Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng tài nguyên nước sông, hồ trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 132)

5. Bố cục của luận văn

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Tài nguyên nƣớc sông, hồ tại thành phố Thái Nguyên và các huyện trực thuộc tỉnh Thái Nguyên.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Các thông tin có sẵn và đã qua tổng hợp, xử lý đƣợc lấy từ các sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, các bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành, niên giám thống kê hàng năm, các trang website, các báo cáo sơ, tổng kết của Sở Tài nguyên và môi trƣờng tỉnh Thái Nguyên, phòng Tài nguyên và môi trƣờng các huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên, các cơ quan khác có liên quan đã công bố…

Thu thập thông tin tại Sở Tài Nguyên và Môi trƣờng tỉnh Thái Nguyên từ các thông tin về cơ chế chính sách, các văn bản pháp luật về quản lý tài nguyên nƣớc, công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật bảo vệ tài nguyên nƣớc, các công trình khai thác nƣớc mặt cho ngành công nghiệp, nông nghiệp, cấp nƣớc cho sinh hoạt, du lịch, các văn bản chính sách pháp luật về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ quản lý tài nguyên nƣớc, những công trình đã và chƣa cấp phép, lý do chƣa đƣợc cấp phép, hệ thống sông hồ trên địa bàn tỉnh, vấn đề về ô nhiễm môi trƣờng do nguồn nƣớc thải, công tác kiểm tra kiểm soát hàng năm, số công trình vi phạm, các báo cáo tổng kết hàng năm.

Thu thập thông tin tại Phòng Tài Nguyên và Môi trƣờng các huyện: đặc điểm sông hồ của huyện, cách thức quản lý tài nguyên nƣớc, nhu cầu sử dụng tài nguyên nƣớc mặt, số lƣợng các công trình khai thác nƣớc mặt dùng cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, chất lƣợng nƣớc mặt tại các sông trên địa bàn huyện, công tác tuyên truyền pháp luật tài nguyên nƣớc, công tác kiểm tra kiểm soát các công trình sử dụng nƣớc và xả thải gây ô nhiêm nguồn nƣớc,...

Thu thập số liệu tại Cục thống kê: Những thông tin về đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội: dân số, thu nhập bình quân đầu ngƣời, tình hình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, du lịch và dịch vụ của tỉnh trong những năm qua

Thu thập số liệu trên các website nhƣ: Các thông tƣ, nghị định của chính phủ, luật và những văn bản dƣới luật về tài nguyên nƣớc, các công trình khoa học nghiên cứu về tài nguyên nƣớc, các tài liệu về quản lý nhà nƣớc,...

Thu thập số liệu trên sách các tài liệu về quản lý nhà nƣớc, các phƣơng pháp và mô hình tính toán, sách về tài nguyên nƣớc, các bài báo về tình hình kinh tế - xã hội, về tài nguyên nƣớc của các địa phƣơng, của trong và ngoài nƣớc,...

Ƣu điểm: Chi phí, công sức và tài chính không cao, các số liệu đã đƣợc kiểm chứng và có độ tin cậy cao.

Nhƣợc điểm: Việc thu thập tài liệu có khó khăn, thời gian thu thập tài liệu kéo dài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Thông tin ban đầu có tính rời rạc, dữ liệu hỗn độn không theo một trật tự nào và có thể quá nhiều nếu nhìn vào chúng ta không thể phát hiện đƣợc điều gì để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ƣu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với thông tin là là số liệu đƣợc xử lý theo phƣơng pháp tập hợp, phân tổ, phân tích thống kê, tính số tuyệt đối, số tƣơng đối, đƣa vào bảng tính chỉ số chỉ tiêu phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài và đƣa ra các bảng biểu

Nhóm các số liệu về thực trạng quản lý nhà nƣớc về tài nguyên nƣớc của các huyện, thành phố trong tỉnh thành các bảng biểu phục vụ quá trình phân tích nhƣ: Tổng các công trình khai thác nƣớc mặt trong tỉnh, các công trình khai thác nƣớc mặt về nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và dịch vụ; số công trình đã đƣợc cấp phép, số lần kiểm tra kiểm soát hàng năm, số lần tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật tài nguyên nƣớc, cách thức tuyên truyền pháp luật tài nguyên nƣớc, ...

