Hiện trạng kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng tài nguyên nước sông, hồ trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 61)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2. Hiện trạng kinh tế xã hội

3.1.2.1. Dân số và đặc điểm dân số

* Dân số

Dân số trung bình năm 2013 trên địa bàn tỉnh theo số liệu sơ bộ là 1.155.991 ngƣời. Dân số khu vực thành thị là 344.210 ngƣời, chiếm 29,78% và dân số khu vực nông thôn là 811.781 ngƣời, chiếm 70,22%. Toàn tỉnh có 8 dân tộc anh em cùng sinh sống với nhau từ lâu đời. Trong số này, chủ yếu là ngƣời Kinh chiếm khoảng 75,5%; Tày 10,7%; Nùng 5,1%; Sán Dìu 2,4%; các dân tộc khác (H’mông, Cao lan, Hoa và Dao) chiếm 6.3% dân số toàn tỉnh.

Dân cƣ phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cƣ rất thƣa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cƣ lại dày đặc. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 79 ngƣời/km2, cao nhất là thành phố Thái Nguyên với mật độ 1.560 ngƣời/km2.

Bảng 3.1. Hiện trạng dân số năm 2013 tỉnh Thái Nguyên

Đơn vị tình: người Đơn vị hành chính Năm 2013 Tổng Thành thị Nông thôn Thành phố Thái Nguyên 290.620 232.254 58.366 Thị xã Sông Công 51.433 33.004 18.429 Huyện Định Hóa 87.885 6.116 81.769 Huyện Võ Nhai 65.914 3.691 62.223

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Đơn vị hành chính Năm 2013 Tổng Thành thị Nông thôn Huyện Phú Lƣơng 106.861 11.626 95.235 Huyện Đồng Hỷ 111.854 19.509 92.345 Huyện Đại Từ 161.789 17.318 144.471 Huyện Phú Bình 138.819 7.730 131.089 Huyện Phổ Yên 140.816 12.962 127.854 TỔNG 1.155.991 344.210 811.781

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2013.

* Đặc điểm phân bố và dịch chuyển dân cƣ

Mật độ dân số bình quân trên toàn tỉnh vào khoảng 327 ngƣời/km2. Do điều kiện tự nhiên, xã hội, lợi thế phát triển kinh tế, trình độ lao động nên có sự phân bố dân cƣ theo đơn vị hành chính trong tỉnh không đều.

- Các huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ, Phú Bình, TX. Sông Công và TP. Thái Nguyên:

Tổng số dân số các vùng này chiếm 63,45% dân số toàn tỉnh, trong đó tập trung khoảng 88.74% dân số thành thị và 34.9% diện tích tự nhiên. Tiểu vùng có nhiều ngành sản xuất quan trọng của tỉnh nhƣ ngành công nghiệp, du lịch, dịch vụ, đồng thời là nơi có nhiều khu đô thị (chiếm phần lớn các thị xã, thành phố của tỉnh) và tƣơng lai sẽ đƣợc tăng về số lƣợng và mở rộng, nâng cấp các thành phố, trung tâm huyện thị, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa trên địa bàn tỉnh. Đây sẽ là nơi có nhu cầu khai thác, sử dụng nƣớc lớn cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp.

- Các huyện Định Hóa, Phú Lƣơng, Đại Từ và Võ Nhai:

Các vùng này chiếm 65.1% diện tích tự nhiên, dân số chiếm khoảng 36,55% dân số của tỉnh. Đây là vùng có nhiều đồng bào dân tộc ít ngƣời, dân cƣ phân bố thƣa thớt, đời sống vật chất văn hóa còn thấp. Các huyện này có

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tiềm năng đất đai rộng lớn, có điều kiện để phát triển nông, lâm nghiệp và công nghiệp khai khoáng, luyện kim. Do đó các vùng này có nhu cầu nƣớc lớn để đảm bảo phát triển sản xuất.

