góc giữa vectơ cảm ứng từ và pháp tuyến là α . Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức?
A. Φ =B.S.sinα. B. Φ =B.S.tanα. C. Φ =B.S.cosα. D. Φ =B.S.ctanα.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Một khung dây hình chữ nhật chuyển động thẳng đều trong từ trường đều sao cho mặt phẳng khung dây luôn song song với các đường cảm ứng từ thì trong khung xuất hiện dòng điện cảm ứng.
B. Một khung dây hình chữ nhật chuyển động thẳng đều trong từ trường đều sao cho mặt phẳng khung dây luôn vuông góc với các đường cảm ứng từ thì trong khung xuất hiện dòng điện cảm ứng.
C. Một khung dây hình chữ nhật chuyển động thẳng đều trong từ trường đều sao cho mặt phẳng khung dây luôn hợp với các đường cảm ứng từ một góc nhọn thì trong khung xuất hiện dòng điện cảm ứng.
D. Một khung dây hình chữ nhật, quay đều trong một từ trường đều quanh một trục đối xứng OO’ hợp với các đường cảm ứng từ một góc nhọn thì trong
khung xuất hiện dòng điện cảm ứng.
Câu 3: Máy phát điện hoạt động trên nguyên tắc? A. Hiện tượng mao dẫn.
B. Hiện tượng cảm ứng điện từ. C. Hiện tượng điện phân.
D. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dòng điện cảm ứng được sinh ra trong khối vật dẫn khi chuyển động trong từ trường hay đặt trong từ trường biến đổi theo thời gian gọi là dòng Fu-Cô. B. Dòng điện xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch điện kín gọi là dòng điện cảm ứng.
C. Dòng điện Fu-cô được sinh ra khi khối kim loại chuyển động trong từ trường, có tác dụng chống lại chuyển động của khối kim loại đó.
D. Dòng điện Fu-cô chỉ được sinh ra khi khối vật dẫn chuyển động trong từ trường, đồng thời tỏa nhiệt làm khối vật dẫn nóng lên.
Câu 5: Khi sử dụng điện dòng điện Fu-cô xuất hiện trong? A. Bàn là.
B. Bếp điện. C. Quạt điện. D. Siêu điện.
Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do chính sự biến đổi của dòng điện chạy trong mạch đó gây ra gọi là hiện tượng tự cảm.
B. Suất điện động được sinh ra do hiện tượng tự gọi là suất điện động tự cảm. C. Hiện tượng tự cảm là một trường hợp đặc biệt của hiện tượng cảm ứng điện từ.
D. Suất điện động cảm ứng cũng là suất điện động tự cảm.
Câu 7:Từ thông qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,2 s từ thông giảm từ 1,2 Wb xuống còn 0,4 Wb. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây có độ lớn bằng?
A. 6 V. B. 4 V. C. 2 V. D. 1 V.
Câu 8: Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,1H, cường độ dòng điện qua ống dây tăng đều đặn từ 0 đến 10 A trong khoảng thời gian 0,1 s. suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống trong khoảng thời gian đó là?
A. 0,1 V. B. 2 V. C. 10 V. D. 20 V.
Câu 9: Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,01 H có dòng điện 5 A chạy qua ống. Năng lượng từ trường trong ống là?
Câu 10: Một ống dây có độ tự cảm L; ống dây thứ hai có số vòng dây tang gấp đôi và diện tích mỗi vòng dây giảm một nửa so với ống dây thứ nhất. Nếu hai ống dây có chiều dài như nhau thì độ tự cảm của ống dây thứ hai là?
A. L. B. 2L. C. L/2. D. 4L.
Câu 11: một ống dây điện hình trụ có lõi chân không, chiều dài 20 cm, có 1000 vòng, diện tích mỗi vòng là 200 cm2. cho dòng điện 2 A chạy qua ống dây xác định năng lượng từ trường trong ống dây?