Nhóm các số liệu về đặc điểm kinh tế- xã hội, điều kiện tự nhiên tỉnh thái nguyên trên các sách, báo, đài TW và địa phƣơng, thống kê niên giám tỉnh Thái Nguyên năm 2013 nhƣ: Điều kiện tự nhiên của tỉnh, đặc điểm địa hình địa mạo, tiềm năng đất đai thổ nhƣỡng, đặc điểm về khi hậu, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng và các thảm động vật, thực vật; Hiện trạng kinh tế - xã hội về dân số, các ngành kinh tế, kết cấu hạ tầng,....

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

a. Phƣơng pháp thống kê trong quản lý nƣớc:

Là phƣơng pháp thu thập dữ liệu và thiết kế nghiên cứu định lƣợng, nhằm hỗ trợ tìm hiểu về một vấn đề, đối tƣợng, hiện tƣợng hay mối liên hệ giữa các hiện tƣợng, đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân...Từ đó đƣa ra những kết luận có căn cứ khoa học, những dự báo cho tƣơng lai dựa trên số liệu đã thu thập nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Trong luận văn, phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng để phân tích mô tả động thái các hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với việc khai thác, sử dụng tài nguyên nƣớc sông hồ, đồng thời đƣợc sử dụng trong việc quản lý tài nguyên nƣớc sông hồ trên địa bàn nghiên cứu.

Trong quản lý tài nguyên nƣớc sông hồ ngƣời ta sử dụng phƣơng pháp kiểm kê sử dụng nƣớc trong đó tính toán hoặc ƣớc tính các thành phần lƣợng nƣớc đến, thành phần lƣợng nƣớc đã sử dụng hoặc bị tiêu hao trong tự nhiên của phƣơng trình cân bằng nƣớc lƣu vực từ đó xác định tỷ lệ % lƣợng nƣớc đã khai thác sử dụng trên khu vực, cụ thể:

+ Phƣơng trình cân bằng nƣớc

Wcửa ra = Wđến - Wtổng tiêu hao (2.1) Trong đó

Wđến - Lƣợng nƣớc do mƣa trên khu vực + lƣợng nƣớc gia nhập từ lƣu vực ngoài Wcửa ra – Lƣu lƣợng dòng chảy nƣớc mặt tại cửa ra khu vực

Wtổng tiêu hao - Tổng lƣợng nƣớc tiêu hao trên khu vực

Tính tổng lƣợng nƣớc tiêu hao trên lƣu vực do con ngƣời và do quá trình tự nhiên

Wtổng tiêu hao = Wđến - Wcửa ra

Tổng lƣợng nƣớc tiêu hao trên lƣu vực bao gồm lƣợng nƣớc sử dụng của con ngƣời và nƣớc tiêu hao của các quá trình tự nhiên. Nƣớc tiêu hao do sử dụng của con ngƣời là nƣớc cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản... Nƣớc tiêu hao trong tự nhiên, chủ yếu là lƣợng nƣớc bốc thoát hơi của thảm phủ thực vật và lƣợng nƣớc thẩm thấu xuống tầng sâu.

+ Lƣợng nƣớc con ngƣời có thể khai thác sử dụng: Lƣợng nƣớc có thể khai thác sử dụng có thể coi là lƣợng nƣớc đến do mƣa và lƣợng nƣớc gia nhập từ lƣu vực ngoài trừ đi tổng tiêu hao trong tự nhiên.

Wcó thể khai thác sử dụng = W đến - W Tiêu hao trong tự nhiên (2.2 ) Tỷ lệ lƣợng nƣớc con ngƣời đã khai thác sử dụng Kd (%)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Kd (%) = Wdùng của con ngƣời /Wcó thể khai thác sử dụng * 100 (2.3 ) Các bƣớc tính toán nhƣ sau:

- Tính tổng lƣợng nƣớc đến, tổng lƣợng dòng chảy tại cửa ra

- Tính lƣợng nƣớc tiêu hao trong tự nhiên: bằng tổng lƣợng nƣớc tiêu hao trừ đi tổng lƣợng nƣớc sử dụng của con ngƣời.