3.1.2.2. Một số chỉ tiêu chung về kinh tế - xã hội

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GDP) sơ bộ năm 2013 tăng 6,4% so với năm 2010, trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 7,7%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,7%, khu vực dịch vụ tăng 7,1%.

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh năm 2010) cả năm 2013 đạt 30.286,8 tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm 2010. Trong đó, kinh tế nhà nƣớc là 15.282,3 tỷ đồng giảm 1,8%, kinh tế ngoài nhà nƣớc đạt 12.751 tỷ đồng tăng 11,5%, khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đạt 2.253,5 tỷ tăng 16,7%.

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản cả năm 2013 (theo giá so sánh năm 2010) ƣớc tính đạt 9.218,98 tỷ đồng, bao gồm: ngành Nông nghiệp là 8.614,64 tỷ đồng (trồng trọt 4.681 tỷ đồng; chăn nuôi 3.252,72 tỷ đồng và dịch vụ nông nghiệp 680,92 tỷ đồng); giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp là 354,12 tỷ đồng và giá trị sản xuất ngành thuỷ sản là 250,21 tỷ đồng. Nhƣ vậy, trong tổng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm 93,44%; lâm nghiệp chiếm 3,84% và thủy sản chiếm 2,72%.

3.1.2.3. Các ngành kinh tế chủ yếu

* Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp

Theo kết quả thu thập tài liệu trong các năm gần đây cho thấy công nghiệp và tiểu thu công nghiệp là một trong những ngành nghề phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh và chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu kinh tế hiện nay. Trên địa bàn tỉnh có trên 2.090 doanh nghiệp, gần 400 Hợp tác xã đã thành lập và hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trong số này có trên 100 cơ sở sản xuất công nghiệp lớn, điển hình là Công ty Vật liệu Xây dựng, Công ty Phụ tùng Máy số 1, Công ty Natsteel Vina, Công ty Cổ phần Giấy Hoàng Văn Thụ. Các lĩnh vực công nhiệp chủ yếu bao gồm:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Công nghiệp sản xuất cơ khí: gồm chế tạo máy, cơ khí tiêu dùng, lắp ráp sản xuất phụ tùng sửa chữa và cung cấp phụ tùng thay thế, tập trung chủ yếu ở khu công nghiệp Sông Công và các nhà máy quốc phòng trong tỉnh. Các sản phẩm chủ yếu là các loại máy nông nghiệp, động cơ diezen, các loại phụ tùng, hộp số, công cụ, dụng cụ cơ khí, dụng cụ y tế, băng chuyền,…

- Công nghiệp khai khoáng, luyện kim: Gồm than, quặng sắt, chè, kẽm, thiếc, đôlômit, pirit, barit, titan, đá xây dựng, sét,… phân bố ở các huyện phía Bắc thành phố Thái Nguyên.

- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng gồm cát, sỏi, xi măng, đá xẻ, gạch xây… tập trung ở Đồng Hỷ, Võ Nhai, thành phố Thái Nguyên, Phú Lƣơng, Phổ Yên. Ngành khai thác cát sỏi xây dựng tập trung ở khu vực sông Cầu, sông Công.

- Công nghiệp nhẹ: Các sản phẩm chủ yếu là hàng may mặc, da giầy, giấy, tơ tằm, bao bì, thực phẩm tƣơi sống, bia, nƣớc giải khát, lắp ráp, kinh doanh xe máy,…

- Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm: Các sản phẩm chủ yếu là chè, trái cây, bia hơi, thực phẩm đông lạnh, nƣớc khoáng…

- Công nghiệp điện tử tin học: Gồm lắp ráp điện tử, ứng dụng công nghệ thông tin, dịch vụ cung cấp, sửa chữa lắp đặt, bảo trì các thiết bị điện tử, tin học.