A. 25,12 J B. 25,12.10-4 J C. 25,12.10-3 J D. 25,12.10-2 J
Câu 12: Một ống dây có dòng điện 3 A chạy qua thì nó tích lũy một năng lượng từ trường là 10 mJ. Nếu có dòng điện 9 A chạy qua thì nó tích lũy một năng lượng là?
A. 30 mJ. B. 90 mJ. C. 60 mJ. D. 10/3 mJ.
Câu 13: Một khung dây dẫn cứng hình chữ nhật có diện tích 200 cm2, ban đầu ở vị trí song song vợi các đường sức của một từ trường đều có độ lớn là 0,01 T. khung quay đều trong thời gian 40 s đến vị trí vuông góc với các đường sức từ. Xác định độ lớn của suất điện động cảm ứng trong khung?
A. 0,5.10-5 V. B. 80 V. C. 8.10-5 V. D. 50 V.
Câu 14: Một ống dây hình trụ dài gồm 103 vòng dây , diện tích mỗi vòng dây là 100cm2 . Ống dây có điện trở 16 Ω, hai đầu nối đoản mạch và được đặt trong một trường đều: vec tơ cảm ứng từ song song với trục của hình trụ và độ lớn tăng đều 4.10-2
T/s. Tính công suất tỏa nhiệt trong ống dây?
A. 100 W B. 10 W C. 10-2 W D. 62,5.10-3 W.
Câu 15: Một vòng dây dẫn có diện tích 100cm2 nối vào một tụ điện C = 200 µF, được đặt trong một từ trường đều, vec tơ cảm ừng từ vuông góc với mặt phẳng chứa vòng dây, có độ lớn tăng đều 5.10-2 T/s. Tính điện tích của tụ điện?
A. 0,1 C. B. 0,1 µC. C. 1 C. D. 10 C.
Câu 16: Một cuộn dây dẫn dẹt hình tròn gồm N vòng mỗi vòng có bán kính 10 cm; mỗi mét dài của dây có điện trở 0,5 Ω. Cuộn dây được đặt trong một từ
trường đều, vectơ cảm ứng từ vuông góc với các mặt phẳng chứa vòng dây và có độ lớn 10-3
T giảm đều đến 0 trong thời gian 10-2 s. Tính dòng điện xuất hiện trong cuộn dây đó.
A. 0,01 A B. 0,1 A C. 1 A D. 10 A
Câu 17: Có bốn vòng dây dẫn kín đặt bên cạnh một dòng điện thẳng như hình vẽ. Khi tăng cường độ dòng điện trong dây dẫn thì trong các vòng dây 1,2,3,4 vòng dây nào xuất hiện dòng điện cảm ứng?
A. 1 và 4 B. 2 và 3 C. 1 và 3 D. Cả 4 trường hợp
Câu 18: Một ống dây hình trụ gồm 1000 vòng dây, mỗi vòng có đường kính 10cm; dây dẫn có diện tích tiết diện 0,4 mm2; điện trở suất là 1,75.10-8 Ωm. Ống dây đó đặt trong từ trường đều vec tơ cảm ứng từ song song với trục hình trụ, có độ lớn tăng đều với thời gian theo quy luật 10-2 T/s. Nối hai đầu ống đây vào một tụ điện C = 10-4 F, hãy tính năng lượng của tụ điện?
A. 30,8.10-8J B. 30,8J C. 30,8.10-4J D. 30,8.10-6J
Câu 19: Một cuộn cảm có L=3 H được nối với nguồn điện có ζ = 6V; r = 0. Hỏi sau thời gian bao lâu tính từ lúc nối vào nguồn điện, cường độ dòng điện qua cuộn dây tăng đến giá trị 5A? Giả sử cường độ dòng điện tăng đều theo thời gian.
A. 1,6 s B. 2,5 s C. 10 s D. 3,6 s
Câu 20: Một cuộn tự cảm có L = 50mH cùng mắc nối tiếp với một điện trở 20 Ω, nối vào một nguồn điện có ζ = 90V, r = 0. Xác định tốc độ biến thiên của dòng điện tại thời điểm I = 2A?
A. 10 A/s B. 20 A/s C. 103 A/s D. 203 A/s
1
3 2
4