- Tính tổng lƣợng nƣớc con ngƣời có thể khai thác sử dụng: theo (2.2) - Tính lƣợng nƣớc đã sử dụng của con ngƣời (lƣợng nƣớc sử dụng của các ngành)

- Tính tỷ lệ % lƣợng nƣớc đã sử dụng trên lƣu vực theo phƣơng trình (2.3).

b. Phƣơng pháp phân tích dự báo

Dự báo là một khoa học và nghệ thuật tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tƣơng lai, trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập đƣợc. Khi tiến hành dự báo cần căn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại để xác định xu hƣớng vận động của các hiện tƣợng trong tƣơng lai.

Trong luận văn phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để quản lý, dự báo tài nguyên nƣớc, phân tích đánh giá tài nguyên nƣớc sông hồ và công tác quản lý tài nguyên nƣớc sông hồ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên từ năm 2011-2013 sẽ dự báo khả năng đáp ứng nguồn tài nguyên nƣớc về chất lƣợng và số lƣợng với nhu cầu sử dụng trong thời gian tới.

c. Phƣơng pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc).

Điều kiện để so sánh là các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lƣờng, phƣơng pháp tính toán.

Phƣơng pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tƣơng đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tƣơng đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên khả năng đáp ứng nguồn tài nguyên nƣớc về chất lƣợng và số lƣợng với nhu cầu sử dụng trong thời gian từ năm 2011-2013.

Trong luận văn phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng để nghiê cứu động thái các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý nhà nƣớc đối với việc khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nƣớc sông hồ qua các năm trong thời gian nghiên cứu.

2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Các chỉ tiêu nghiên cứu về trữ lượng và tình hình khai thác sử dụng nước sông hồ

+ Tính tổng lƣợng nƣớc đến , tổng lƣợng dòng chảy tại cửa ra - Tổng lƣợng nƣớc đến khu vực là do mƣa trên khu vực

W đến = (W mƣa bình quân năm x F (km2)) + lƣợng nƣớc gia nhập từ lƣu vực ngoài

Trong đó: F(km2) là diện tích lƣu vực

+ Tổng lƣợng dòng chảy tại cửa ra (W cửa ra): Lƣợng nƣớc mặt tại cửa ra khu vực đƣợc đo trên các dòng sông, suối chảy ra khỏi khu vực nghiên cứu (Lƣợng nƣớc mƣa rơi trên bề mặt đã bốc hơi còn lại lƣợng nƣớc trên bề mặt sông tại cửa ra)

- Tính tổng lƣợng nƣớc tiêu hao trên lƣu vực: bao gồm lƣợng nƣớc sử dụng của con ngƣời và nƣớc tiêu hao của các quá trình tự nhiên. Nƣớc tiêu hao do sử dụng của con ngƣời là nƣớc cho sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản... Nƣớc tiêu hao trong tự nhiên, chủ yếu là lƣợng nƣớc bốc thoát hơi của thảm phủ thực vật và lƣợng nƣớc thẩm thấu xuống tầng sâu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Lƣợng nƣớc con ngƣời có thể khai thác sử dụng: Lƣợng nƣớc có thể khai thác sử dụng có thể coi là lƣợng nƣớc đến do mƣa và lƣợng nƣớc gia nhập từ lƣu vực ngoài trừ đi tiêu hao trong tự nhiên.

Wcó thể khai thác sử dụng = W đến - WTiêu hao trong tự nhiên

- Tính lƣợng nƣớc đã sử dụng của con ngƣời (lƣợng nƣớc sử dụng của các ngành)

W lƣợng nƣớc sử dụng của con ngƣời =W nƣớc dùng cho sinh hoạt, du lịch +W nƣớc dùng cho sx công nghiệp +W nƣớc sử dụng cho nông nghiệp,

- Tính lƣợng nƣớc tiêu hao trong tự nhiên: bằng tổng lƣợng nƣớc tiêu hao trừ đi tổng lƣợng nƣớc sử dụng của con ngƣời.