- Các ngành tiểu thủ công nghiệp; Hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp của Thái Nguyên còn nhỏ bé, tập trung chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công, huyện Đồng Hỷ và huyện Phổ Yên. Nhìn chung, quy mô sản xuất nhỏ, chủ yếu là lao động thủ công, một số cơ sở gia công sửa chữa cơ khí sản xuất công cụ, dụng cụ có trang bị máy móc thiết bị nhƣng lạc hậu.

* Nông – lâm nghiệp và thủy sản Trồng trọt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2013, diện tích đất đang đƣợc sử dụng phục vụ cho nông nghiệp là 294.011,32 ha chiếm 83,21% diện tích đất tự nhiên, còn lại la diện tích đất phi nông nghiệp. Đất dùng trong sản xuất nông nghiệp là 108.074.68 ha chiếm 30,59 % đất nông nghiệp, trong đó đất trồng lúa là 47.008,61 ha chiếm 43,5% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất cỏ dùng vào chăn nuôi là 168.65 ha. chiếm 0,16 % diện tích đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm khác là 16.616,79 ha chiếm 15,38 %, đất trồng cây lâu năm là 44.280,63 ha chiếm 40,97%.

- Hiện trạng sản xuất nông nghiệp

+ Cây hàng năm: Tính chung cả năm 2013, tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 120.361 ha. Trong đó, cây lƣơng thực là 91.148 ha (chiếm 57,87% tổng số); cây công nghiệp hàng năm là 5.995 ha (chiếm 3,81%); cây hàng năm khác là 232,18 ha ( chiếm 14,75%); cây công nghiệp lâu năm là 20.020 ha (chiếm 12,71%); cây ăn quả là 17.103 ha (chiếm 10,86%).

Tính riêng cây lúa năm 2013, toàn tỉnh gieo cấy đƣợc 72,76 ha, giảm 0,55 % so với năm 2012, trong đó vụ Đông Xuân giảm 0,48 %; vụ mùa giảm 0,6% cùng kỳ. Năng suất lúa vụ Đông Xuân đạt 53,79 tạ/ha tăng 1,9 tạ/1 ha so với lúa vụ Đông Xuân năm 2012; năng suất lúa vụ mùa đạt 47,8 tạ/ha, giảm 1,42 tạ/ha so với vụ mùa 2012. Năng suất lúa cả năm 2013 đạt 50,3 tạ/ha giảm 0,33 tạ/ha so với năm 2012. Bên cạnh cây lúa, cây ngô trong năm 2013 tăng cả về diện tích lẫn năng suất so với năm 2012, diện tích gieo trồng ngô đạt 18.972 ha, tăng 5,75% diện tích và năng suất đạt 43 tạ/ha, tăng 0.43 tạ/ha nên sản lƣợng ngô cả năm đạt 81.579,6 tấn, tăng 6,81% so với 2012.

Tổng sản lƣợng lƣơng thực có hạt trong cả năm 2013 đạt 444.609 tấn, tăng 811 tấn (+0,18%) so với năm 2012.

Các cây có sản lƣợng tăng so với năm trƣớc là: mía tăng 9,47%, thuốc lá tăng 9,38%, rau các loại tăng 5,2%, ... nhóm cây có sản lƣợng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ giảm là: khoai lang giảm 2,05%, sắn giảm 0,11%, đậu tƣơng giảm 7,69%, cây lạc giảm 0,75%...

+ Cây chè: Dự tính diện tích chè trồng mới và trồng lại cả năm 2013 toàn tỉnh là 18.170 ha và toàn bộ là chè cành tăng 1,81% so với trồng năm 2012.

Chăn nuôi

Theo kết quả thống kê chăn nuôi năm 2013, đàn lợn toàn tỉnh có 550,04 nghìn con, tăng 5,22 nghìn con so với năm 2012; đàn gia cầm 9.725 triệu con tăng 16,27% (+1.361 nghìn con); đàn trâu là 69,9 nghìn con giảm 0,96% (-68 nghìn con); đàn bò là 36,14 nghìn con tăng 3,94% (+1,37 nghìn con).

Lâm nghiệp

Tổng diện tích rừng trồng mới tập trung trên địa bàn năm 2013 là 181.039 ha, bằng 101,24% so với năm 2012; trong đó có 87.174 ha là rừng trồng; 93.865 ha là rừng tự nhiên. Trong tổng diện tích rừng trồng mới, địa phƣơng trồng tập trung là 6.553 ha, tăng 1.663 ha (+34,01%) so với năm 2012.

Tình hình khai thác gỗ năm 2013 toàn tỉnh khai thác 161,597 nghìn m3 gỗ, tăng 0,92% so với năm 2012, chủ yếu từ gỗ rừng trồng đến kỳ hạn khai thác.

Thủy sản

Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2013 là 4.775 ha, giảm 9 ha so với năm 2012. Tổng sản lƣợng thủy sản cả năm đạt 7.362 tấn, trong đó thủy sản nuôi trồng là 7.196 tấn (sản lƣợng cá 7.077 tấn còn lại 71 tấn là sản lƣợng tôm, thủy sản khác là 214 tấn), tăng 7,08 % so với năm 2012 và chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ.

- Du lịch – dịch vụ

Tỉnh có thế mạnh du lịch ở 2 lĩnh vực: Du lịch thiên nhiên, du lịch văn hóa.

+ Du lịch thiên nhiên: TỈnh có các điểm thu hút đƣợc nhiều khách du lịch nhƣ các hồ nƣớc nóng, nƣớc khoáng, lớp phủ thực vật, thế giới động vật

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ quy hiếm và các cảnh quan tự nhiên… Điểm du lịch hấp dẫn nhất của Thái Nguyên là hồ Núi Cốc, với diện tích mặt nƣớc là 25 km2, trong lòng hồ có nhiều đảo lớn nhỏ hàng năm thu hút hàng vạn lƣợt khách trong và ngoài nƣớc đến thăm quan.

+ Du lịch văn hóa: Bao gồm các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, nghệ thuật, phong tục tập quán, lễ hội… Về mặt này, Thái Nguyên là tỉnh có truyền thống cách mạng, có nhiều di tích lịch sử quý giá, là trung tâm văn hóa của các dân tộc miền núi, có bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam. Đó là những lợi thế lớn cho việc phát triển các dịch vụ du lịch của tỉnh.

3.1.2.4. Hiện trạng kết cấu hạ tầng

* Giao thông

Thái Nguyên có hệ thống đƣờng giao thông đa dạng, gồm cả đƣờng bộ, đƣờng thủy lẫn đƣờng sắt, phân bố tƣơng đối hợp lý, đáp ứng về cơ bản yêu cầu giao thông vận tài phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

+ Đƣờng bộ

Tổng chiều dài đƣờng bộ toàn tỉnh là 2.753 km, trong đó quốc lộ 183 km, tỉnh lộ 105,5 km, huyện lộ 659 km, đƣờng liên xã 1.764 km. Hiện đã có đƣờng ô tô đến 180/180 xã, phƣờng của tỉnh. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận bằng đƣờng bộ với một số xã miền núi trong tỉnh còn nhiều khó khăn do địa hình dốc, chất lƣợng đƣờng kém.

+ Đƣờng sắt

Hệ thống đƣờng sắt của Thái Nguyên gồm 3 tuyến chính với tổng chiều dài trên địa bàn tỉnh là 98,6 km:

- Tuyến Quán Triều – Hà Nội (qua thị xã Sông Công, Phổ Yên) dài 75 km (riêng đoạn Quán Triều – Đa Phúc dài 34,6 km).

- Tuyến Thái Nguyên – Kép (Bắc Giang, qua Trại Cau, Lƣu Xá, Khúc Rồng) dài 57 km, đoạn qua Thái Nguyên dài 25 km. Từ năm 1994 đến nay đoạn từ ga Khúc Rồng đi Kép không đƣợc sử dụng. Đoạn từ ga Khúc Rồng về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ga Lƣu Xá đƣợc Công ty gang thép Thái Nguyên thuê để vận chuyển quặng phục vụ Khu gang thép.