- Tính tỷ lệ % lƣợng nƣớc đã sử dụng trên lƣu vực theo phƣơng trình Kd (%) = Wdùng của con ngƣời / Wcó thể khai thác sử dụng * 100

2.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu công tác quản lý Nhà nước về khai thác và sử dụng tài nguyên nước sông hồ

* Tổ chức bộ máy và nhân sự: Số lƣợng và trình độ đội ngũ cán bộ quản lý của Sở Tài Nguyên và Môi trƣờng tỉnh Thái Nguyên, cán bộ quản lý tại các huyện trực thuộc tỉnh

* Số lƣợng các văn bản pháp luật, chính sách TW và địa phƣơng đƣợc rà soát, bổ sung sửa đổi hàng năm

+ Số lƣợng các văn bản pháp luật và hành chính hiện hành (cả TW và địa phƣơng)

+ Số lƣợng các văn bản pháp luật ( Luật, văn bản dƣới luật nhƣ Nghị định, thông tƣ), văn bản chính sách quy định của địa phƣơng... đƣợc rà soát, bổ sung, sửa đổi hàng năm

* Hoạt động nghiệp vụ và kết quả quản lý nhà nƣớc về khai thác sử dụng: + Số lƣợng và tỷ lệ % công trình khai thác nƣớc mặt tập trung đƣợc kiểm soát về chất lƣợng, lƣu lƣợng nƣớc khai thác sử dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Số lƣợng công trình khai thác nƣớc mặt tập trung đƣợc kiểm soát về chất lƣợng, lƣu lƣợng nƣớc khai thác sử dụng.

- Tỷ lệ % công trình khai thác nƣớc mặt tập trung đƣợc kiểm soát về chất lƣợng, lƣu lƣợng nƣớc khai thác sử dụng/ Tổng số lƣợng công trình khai thác nƣớc mặt.

+ Số lƣợng và tỷ lệ % công trình khai thác nƣớc đƣợc cấp phép hoạt động. - Số lƣợng công trình khai thác nƣớc đƣợc cấp phép hoạt động

- Tỷ lệ % công trình khai thác nƣớc đƣợc cấp phép hoạt động

+ Số lƣợng và tỷ lệ % công trình khai thác, sử dụng nƣớc có báo cáo định kỳ trên tổng số công trình đƣợc cấp phép khai thác, sử dụng đang quản lý.

- Số lƣợng công trình khai thác, sử dụng nƣớc có báo cáo định kỳ

- Tỷ lệ % công trình khai thác, sử dụng nƣớc có báo cáo định kỳ trên tổng số công trình đƣợc cấp phép khai thác, sử dụng đang quản lý.

* Hoạt động tuyên truyền giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của ngƣời dân trong việc khai thác và bảo vệ tài nguyên nƣớc: Số buổi đƣợc phổ biến chính sách đến ngƣời dân, hình thức tuyên truyên

+ Số buổi tuyên truyền pháp luật tài nguyên nƣớc + Hình thức tuyên truyền pháp luật tài nguyên nƣớc

* Bảo vệ tài nguyên nƣớc: Số lƣợng sông ngòi đƣợc quản lý về số lƣợng và chất lƣợng,

+ Tổng số lƣợng sông ngòi trên địa bàn tỉnh

+ Tổng số lƣợng sông đƣợc báo cáo về chất lƣợng

+ Tỷ lệ % số lƣợng sông đƣợc báo cáo về chất lƣợng / Tổng số lƣợng sông ngòi trên địa bàn tỉnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC

VỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƢỚC SÔNG HỒ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và tài nguyên nƣớc tỉnh Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Đặc điểm địa hình, địa mạo

Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 35 hệ tầng, phức hệ địa chất với nhiều loại đá khác nhau. Các hệ tầng này phần lớn có dạng tuyến và phân bố theo nhiều hƣớng khác nhau. Phần lớn các hệ tầng nằm ở phía Bắc của tỉnh có hƣớng thiên về Đông Bắc – Tây Nam, trong khi các hệ tầng ở phía Nam của tỉnh lại thiên về Tây Bắc – Đông Nam. Các hệ tầng có chứa đá vôi (các hệ tầng Đồng Đăng, Bắc Sơn) tập trung chủ yếu ở vùng Đông Bắc của tỉnh, không thành khối liên tục mà xen kẽ với các tầng khác nhau nhƣ Sông Hiến, Lạng Sơn, Bắc Bun…

Vùng Tây Bắc của tỉnh (huyện Định Hóa) có hệ tầng Phố Ngữ, chiếm tỷ lệ diện tích lớn với các loại đá phổ biến là phiến sét, sét, sét silic, cát bột kết…

Một phần của tài liệu tăng cường quản lý nhà nước về khai thác và sử dụng tài nguyên nước sông, hồ trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)