- Tuyến Quán Triều – Núi Hồng qua Đại Từ dài 39 km chủ yếu phục vụ vận tải than.

+ Đƣờng thủy

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 2 sông chính chảy qua, bao gồm: sông Cầu và sông Công với tổng chiều dài có thể khai thác 70km; hiện trên tuyến có 46km đang hoạt động, khai thác.

- Sông Cầu:

Tuyến sông dài 85km, điểm đầu tuyến đƣợc bắt nguồn từ tỉnh Bắc Kạn và điểm cuối gặp sông Công trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Đoạn tuyến sông chảy qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên dài 50km, phân thành 2 đoạn:

Đoạn 1: dài 15km, tuyến nằm phía Nam thành phố Thái Nguyên thuộc địa bàn huyện Phú Bình.

Đoạn 2: dài 35km, bắt đầu từ đập Thác Huống đến cầu Đa phúc.

Hai đoạn tuyến sông Cầu chảy qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên có lòng sông tƣơng đối bằng phẳng , mùa mƣa mực nƣớc cao trung bình 3,5m; chiều rộng lòng sông 95m-100m. Các phƣơng tiện vận tải thủy có trọng tải 100 tấn hoạt động dễ dàng vào mùa mƣa.

- Sông Công:

Tuyến sông đƣợc bắt đầu từ huyện Định Hóa, đi qua vùng núi của dãy núi Tam Đảo, vì vậy đoạn đầu nguồn không khai thác vận tải thủy đƣợc. Trên tuyến hiện có 2km sát ngã 3 giao với sông Cầu đạt tiêu chuẩn cấp V. Riêng đoạn tuyến từ thị trấn Đại Từ về Thành phố Thái Nguyên đƣợc ngăn bởi đập thủy lợi tạo thành Hồ Núi Cốc dài 15km, có mực nƣớc sâu, ổn định; hiện tại có một số phƣơng tiện vận tải thủy loại vừa và nhỏ hoạt động phục vụ du khách thăm quan.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Hiện trạng các cảng: Thái Nguyên có 2 cảng sông đang hoạt động: cảng Đa Phúc và cảng Núi Cốc.

Cảng Đa Phúc: Cảng nằm phía hạ lƣu sông Công cạnh quốc lộ 3, thuộc phía nam tỉnh Thái Nguyên giáp Thủ đô Hà Nội, thuận tiện trong việc xếp dỡ và trung chuyển hàng hóa.

Cảng Núi Cốc. thuộc khu vực trung tâm phía Bắc Hồ Núi Cốc, chủ yếu kinh doanh phục vụ du khách đến tham quan và nghỉ dƣỡng.

* Hệ thống đô thị

Mạng lƣới các điểm dân cƣ đô thị tỉnh Thái Nguyên đang trong quá trình phát triển. Hệ thống đô thị của Thái Nguyên hiện nay bao gồm: 01 thành phố (thành phố Thái Nguyên), 01 thị xã (thị xã Sông Công), 13 thị trấn (Đại Từ, Quân Chu – huyện Đại Từ; Chợ Chu – huyện Định Hóa; Chùa Hang, Trại Cau, Sông Cầu – huyện Đồng Hỷ; Ba Hàng, Bãi Bông, Bắc Sơn – huyện Phổ Yên; Hƣơng Sơn – huyện Phú Bình; Đu, Giang Tiên – huyện Phú Lƣơng; Đình Cả - huyện Võ Nhai). Trong đó thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I, thị xã Sông Công là đô thị loại III, 13 thị trấn là đô thị loại V. Dân số đô thị năm 2013 theo niên giám thống kê là 344.210 ngƣời chiếm 29.77% dân số toàn tỉnh.

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng tài nguyên nước sông, hồ trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)